Saturday, January 10, 2015

THIẾU MÁU TÁN HUYẾT: PHÂN LOẠI - CHẨN ĐOÁN - ĐIỀU TRỊ

Trần Thị Mộng Hiệp

Trưởng khoa Thận Máu Nội Tiết BV Nhi Đồng 2, Phó chủ nhiệm Bộ Môn Nhi Trường Đại Học Phạm Ngọc Thạch, Giáo sư các Trường Đại Học Y Khoa Pháp


Mục tiêu:
1/ Phân loại Thiếu máu tán huyết
2/ Triệu chứng lâm sàng và sinh học của 2 nhóm bệnh lý di truyền và mắc phải
3/ Nguyên tắc điều trị của từng loại bệnh.

Định nghĩa :
- Là loại thiếu máu do hồng cầu bị phá vỡ, và đời sống hồng cầu bị rút ngắn dưới 120 ngày. Hồng cầu bị phá vỡ do:
  • Bất thường tại hồng cầu.
  • Do tác nhân bên ngoài hồng cầu.
- Phần lớn huyết tán xảy ra trong hệ thống võng nội mô của lách, gan và tủy xương.

- Phân biệt 2 dạng :
  • Thiếu máu huyết tán di truyền.
  • Thiếu máu huyết tán mắc phải.
- Ở trẻ em nguyên nhân thiếu máu huyết tán phần lớn do di truyền và do :
  • Bất thường màng hồng cầu.
  • Bất thường của huyết sắc tố.
  • Do thiếu men.
- Thiếu máu huyết tán mắc phải thường xuất hiện trong một bối cảnh đặc biệt : hội chứng huyết tán và tăng urê, thiếu máu huyết tán tự miễn rất hiếm ở trẻ con.
- Trong đa số các trường hợp, thiếu máu có thể nặng hay nhẹ, đẳng bào, có kèm với sự đáp ứng của tủy (tăng tái tạo hồng cầu) và có tăng Bilirubine.

Dấu hiệu lâm sàng:
- Thiếu máu, nặng hay nhẹ tùy lứa tuổi và tùy sự xuất hiện nhanh hay chậm.
- Vàng da nhẹ, vàng mắt, kèm tiểu ra Urobiline, đôi khi tiểu huyết sắc tố trong dạng tối cấp.
- Lách to (dấu hiệu này không cố định).
- Đôi khi có gan to đi kèm.
- Xương bị đau nhức, biến dạng nhất là xương sọ, xương mặt, xương chi.
Dấu hiệu gợi ý tính chất di truyền:
- Nguồn gốc dân tộc, sắc tộc.
- Tiền căn gia đình: thiếu máu, vàng da, lách to.
- Tiền căn sơ sinh: vàng da do huyết tán, truyền máu.



Triệu chứng sinh học:
- Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng và các tiền căn (gia đình), và các xét nghiệm giúp chẩn đoán chỉ có thể chính xác nếu được thực hiện xa đợt truyền máu (tối thiểu 3 tháng sau khi truyền máu).
- Chẩn đoán dựa vào các xét nghiệm:
·    Công thức máu và tỷ lệ hồng cầu mạng: thiếu máu đẳng bào, có tăng tái tạo hồng cầu (hồng cầu mạng trên 150.000/mm3).
·    Bất thường hồng cầu trên lam máu :
o   Hồng cầu với hình dạng không đều (poikilocytose) trong bệnh Thalassémie.
o   Hồng cầu hình bia (bệnh huyết sắc tố C).
o   Hồng cầu hình liềm (bệnh huyết sắc tố S).
o   Hồng cầu hình cầu (Minkowski Chauffard).
·    Tăng Bilirubine tự do trong máu và giảm Haptoglobine huyết thanh.
·    Cần làm thêm: nhóm máu và test de Coombs.
- 3 xét nghiệm sau đây giúp chẩn đoán bệnh lý di truyền của hồng cầu :
·    Điện di huyết sắc tố.
·    Đo lường men hồng cầu: G6PD, Pyruvate Kinase.
·    Đo sức bền thẩm thấu (résistance osmotique): giảm trong trường hợp bất thường màng hồng cầu.

 

 

PHÂN LOAI

I. Thiếu máu huyết tán di truyền:
1. Do bất thường màng hồng cầu:
- Bệnh hồng cầu hình cầu (Minkowski Chauffard).
- Elliptocytose.
- Ovalocytose.
- Acanthocytose.
2. Do bất thường huyết sắc tố:
  a) Bệnh của huyết sắc tố: à cấu trúc Hb bị tổn thương.
- Hồng cầu hình liềm: HbS
- Huyết sắc tố C, D, E.
- Huyết sắc tố không bền
  b) Bệnh Thalassémie:à số lượng chuổi bêta hoặc alpha bị tổn thương.
- b Thalassémie
- aThalassémie.
3. Do thiếu men:
- Thiếu G6PD
- Thiếu Pyruvate Kinase
II. Thiếu máu huyết tán mắc phải:
- Do miễn dịch
- Không do miễn dịch.


I. THIẾU MÁU HUYẾT TÁN DI TRUYỀN:
A. Do bất thường của màng hồng cầu:
1. Bệnh Hồng cầu hình cầu(Minkowski - Chauffard) :
- Bệnh có tính chất gia đình và di truyền theo kiểu trội. Có ở cả hai phái. Dân tộc da trắng mắc bệnh nhiều hơn dân có sắc da đen.
- Bệnh do bất thường của chất spectrine của màng làm cho ion Na từ ngoài vào trong hồng cầu một cách dễ dàng , tăng Na nội bào và tăng sử dụng ATP gây phá hủy hồng cầu.
1.1. Triệu chứng lâm sàng:
-      Tuổi phát hiện rất thay đổi: lúc mới sanh, bệnh thường đi kèm với vàng da sơ sinh rất nặng, bệnh có thể xuất hiện vài tháng sau khi sanh với triệu chứng thiếu máu do tán huyết; khi trẻ lớn lên và ở tuổi trưởng thành bệnh được phát hiện qua xét nghiệm tổng quát.
-      Hai triệu chứng quan trọng nhất là vàng da và lách to. Đi kèm là các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, biếng ăn và bội nhiễm thường xuyên.
1.2. Triệu chứng sinh học :
-      Thiếu máu đẳng bào dạng nhẹ hoặc nặng trong đợt tán huyết hồng cầu hình cầu.
-      Tăng hồng cầu mạng
-      Tủy đồ có tình trạng tăng nguyên hồng cầu.
-      Tăng biliburine trong máu.
-      Sắc huyết thanh bình thường.
-      Sức bền thẩm thấu giảm (résistance osmotique giảm).
1.3. Dạng lâm sàng:
-      Dạng nặng: thiếu máu trầm trọng với nhiều đợt giảm lượng hồng cầu (crises de déglobulisation) cần truyền máu nhiều lần.
-      Dạng nhe: thường được phát hiện ở tuổi trưởng thành với thiếu máu nhẹ.
-      Dạng sơ sinh: vàng da sớm, rất nặng, có khi cần thay máu, chẩn đoán lúc mới sanh rất khó.
-      Những đợt giảm lượng hồng cầu, thường xảy ra và đôi khi cần truyền máu khẩn, những đợt nầy xảy ra sau huyết tán, hoặc do suy tủy cấp thoáng qua sau một tình trạng nhiễm trùng tai mũi họng.
-      Biến chứng xa: sạn mật, loét chân, rối loạn tăng trưởng.
1.4. Điều trị:
-      Cắt lách là phương pháp điều trị duy nhất.
-      Chỉ định hầu như tuyệt đối, dù thiếu máu nhẹ và thường chỉ định sau 6 tuổi. Cần cho bệnh nhân chủng ngừa: phế cầu, não mô cầu và haemophilus đầy đủ. Sau cắt lách, điều trị dự phòng bằng Pénicilline, và sau khi cắt lách, bệnh nhân khá hơn nhưng các bất thường về gen và sự biến dạng của hồng cầu vẫn tồn tại.

