Showing posts with label KINH NGHIỆM HỌC Y. Show all posts
Showing posts with label KINH NGHIỆM HỌC Y. Show all posts

Saturday, February 13, 2016

CHIA SẺ CỦA KINH NGHIỆM HỌC Y CỦA MỘT BÁC SỸ

Cách học của trường Y, tâm sự từ một bác sĩ đa khoa đã ra trường. Bài viết này dành cho sinh viên Y đa khoa nói riêng và y khoa nói chung tất cả các năm, hy vọng giúp ích phần nào cho các thế hệ sau
Bài viết này không phải từ một sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, chỉ đơn giản là từ kinh nghiệm bản thân, một người đã bỏ phí khá nhiều thời gian trong quá trình học Y, trước khi nhận ra rằng, đam mê của mình với cái nghề này lớn đến thế nào. Qua hơn chục năm gắn bó với đại học Y Hà Nội, mình có vài nhận xét như sau
Thuận lợi
- SV Y ngày nay có điều kiện tiến gần với thế giới hơn, nhờ lợi thế về ngoại ngữ, về giao tiếp, kết nối của mạng Internet. Đó là thuận lợi không gì có thể thay thế được đối với một sinh viên Y.
Khó khăn
- SV càng ngày càng đông, giảng đường, cơ sở thực tập không thay đổi
- Trường Y càng ngày càng có xu hướng thương mại hóa nhiều, sự quan tâm đến SV giảm đi nhiều. Bạn có thể thấy ngày càng rõ khi đi lâm sàng, các buổi giảng lâm sàng.
- Chất lượng giảng viên không đồng đều. (xin nói giảm, nói tránh)
Vậy để học Y đạt kết quả cao nhất, cần phát huy thuận lợi và dùng thuận lợi để hạn chế khó khăn. Bài viết này xin không đề cập đến khía cạnh rèn luyện đạo đức, mình không thích là người đi giảng giải đạo đức. Học Y, muốn làm được những điều dưới đây, điều đầu tiên cần là một niềm đam mê. Không có đam mê, bạn không thể làm tốt bất kì việc gì, chứ đừng nói riêng gì ngành Y. Muốn làm được như mình hướng dẫn dưới đây không thể ngồi ăn sẵn mà phải tự thân vận động, tìm tòi, đào sâu vấn đề.
Vậy, bản thân người viết bài này điểm tổng kết qua các năm như thế nào
Năm 1: 6,7, Năm 2: 7,04, Năm 3: 7,4, Năm 4: 7,6, Năm 5: 8,6 (học bổng Mitsubishi), Năm 6: 8,0
Có vẻ tiến dần đều nhỉ



Tôi đã bỏ lỡ vài năm đầu vì ngủ quên trong chiến thắng của việc “đỗ đại học” và ăn chắc chỗ làm khi ra trường (COCC).
Nguyên tắc đầu tiên khi học Y
- Tự thân vận động, đừng phụ thuộc vào các thầy, các thầy chỉ là người hướng dẫn khi có điều mình chưa hiểu khi tự tìm tòi.
- Đừng học vì điểm.
- Học vì cái mình cần biết sau này, học để hiểu, học để vận dụng tư duy, vận dụng để chẩn đoán và điều trị sau này.
- Chuẩn bị mọi thứ cần thiết để tốt nghiệp.
Đích đến cuối cùng
- Thi nội trú và đỗ nội trú (70% sinh viên Y). Trượt thì học định hướng và xin việc ở các bệnh viện, thậm chí tự góp vốn lập viện tư.
- Đi học tiếp sau đại học ở nước ngoài (Thụy ĐIển, USA, Nhật). Một số ít có khả năng và điều kiện sẽ thi nội trú Mỹ (Thi USMLE)
- Nghiên cứu khoa học (bỏ lâm sàng)
- Làm trái ngành nghề, gọi là trái thôi, cũng khá liên quan: bảo hiểm, trình dược, buôn bán thiết bị y tế.
Học như thế nào
Năm 1 và năm 2
- Chuẩn bị cho mình một vốn tiếng Anh thật chắc, tôi nhắc lại là tiếng Anh. Sao cho hết năm 3,4 đạt IELTS 7.0 hoặc Toefl ibt tương đương. Tôi không khuyến khích tiếng Pháp dù nhiều chương trình hợp tác với Pháp vì tiếng Anh là đủ để các bạn giao tiếp, đọc, học các tài liệu Y khoa chuyên ngành, các bài báo cập nhật. 
- Học thật tốt, hiểu thật sâu Giải Phẫu, Sinh Lý. Tôi vẫn nhắc lại là Giải Phẫu và Sinh Lý, nó là nền móng cho mọi bộ môn lâm sàng sau này. Học và hiểu. Khó khăn nhất là giải phẫu 2 năm mới được 2 cái xác, số đen học năm sau học sinh viên “phá” 1 chút là tanh bành rất khó xem. Một cách khắc phục là học bằng bộ Acland Anatomy, 1 bộ 7 DVD cực kì chi tiết của BS Acland. Cái khó: phải có tiếng Anh, xem lại điều 1. Atlas: Netter không phải bàn.
- Các môn nào đáng lưu ý nữa: Vi Sinh, Hóa Sinh, Mô Phôi, Miễn Dịch
- Các môn khác: đừng để trượt.
- Cuối năm 2 có thể xin tham gia 1 đề tài nào đó của các bộ môn cơ sở để làm quen với khái niệm về “nghiên cứu khoa học”.
Tài liệu ngoại văn khuyến cáo nên có: Medical Terminology (thuật ngữ Y học, rất quan trọng bởi bạn giỏi tiếng Anh không có nghĩa là bạn đọc, học và dịch được tài liệu Y khoa); 1 quyển từ điển Y khoa Anh Việt, Gray Anatomy for Student hoặc Clinically Oriented Anatomy(1 trong 2); Costanzo’s Physiology. Không khuyến cáo đọc Guyton hoặc Gray bố.
Năm 3
Năm này khá đặc biệt, có tính chất bản lề, bạn bắt đầu được học tiền lâm sàng và đi lâm sàng vào học kì