2. Các dạng thiếu máu huyết tán khác do bất thường của màng hồng cầu :
-      Elliptocytose
-      Ovalocytose
-      Di truyền theo kiểu trội. Thường không có triệu chứng hoặc chỉ có tán huyết nhẹ.
-      Acanthocytose
Trên hồng cầu có nhiều điểm lồi lõm. Bệnh có thể di truyền với tình trạng không có bétalipoprotéine trong máu (abêtalipoprotéinémie) và bệnh cũng có thể dưới dạng mắc phải (suy gan nặng và thiếu vitamine E).

B. Do bất thường của huyết sắc tố :
Gồm có bệnh của huyết cầu tố, Thalassémie.
1. Bệnh của huyết cầu tố :
 Do bất thường trong cấu trúc của các chuỗi globine của huyết sắc tố.
1.1. Bệnh hồng cầu hình liềm (Drepanocytose):
-      Huyết sắc tố bệnh lý được gọi là HbS (sickle : hình liềm). Bất thường do acid glutamic bị thay thế bởi Valine trên chuỗi b.
-      Bệnh thường thấy ở dân màu da đen.
-      Khi thiếu oxy, có sự hình thành các hồng cầu hình liềm và từ đó gây nên tắc mạch và hoại tử.
-      Bệnh có 2 dạng : đồng hợp tử và dị hợp tử.
·    Dạng đồng hợp tử :
-      Các triệu chứng lâm sàng xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba của đời sống.
-      Các triệu chứng của thiếu máu huyết tán được ghi nhận như : xanh xao, vàng da nhẹ, lách to có thể đi kèm với gan to và chậm phát triển thể chất. Các triệu chứng khác là hậu quả của sự hình thành những cục máu đông nhỏ : dấu hiệu thần kinh (liệt nửa người, co giật, tổn thương các giây thần kinh), viêm phổi, tiểu máu, bệnh của ống thận, tổn thương xương...
-      Với bệnh cảnh trên còn có những đợt tắc mạch ở bụng và chi, gây đau đớn và xuất hiện những đợt giảm lượng hồng cầu (crises de déglobulisation).
-      Triệu chứng X quang rất thay đổi : hình răng lược ở vòm xương sọ, hình ảnh mất chất vôi, phản ứng màng xương, hoại tử, hình khuyết...
-      Triệu chứng huyết học : thiếu máu đẳng sắt có sự hiện diện của hồng cầu hình liềm.
Chẩn đoán dựa vào việc tìm được Hemoglobine S.
Không thấy sự hiện diện của  HbA1.
o  Tiên lượng thường xấu, nhưng một số trẻ có thể sống đến tuổi trưởng thành.
o  Điều trị triệu chứng - Có chỉ định truyền máu khi Hb < 8 g%, hoặc có những cơn đau.
o  Điều trị nhiễm trùng đi kèm. Ngày nay chẩn đoán trước sanh giúp phát hiện được sớm bệnh.
·    Dạng dị hợp tử :
-      Ít có triệu chứng lâm sàng.
-      Thiếu máu không thường xuyên.
-      Chẩn đoán dựa vào điện di Hb với lượng HbS < HbA1
-      Dạng dị hợp tử không cần điều trị.
1.2. Bất thường của huyết sắc tố C, D, và E :
Thiếu máu huyết tán nhẹ. Chẩn đoán dựa vào điện di Hb. Tiên lượng tốt.
1.3.Bất thường do huyết sắc tố không bền (Hb instable) :
Huyết sắc tố không bền kết tủa dưới dạng thể Heinz làm hư màng hồng cầu. Triệu chứng bao gồm triệu chứng của thiếu máu huyết tán : xanh xao, vàng da, lách to.

2. Bệnh Thalassémie:
Người ta phân biệt các dạng của Thalassémie dựa vào chuỗi bị ức chế :


Sơ sinh
> 6 tháng – người lớn
HbA           = a 2  b2
< 20%
97  - 99 %
HbA2         = a 2  d2
< 1%
1,5 - 3,5 %
HbF            = a 2  g 2
80 %
0,5 – 2 %
Hb Bart’s   = g 4
HbH           = b4




2.1)  b Thalassémie :
Gène kiểm soát sự tạo dây b bị hư hại nên thành lập dây b bị ngăn trở.
Di truyền trung gian giữa tính trội và tính lặn. Thường thấy ở dân vùng Địa Trung Hải, Vùng Đông Nam Á.

Ø     Các thể bệnh :
        a/ Người lành mang bệnh:
        Thường là cha mẹ của bệnh nhân bị b Thalassemia trait, có hồng cầu nhỏ, HbA2 bình thường.
        b/ b Thalassemia trait:
-      Bệnh thường dưới dạng tiềm ẩn, với triệu chứng xanh xao, lách to vừa.
-      Hồng cầu tăng, Hb giảm, thiếu máu nhược sắc, hồng cầu nhỏ hình bia.
-      Chẩn đoán dựa vào điện di Hb: HbA2tăng 4 đến 8% (bình thường <3,5%).
-      Diển tiến thường tốt: không có điều trị đặc hiệu.

HbA2
HbF
b Thalassemia trait + HbA2 ä
3,5 – 8 %
1 – 5 %
db Thalassemia
< 3%
5 – 15%
b Thalassemia trait + HbA2 ä + HbF ä
3,5 – 8 %
5 – 20%
b Thalassemia trait + HbA2 bình thường
< 3%

       
        c/ b Thalassemia nặng:
·    Thể đồng hợp tử (Bệnh Cooley) :
-    Trẻ bắt đầu có triệu chứng thiếu máu, gan lách to thường sau 6 tháng tuổi.
-    Sau nhiều đợt huyết tán cấp ngoài triệu chứng thiếu máu gan lách to, trẻ còn có vẻ mặt đặc biệt do tình trạng tăng sản xuất dòng hồng cầu: sống mũi dẹt, trán tròn, hai mắt xa nhau, trán rộng, hàm trên hơi hô, chậm phát triển thể chất, trí tuệ.
-    Bệnh xuất hiện ngay từ tháng đầu của đời sống, liên quan đến tình trạng tán huyết nặng.
-    Triệu chứng X quang: xương sọ dầy, có hình bàn chi, có tình trạng loãng xương với vỏ xương mỏng dần.
-    Triệu chứng sinh học :
o  Thiếu máu nhược sắc, hồng cầu nhỏ.
o  Hồng cầu mạng tăng vừa. Tủy rất giàu tế bào máu.
o  Tăng biliburine máu, với sắt huyết thanh bình thường hoặc tăng.
o  Điện di huyết sắc tố giúp chẩn đoán: có sự hiện diện của HbF 20-80% và HbA2.
-    Điều trị :
o  Truyền máu: hồng cầu lắng từng đợt để giử huyết cầu tố >  10g%
o  Cắt lách khi lượng máu truyền > 200 - 250 ml/kg/năm, hoặc có dấu hiệu cường lách và có chỉ định trên 5 tuổi, vì nguy cơ nhiễm trùng nặng do Pneumocoque, Méningocoque, Haemoplilus. Ở trẻ nhỏ cần chủng ngừa bằng kháng sinh (Pénicilline) sau cắt lách. Chỉ định cắt lách khi có dấu hiệu cường lách . Sau cắt lách, tiểu cầu, bạch cầu có thể tăng, cần dùng Aspirine liều thấp để ngừa tắc mạch.
o  Giảm lượng sắt huyết thanh bằng Desferroxamine là phức hợp có ái lực cao với sắt, tiêm bắp, tiêm dưới da, tĩnh mạch, liều 30 - 40mg/kg/ngày x 5-6 ngày.
-    Điều trị hỗ trợ:
o  Acid ascorbic : làm chậm tốc độ chuyển ferritin thành hémosidérine. Tuy nhiên, các ascorbic có thể làm tăng nguy cơ peroxidation của sắt đối với lipid của màng tế bào. Liều 3mg/kg lúc mới bắt đầu thải sắt.
o  Vit E làm bền màng tế bào, giảm nguy cơ oxid hóa màng hồng cầu.
o  Acid folic: do tăng hoạt động của tuỷ xương nên cần nhiều chất liệu tạo hồng cầu.
-    Các biện pháp mới : ghép tuỷ, ghép gen.
-    Chẩn đoán trước sanh giúp phát hiện sớm bệnh.
-    Tiên lượng xấu : thường trẻ không sống đến tuổi dậy thì.
·    Thể trung gian :
Triệu chứng lâm sàng bao gồm những triệu chứng của bệnh Cooley dạng nhẹ : lách to vừa, nét mặt đặc biệt của bệnh Thalassémie thường không rõ ràng. Thiếu máu nhẹ. Lượng HbF không quá 30%.
Bệnh có thể sống đến tuổi trưởng thành.
2.2)  a Thalassemie : thường thấy ở dân sống ở vùng Viển Đông.
Gène kiểm soát sự tạo dây a bị hư hại nên sự thành lập dây a bị ngăn trở.
Các thể bệnh :
        a/ Người lành mang bệnh:
Không có triệu chứng lâm sàng, hồng cầu bình thường, MCV hơi  nhỏ, khó chẩn đoán.
        b/ Hb constant spring và a Thalassemie:
Trẻ Hb CS nếu đồng hợp tử có triệu chứng lâm sàng tương tự Hb H tuy nhiên mức độ thiếu máu nhẹ hơn.
        c/  aThalassemie trait :
Phát hiện lúc mới sanh vì có hồng cầu nhỏ nhược sắc, Hb Bart's # 1%, về sau tăng lên 4 -6%. Khi bệnh nhân lớn lên, có triệu chứng thiếu máu nhẹ,  hồng cầu nhỏ nhược sắc, HbA2 và HbF thấp.
        d/ HbH :
Lúc mới sanh, bệnh nhân có thiếu máu , hồng cầu nhược sắc, Hb Bart's cao.
Thể dị hợp tử đôi khi không có triệu chứng lâm sàng, nếu có thì nhẹ, trẻ có thể sống đến tuổi trưởng thành.
Điện di Hb cho kết quả HbH : 10-30% trong Hémoglobinose H (b 4).
        e/ Phù nhau thai :
Chỉ có Huyết sắc tố Bart's (4). Thường chết trong giai đoạn bào thai, hoặc lúc sanh, đủ tháng, thiếu máu nặng, suy tim và phù toàn thân. Nếu biết sản phụ có nguy cơ sanh con thalassemia sẽ cho chấm dứt thai kỳ sớm, và truyền máu qua tử cung.
2.3. Các dạng khác:
Thường rất hiếm: b g, Hb Lepore hoặc dạng phối hợp bệnh của huyết sắc tố với Thalassemie.
C. Do thiếu men:
1. Thiếu men G6PD:
Bệnh thường gặp di truyền theo tính liệt có liên quan đến giới tính.
1.1. Các yếu tố gây huyết tán:
-    Thuốc (xem bảng).
-    Thức ăn: một số đậu, rau dền.
-    Nhiễm siêu vi, tiểu đường.
1.2. Triệu chứng lâm sàng:
Bình thường bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng, chỉ bị huyết tán sau khi uống thuốc hoặc ăn thức ăn kể trên.
Cơn xảy ra đột ngột với sốt, nhức đầu, đau bụng và đau thắt lưng, vàng da, lách to, tiểu huyết sắc tố màu xá xị, gần đen. Cơn thường xảy ra trong một thời gian ngắn.
Sau 1-2 ngày, nước tiểu nhạt dần, nhưng trẻ rất mệt, thiếu máu nặng và có thể có biến chứng suy thận cấp, dể đưa đến tử vong nếu không được truyền máu kịp thời.
1.3. Chẩn đoán:
Có những đợt giảm hồng cầu trầm trọng. Lượng hồng cầu mạng tăng. Giữa 2 đợt số lượng hồng cầu bình thường.
Chẩn đoán dựa vào đo lường G6PD.
1.4. Phòng bệnh:
Giữa các đợt trẻ vẩn bình thường. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn danh sách các thuốc nguy hiểm không nên dùng, và cần tránh một số thức ăn như trên.
1.5. Tùy theo vùng, bệnh có biểu hiện lâm sàng khác nhau :
Châu Phi, Châu Á : thể huyết tán cấp thứ phát, sau khi uống thuốc, kèm tiểu huyết sắc tố.
Châu Âu, vùng Địa Trung Hải: thể máu huyết tán mạng tiên phát hoặc vàng da do tăng bilirubine gián tiếp ở trẻ sơ sinh.
2. Các loại thiếu các men khác:
Thiếu Pyruvate-Kinase. Bệnh hiếm gặp. Chỉ đo lường hoạt động của men Pyruvate-Kinase khi các nguyên nhân khác được loại trừ.



II. Thiếu máu huyết tán mắc phải.
A. Thiếu máu huyết tán miễn dịch:
1. Truyền nhầm nhóm máu: hiếm gặp, hoặc ở bệnh nhi đã được truyền máu nhiều lần.
2. Do bất đồng nhóm máu mẹ con: có sự hiện diện của allo-anticorps.
3. Do kháng thể miễn dịch - dị ứng:
-      Thuốc uống vào được xem như là kháng nguyên. Các nguyên nhân nầy cũng hiếm gặp ở trẻ em.
-      Test de Coombs có thể dương tính thoáng qua.
-      Các thuốc được ghi nhận là: kháng sinh dòng Penicilline, PAS, Sulfamid, antihistamin, Chlorpromazin, Quinin.
4. Thiếu máu huyết tán do nguyên nhân miễn dịch:
4.1. Lâm sàng :
-      Thiếu máu cấp xuất hiện đột ngột : xanh xao, mệt mỏi, sốt, vàng da, đôi khi có lách to và tiểu huyết sắc tố. Bệnh cảnh có thể đi kèm với các triệu chứng nhiễm trùng.
4.2. Triệu chứng sinh học :
-      Thiếu máu huyết tán
-      Test de Coombs trực tiếp dương tính.
4.3. Nguyên nhân :
-      Nhiễm trùng tai mũi họng.
-      Nhiễm trùng phổi do Mycoplasme.
-      Nhiễm siêu vi
-      Không rõ nguyên nhân.
4.4. Điều trị :
-      Truyền máu
-      Corticoid : 2 - 3 mg/Kg.
-      Thay máu : Immunoglobulin truyền tĩnh mạch.
4.5. Diễn tiến :
-      Cấp tính, thoáng qua, lành bệnh sau 2 - 3 tháng.
-      Mãn tính : test de Coombs vẫn dương tính, và huyết tán vẫn tồn tại. Có thể có chỉ định cắt lách.
B. Thiếu máu huyết tán không do miễn dịch :
1. Thiếu máu huyết tán và ký sinh trùng :
-      Ở trẻ sơ sinh : tất cả các nguyên nhân nhiễm trùng nặng do vi khuẩn, siêu vi và ký sinh trùng đều có thể gây ra huyết tán.
-      Ở trẻ em lớn : nguyên nhân thường là nhiễm trùng huyết hoặc sốt rét.
2. Thiếu máu huyết tán do ngộ độc :
-      Tétrachorure de Carbone, nấm, nộc độc rắn.
3. Hội chứng huyết tán và tăng urée (S. H. U : Syndrome Hémolytique et Urémique ; HUS : Haemolytic Uraemic Syndrome) :
-      Xuất hiện vài ngày sau một đợt tiêu chảy cấp có kèm với sốt, có các triệu chứng thiếu máu tán huyết và suy thận.
-      Điều trị chủ yếu dựa vào điều trị triệu chứng : truyền máu, lợi tiểu hoặc thẩm phân phúc mạc.
-      Diển tiến tùy thuộc sự hồi phục của chức năng thận.
-      Nguy cơ đưa đến tình trạng suy thận mãn.
4. Thiếu máu huyết tán do prothèse ở tim.
5. Bệnh Marchiafava - Micheli :
Tiểu Hémoglobine từng cơn và về đêm. Bệnh rất hiếm. Chẩn đoán dựa vào nghiệm pháp Ham và Dacie cho thấy có tình trạng tăng huyết tán trong môi trường acid do bổ thể bị kích hoạt.
Tài liệu tham khảo
1//  LEBLANC T, SCHAISON G : Anémie hémolytique. Précis de Pédiatrie, Payot Lausanne Editions 1996: 654-671.
2/LEFEVRE J. Anémie hémolytique autoimmune. Hématologie. Internat-Mémoire 2004:36-43
3/  ZITTOUN R, SAMAMA M.M, MARIE J.P: Physiologie du globule rouge. Anémies hémolytiques.Manuel d’hématologie Doin Editeurs Paris 1998 : 66-89
4/ BERNARD G. F: Thalassemia syndromes. Hematology-Basic Principles and Practice. Churchill Livingstone 3rd Edition 2000: 485-509




Danh Sách Thuốc và Thức Ăn cần Tránh ở Bệnh Nhân Thiếu G6PD

I - Thuốc :
Thuốc chống sốt rét :
Primaquine
Pamaquine
Pentaquine
Quinine
Mépacrine
Thuốc giảm sốt, giảm đau
Acide acétyl salicylique
Phénazone
Amidophénazone (Amidopyrine)
Phénacétine
Acetanilide
Phénicarbazide
Tất cả các Sulfamides, sulfones :
Acide Para-amino Salicylique (PAS) Phénylhydrazine
Acétylphénylhydrazine
Bleu de Méthylène
Dẩn xuất của Naphtalène
Acide Ascorbique
Probénécide
Trinitrotoluène
Chloramphénicol
Vitamine K hydrosoluble
Isoniazide
Néo arsphéramine (Collunovar)
Tất cả các loại Nitrofurane :
Furadoine
Furoxane
II. Thực Phẩm :
Các Thực Phẩm nguồn gốc thực vật :
Một số loại đậu
Đậu xanh
Măng, artichaut, ...



Wednesday, January 7, 2015

NT-proBNP ỨNG DỤNG TRONG LÂM SÀNG

Trong những năm gần đây, giá trị lâm sàng của xét nghiệm NT-proBNP (N-terminal pro B-type natriuretic peptide) trong chẩn đoán suy tim xung huyết đã vượt quá sự mong đợi, khi nó còn có ý nghĩa rộng lớn hơn về chẩn đoán, theo dõi điều trị, tiên lượng và sàng lọc khá nhiều tình trạng suy tim và hội chứng khác ngoài tim trong y học hiện đại. 
1.  Sinh học của NT-proBNP
NT-proBNP là peptid gồm 76 gốc acid amin. Tiền thân của NT-proBNP là pre-pro-peptid gồm 134 gốc acid amin. Pre-pro-peptid tách ra thành proBNP 




2. Chỉ định
Xét nghiệm NT-proBNP huyết tương có thể được chỉ định để:1.  Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt suy tim:
-    Xác định hoặc loại trừ suy tim ở các bệnh nhân khó thở cấp.
-    Chẩn đoán xác định hoặc loại trừ suy tim ở bệnh nhân có nguy cơ suy tim (đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành), bệnh nhân suy tim đã được chẩn đoán, chẩn đoán phân biệt suy tim với các bệnh lý khác (ví dụ: bệnh phổi).
-  Chẩn đoán suy tim trong trường hợp khám lâm sàng hoặc siêu âm khó thực hiện (như bệnh nhân béo phì, quá già hoặc trẻ em).
-  Chẩn đoán suy tim ở bệnh nhi và sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh.
- Chẩn đoán phân biệt tăng NT-proBNP ở các bệnh lý không phải suy tim: bệnh cơ tim (bệnh cơ tim phì đại, cơ tim thâm nhiễm, viêm cơ tim), bệnh van tim (hẹp và hở van động mạch chủ, hẹp và hở van hai lá), rối loạn nhịp nhĩ, thiếu máu, bệnh nặng (sốc nhiễm khuẩn, sốc do bỏng, hội chứng suy hô hấp ở người lớn), đột quỵ do nhồi máu não, các hội chứng tâm phế (khó thở khi ngủ, tăng áp phổi, tim bẩm sinh).
2.  Theo dõi diễn biến và hiệu quả điều trị suy tim:
-  Theo dõi lâu dài bệnh nhân suy tim mạn.
-   Đánh giá nguy cơ suy tim tái phát, độc tính của thuốc sử dụng hoặc hiệu quả điều trị.
3.  Tiên lượng suy tim:
-   Tiên lượng suy tim ở bệnh nhân khó thở hoặc bệnh nhân suy tim đã được chẩn đoán.
-    Tiên lượng suy tim ở bệnh nhi và sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh.
4.  Sàng lọc (tầm soát) suy tim:
-  Sàng lọc trong dân số chung [2], đặc biệt chú ý nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tim cao như người già trên 60 tuổi, bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, …
-  Sàng lọc nguy cơ suy tim ở các bệnh nhân trước và sau phẫu thuật các cơ quan khác.
-   Sàng lọc để phát hiện sớm nguy cơ suy tim ở các đối tượng có nguy cơ bị bệnh tim mạch (béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, suy thận).
3. Giá trị bình thường và thay đổi trong suy timGiá trị bình thường của  huyết tương thay đổi theo mức độ suy tim:3.1. Điểm cắt (cut-off) tối ưu của NT-proBNP để loại trừ suy tim mạn là (Bảng 1):

                    Bảng 1: Điểm cắt  của NT-proBNP huyết tương (pg/mL) để loại trừ suy tim mạn

Phân loại
Điểm cắt tối ưu
Độ nhạy (%)
Độ đặc hiệu (%)
Giá trị chẩn đoán (+) tính (%)
Giá trị chẩn đoán (-) tính (%)
Điểm cắt loại trừ suy tim mạn
< 125 pg/mL
88
92
80,6
96,7


3.2. Điểm cắt
 tối ưu của NT-proBNP để loại trừ suy tim cấp ở bệnh nhân khó thở là (Bảng 2):


                Bảng 2: Điểm cắt  tối ưu  NT-proBNP để loại trừ suy tim cấp ở bệnh nhân khó thở [7]

Phân loại
Điểm cắt tối ưu
Độ nhạy (%)
Độ đặc hiệu (%)
Giá trị chẩn đoán (+) tính (%)
Giá trị chẩn đoán (-) tính (%)
Điểm cắt loại trừ suy tim cấp
< 300 pg/mL
99
60
77
98

3.3. Điểm cắt tối ưu NT-proBNP để chẩn đoán suy tim cấp ở bệnh nhân khó thở theo tuổi là (Bảng 3):

             Bảng 3: Điểm cắt tối ưu NT-proBNP để chẩn đoán suy tim cấp ở bệnh nhân khó thở theo tuổi [7]   

Phân loại
Điểm cắt tối ưu
Độ nhạy (%)
Độ đặc hiệu (%)
Giá trị chẩn đoán (+) tính (%)
Giá trị chẩn đoán (-) tính (%)
< 50 tuổi
   > 450 pg/mL
97
93
76
99
50-75 tuổi
> 900 pg/mL
90
82
83
88
> 75 tuổi
> 1800pg/mL
85
73
92
55

5.    
Ý nghĩa lâm sàng
Nồng độ NT-proBNP huyết tương có thể tăng trong các bệnh lý và hội chứng sau:
1.  Khó thở cấp/ Suy tim cấp: các điểm cắt tối ưu của NT-proBNP để xác định suy tim cấp đối với các lứa tuổi < 50, 50-75 và > 75 là 450, 900 và 1800 pg/mL. Điểm cắt không phụ thuộc tuổi NT-proBNP < 300 pg/mL có giá trị chẩn đoán âm tính để loại trừ suy tim cấp là 98% [7]. Ở các bệnh nhân suy tim cấp, nồng độ NT-proBNP cao >5180 pg/mL có giá trị tiên lượng về tử vong trong 76 ngày là 95% [7].
2.  Suy tim mạn: ở bệnh nhân suy tim mạn, việc đo NT-proBNP lặp lại mỗi lần khám bệnh là cần thiết, nguy cơ tiên lượng nặng khi nồng độ NT-proBNP > 1000 pg/mL [1].
3.  Thiếu máu cục bộ cơ tim ổn định và không ổn định: ở bệnh nhân thiếu máu cục bộ cơ tim không ổn định nên đo NT-proBNP lặp lại 24-72 giờ, nồng độ NT-proBNP tăng kéo dài > 250 pg/mL dự báo một tiên lượng xấu, nên đo NT-proBNP lặp lại hàng tuần hoặc hàng tháng tùy tình trạng cụ thể.
4.  Bệnh nhi và sơ sinh: có thể sử dụng điểm cắt theo lứa tuổi như đối với người < 50 tuổi với nồng độ NT-proBNP > 450 pg/mL để xác định suy tim và < 300 pg/mL để loại trừ suy tim ở trẻ em [6].
5.  Bệnh thận: sự tăng nồng độ NT-proBNP huyết tương ở bệnh thận mạn tính không chỉ phản ánh sự giảm đào thải peptid này mà còn khẳng định sự hiện diện bệnh tim ở những bệnh nhân này.
6.  Suy tim ở bệnh nhân béo phì: ở bệnh nhân béo phì, nồng độ NT-proBNP huyết tương giảm do tăng thoái hóa và giảm tổng hợp NT-proBNP ở tế bào cơ tim [5]. Vì vậy, để xác định suy tim ở bệnh nhân thừa cân hoặc béo phì, có thể sử dụng các điểm cắt NT-proBNP đối với bệnh nhân thừa cân là 491 pg/mL và đối với bệnh nhân béo phì là 343 pg/mL. 7.  Các bệnh lý ngoài suy tim: NT-proBNP có thể tăng trong bệnh cơ tim, bệnh van tim, rối loạn nhịp nhĩ, thiếu máu, bệnh nặng (sốc nhiễm trùng, sốc do các nguyên nhân khác), đột quỵ do nhồi máu não, các hội chứng tâm phế, bệnh nhân đái tháo đường và tăng huyết áp. Nguyên nhân chung tăng NT-proBNP của các bệnh này có thể do mô cơ tim bị thiếu máu hoặc thiếu oxy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.  Cohn JN, Tognoni G (2001). A randomized trial of the angiotensin-receptor bloker valsartan in chronic heart failure. N Engl J Med345: 1667-1675.
2.  Groenning BA, Raymond I, Hildebrandt PR, Nilsson JC, Baumann M, Pedersen F (2004). Diagnostic and prognostic evaluation of left ventricular systolic heart failure by plasma N-terminal pro-brain natriuretic peptide concentrations in a large sample of the general population. Heart90 (3): 297-303.
3.  Januzzi James L , Sakhuja Rahul (2004). NT-proBNP A new test for Diagnosis, Prognosis and Management of Congestive Heart Failure. US Cardiology: 1-5.
4.  Lainchbury JG, Campbell E, Frampton CM, Yandle TG, Nicholls MG, Richards AM (2003). Brain natriuretic peptide and n-terminal brain natriuretic peptide in the diagnosis of heart failure in patients with acute shortness of breathJ Am Coll Cardiol42(4): 728-735.
5.  McCord J,  Mundy BJ, Hudson MP et al (2004). Relationship between obesity and B-type natriuretic peptide levels. Arch Intern Med164: 2247-2252.
6.  Nir A, Nasser N (2005). Clinical value of NT-proBNP and BNP in pediatric cardiology. J Card Fail11(5): S76-80.
7.  Januzzi JL, van Kimmenade R, Lainchbury J, etal (2006). NT-proBNP testing for diagnosis and short-term prognosis in acute destabilized heart failure: an international pooled analysis of 1256 patients. The International Collaborative of NT-proBNP Study.Eur Heart J27(3): 330-337.

Monday, January 5, 2015

CASE LÂM SÀNG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT - PGS. TS. NGUYỄN THY KHUÊ

Quan điểm điều trị đái tháo đường hiện nay là cá thể hóa. Vì vậy việc đưa ra tình huống lâm sàng cụ thể và điều trị dựa vào các guideline là cần thiết. Xin được giới thiệu 3 trường hợp đái tháo đường được điều trị với mục tiêu đường huyết ngoạn mục của PGS. TS. Nguyễn Thy Khuê - Chủ tịch hội Nội Tiết và Đái Tháo Đường Việt Nam.


Link tải
http://www.oni.vn/jphb4

Sunday, January 4, 2015

ATLAS NETTER NỘI KHOA - HÌNH ẢNH CHẤT LƯỢNG

Atlas Netter không chỉ nổi tiếng trong hình ảnh giải phẫu, các hình ảnh về nội khoa của Netter rất sinh động và có chứa đựng một lượng kiến thức phong phú. Đây là một quyển atlas về nội khoa rất cần thiết cho những sinh viên y khoa đang đi lâm sàng nội khoa.


Hướng dẫn: sau khi tải 9 file dưới đây dùng phần mềm này https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1coUFNENm9EODBTeGc/view?usp=sharing để nối 9 file lại.

Tải sách ở đây
https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1coVUk1a3ZfSFdfZGM/view?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1coWUxPMl9kYTgxdzg/view?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1cobWo4WDNtVDZCOXc/view?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1coZUgyQzVuUjcyeWs/view?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1coNUxmcm5sUHczM2M/view?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1cocHBENGRTbmFya00/view?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1coV09LNHlBY2Y3aFU/view?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1codE1DR2hPcmdyd3c/view?usp=sharing

https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1coTFYxMUdoVFhSUkk/view?usp=sharing

NHẬN DẠNG CÁCH TRÌNH BÀY THUỐC

Tác giả : BS. HUỲNH BÁ LONG

Một loại dược phẩm có thể được sản xuất thành nhiều dạng chế phẩm khác nhau, và dạng chế phẩm thường sẽ quyết định cách đưa thuốc vào cơ thể (chẳng hạn uống, tiêm chích, thoa ngoài da, hít qua mũi - họng...). Chất liệu, phương thức sản xuất thuốc cũng ảnh hưởng đến hiệu quả và tốc độ bắt đầu tác dụng của thuốc. Ngoài ra, việc sử dụng thêm các chất nền, chất chuyên chở, chất phụ gia... còn nhằm để kết dính các chất; Ổn định hoạt tính; Quy định tốc độ tan rã; Tăng thêm vị ngon; Tạo hình dáng, màu sắc bắt mắt... Hiện nay, có thể liệt kê một số dạng chế phẩm phổ biến dùng cho đường uống và tiêm chích như sau:
DẠNG (VIÊN) NANG (CAPSULE): Là một dạng bao bì nhỏ, thường được làm từ chất gelatin - một loại protein được trích tinh từ collagen của da, xương... động vật - sẽ hòa tan trong dạ dày. Nó dùng chứa một liều thuốc có vị khó chịu ở dạng bột, dịch hay dầu và để nuốt nguyên viên. Ngày nay, phổ biến là viên nang với vỏ Gelatin cứng, chứa thuốc ở dạng bột. Ðối với thuốc ở dạng dịch hay bán dịch thì được chứa trong viên nang với vỏ Gelatin mềm. 
* Dạng (viên) nang cứng (gelatin capsule): như Doxycillin, Minocin, Vitamin A, Telfast, Ampicillin, Gengraf...
* Dạng (viên) nang mềm (soft capsule): Dạng này có thể dùng để nuốt nguyên viên, cắn - ngậm hay nhỏ giọt ở dưới lưỡi. Chế phẩm thường gặp như: Adalate 10mg, Roaccutane, Tadenan, Tamik, Meteospasmyl, Pharmaton, Depakene, Lanoxincaps...
* Dạng (viên) nang phóng thích chậm (sustained-release (sr) capsule): Là những chế phẩm có một chất chuyên chở hay một công thức đặc biệt để cho phép giải phóng từ từ và liên tục một loại thuốc, nhằm duy trì một nồng độ thuốc ổn định trong dòng máu. Dạng thường gặp là các viên thuốc dạng nang, bên trong chứa nhiều vi hạt có độ tan rã, thời gian phân hủy khác nhau..., giúp kéo dài thời gian hoạt động hiệu quả của thuốc hoặc chỉ nhằm để thuốc (chứa men tiêu hóa) tan trong ruột. 
- Viên nang phóng thích chậm: như Lenitral, Nitro Mark retard, Iso Mark retard, Erythromycin capsule...
- Viên nang tan trong ruột (Enteric Coated Microspheres Capsule): Cotazym-S, Zymase, Pancrease...
DẠNG SỦI BỌT (EFFERVESCENCE): Ðược dùng bằng cách hòa tan viên thuốc trong nước (hay dung dịch khác) rồi uống. Chế phẩm thường gặp: Upsa C, Efferalgan, Berocca, Zantac 150 EFFERdose, Solupred...
DẠNG KEO (GEL): Là một dạng hỗn dịch đặc biệt, trong đó các thuốc bị Hydrate hóa trong môi trường nước. Thuốc có thể ở dạng keo: đặc hay lỏng, trong suốt hay hơi đục... Thường được dùng để giảm viêm, kháng acid (dạ dày), chống khô da, làm chất chuyên chở cho các loại thuốc khác. Thường dùng qua nhiều đường như uống, thoa ngoài da hay niêm mạc, bơm thụt vào hậu môn, âm đạo. Chế phẩm dùng qua đường uống: Phosphalugel, Pepsane, Sucrate...
DẠNG NGẬM (LOZENGE = TROCHE = PASTILLE): Là thuốc có dạng viên hình bầu dục hay tròn và dẹt... Nó sẽ hòa tan và phóng thích thuốc dần dần khi được ngậm trong miệng. Chất nền luôn luôn là một hỗn hợp của đường và chất gôm (Gum) hay Gelatin. Dạng "Lozenge" thường được sản xuất bằng kỹ thuật nén (viên), trong khi đó dạng "Pastille" thì dùng phương pháp nấu chảy và đổ khuôn (kẹo ngậm). Thuốc thường dùng trong các trường hợp viêm hầu - họng, viêm răng - lợi...
* Dạng Lozenge: Bradosol, Eucamint, Lobacin, Lysopaine...
* Dạng Pastille: Tyrothricine, Strepsils, Star Cough Drops...
DẠNG BỘT / DẠNG HẠT NHỎ (CỐM) (POWDER/ GRANULES): Là thuốc ở dạng bột mịn hay hạt nhỏ. Thường được sử dụng ở các dạng: Uống - tiêm chích - thoa/ rắc ở ngoài da.
* Thuốc bột dùng để pha uống: Thường được đóng trong gói nhỏ (một liều uống); Chai, lọ nhựa/ thủy tinh... (nhiều liều uống); Lon thiếc lớn (sữa bột). Nó sẽ được hòa tan với nước lọc và dùng để uống. Chế phẩm thường gặp: Smecta, Antibio, Zantac 150 EFFERdose Granules... Clamoxyl 250g/5ml, Unasyn 250mg/5ml... 
* Thuốc bột dùng để tiêm chích: Ðược đựng trong các lọ thủy tinh nhỏ, tương ứng với 1 liều dùng. Nó sẽ được hòa tan với nước cất hay dung môi tương ứng để thành dung dịch dùng tiêm chích (Bắp thịt - Tĩnh mạch - Truyền tĩnh mạch...). 
DẠNG DỊCH LỎNG (SOLUTION = FLUID = LIQUID): Là một hỗn hợp gồm một hay nhiều thuốc dạng đặc hòa tan trong một dung dịch chuyên chở lỏng. Phân tử của các chất hòa tan thuần nhất với nhau nhưng không thay đổi tính chất hóa học của mỗi loại. "Liquid", "Solution" hay "Fluid" là tên gọi chung của các thuốc ở dạng dịch lỏng, như Solution, Lotion, Emulsion... Thường được sử dụng ở các dạng uống, tiêm chích, nhỏ mắt/mũi/tai, thoa ngoài da.
* Oral solution = dung dịch uống: Chế phẩm thường gặp như Tanakan soln, Arginine Veyron, Tot’hema, Heptamyl soln, Neopeptine, Mylanta liquid...
* Injectable solution = dung dịch để tiêm chích: 
Tiêm bắp hay tĩnh mạch: Gentamycin, Cerebrolysin, Depersolon...
Truyền tĩnh mạch: Glucose 5%, 30%, Moriamin S-2, Pantogen...
Tiêm dưới da: Insulin solution (còn được gọi là Insuline "trong")...
DẠNG HỖN DỊCH / DẠNG DỊCH TREO (SUSPENSION): Vì nhiều loại thuốc không thể hòa tan được trong những dung môi phù hợp với việc dùng thuốc, nên những thuốc này phải được dùng dưới dạng đặc hay dạng hỗn dịch (Dịch treo). Hỗn dịch có cấu tạo hóa học bền vững hơn dạng dung dịch, luôn luôn gồm một hay nhiều thuốc ở dưới dạng các hạt đặc, nhỏ nằm lơ lửng trong dung dịch nền. Các dịch treo thường được dùng để uống, tiêm dưới da, tiêm bắp, nhỏ tai / mắt, nhưng không bao giờ được dùng để tiêm vào động mạch hay tĩnh mạch. Chế phẩm thường gặp: 
* Uống: Klacid, Ceclor susp., Cipro susp., Omnicef susp., Motilium susp., Tylenol susp., Rocgel...
* Tiêm dưới da: Insuline Delivery System (NovoPen, Novolin Prefilled,...) (còn được gọi là Insuline "đục").
* Tiêm bắp: Engerix B, Havrix1440, Tetavax...
DẠNG SI-RÔ (SYRUP): Là dung dịch ngọt (Ðường tự nhiên hay nhân tạo) và có mùi thơm. Thường dùng cho trẻ em hoặc để che lấp những loại thuốc có vị khó chịu. 
* Dạng đóng chai: Theralene, Rhinopront, Actifed syrup, Biocalyptol, Atussine, Viscéralgine syrup...
* Dạng gói: Duphalac...
DẠNG (VIÊN) NÉN (TABLET / COMPRIMÉS): Là các thuốc dạng bột nhưng được trộn lẫn với nhau và thêm vào chất kết dính, phụ gia..., rồi cuối cùng nén với một áp lực thích hợp (để viên thuốc không cứng hay mềm quá qui định) thành từng viên nhỏ cùng với chất bao phủ bên ngoài (bột talc, gelatin, đường.). Thuốc viên nén có thể chứa nhiều chất khác (ngoài thuốc chính) để bảo đảm độ tan rã, phân hủy thuốc và làm thành mọi dạng, mọi kích thước, trọng lượng, màu sắc khác nhau theo yêu cầu. Lớp phủ ngoài của viên thuốc rất quan trọng và có nhiều kiểu khác nhau nhằm bảo vệ các thành phần thuốc khỏi bị hư hại; Che dấu vị khó chịu (quá đắng, quá chua...); Khống chế việc giải phóng thuốc từ viên thuốc hay để tạo một viên thuốc hấp dẫn hơn. Thuốc viên nén là dạng thuốc uống phổ biến nhất vì có nhiều ưu điểm như: tính ổn định cao, ít nguy cơ tương tác hóa chất giữa các thuốc khác nhau (trong một viên thuốc), kích thước nhỏ hơn, liều lượng chính xác, dễ sản xuất. Ða số các viên nén được dùng để nuốt nguyên viên, nhưng một số có thể hòa tan trong miệng, ngậm dưới lưỡi, nhai hay sủi bọt tan trong nước (hoặc trong các dung dịch khác) trước khi nuốt, đôi khi có thể dùng để đặt trong một khoang của cơ thể...
* Viên nén nhai được (chewable tablet): Thường là các thuốc để điều trị bệnh đường tiêu hóa, thuốc sổ lãi hay thuốc chống sâu răng, chống ung thư, chống co giật... Chế phẩm thường gặp: EryPed... Malox, Peptobismol, Pepcid, Lactaid... Zentel, Fugacar... Cavident, Fluor-a-day... Videx, Lamictal...
Viên nén có bọc và tan trong ruột (enteric-coated tablet): Là thuốc viên nén được bọc thêm một lớp đặc biệt (cellulose acetate phthalate) bên ngoài để ngăn chặn sự tan rã của viên thuốc trong dạ dày và để thuốc chỉ hòa tan khi xuống được môi trường kiềm (baz) của ruột. Cơ chế này rất có ích nếu thuốc có thể gây kích thích dạ dày hoặc độ acid của dịch vị ngăn cản sự hấp thu của thuốc. Chế phẩm thường gặp: Neopyrazone, Ultrase, Azulfidine EN...
* Viên nén bọc đường / viên nén có lớp bao phủ (film-coated tablet / sugar-coated tablet): Ðối với viên nén bọc đường thì các lớp bao phủ bên ngoài gồm có: đường, tinh bột... để bảo vệ viên thuốc và tạo vị ngọt, nhưng điều này sẽ làm thuốc khó bảo quản lâu dài. Vì vậy, đã xuất hiện viên nén có lớp bao phủ (film) chỉ có một lớp bao phủ rất mỏng, trong suốt và luôn luôn là Cellulose. Ðôi lúc, lớp film này còn giúp viên thuốc phóng thích kéo dài (Ví dụ: Isoptin SR).
- Bọc đường: Neuro-40, Myonal, Arcalion...
- Lớp bao phủ (film): Mucitux, Praxilene, Ponstan, Norbactin, Cepodem, Biaxin, Erythrocin, Trental...
* Viên nén có nhiều lớp (layered tablet): Có cấu tạo gồm nhiều loại thuốc khác nhau, nằm ở các lớp tách biệt hẳn. Sự sắp xếp có thể là: Chỉ gồm 2 lớp thuốc và ở 2 mặt của viên thuốc (Ví dụ: Alaxan, Robaxisal); Hay như những vòng tròn đồng tâm, từ lớp thuốc trong ra đến lớp thuốc ngoài. Bằng cách này, ta có thể đưa nhiều loại thuốc khác nhau vào chung một viên nén mà không sợ chúng tương kỵ lẫn nhau.
* Viên nén ngậm dưới lưỡi (sublingual tablet): Thuốc sẽ được phóng thích ngay lập tức nhờ vào nước bọt và hấp thu nhanh qua hệ tĩnh mạch dưới lưỡi vào máu. Nồng độ đỉnh của thuốc trong máu đạt được trong 3-7 phút. Thuốc đạt tác dụng điều trị ngay lập tức. Thường dùng trong bệnh tim - mạch vành. Chế phẩm thường gặp: Risordan 5, Nitrostat...
* Viên nén phóng thích chậm (sustained-release (sr) / slow release (sr) / retard tablet): Là những viên thuốc nén có một chất chuyên chở hay một công thức đặc biệt để cho phép giải phóng từ từ và liên tục một loại thuốc, nhằm duy trì nồng độ thuốc ổn định trong dòng máu. Cơ chế hoạt động có thể như sau: Viên thuốc nén có nhiều lớp thuốc với độ tan rã, phân hủy khác nhau và tan dần theo thứ tự từ lớp ngoài vô lớp trung tâm; Lớp vỏ ngoài có cấu tạo đặc biệt làm cho thuốc chỉ phóng thích ra ngoài qua một hay vài lỗ rất nhỏ (giúp kéo dài thời gian tồn tại của thuốc); Cấu tạo gồm nhiều vi hạt có độ tan rã, thời gian phân hủy khác nhau... Vì vậy, những dạng thuốc này không được cắt, bẻ, nghiền nát hay nhai khi sử dụng vì sẽ làm thay đổi sự phóng thích của thuốc. Chế phẩm thường gặp: Adalate 30, Trivastal 50, Tegretol CR 0.2g, Ceclor CD, Natrilix SR, Biaxin XL, Sinemet CR, Theo-Dur, Voltaren-XR...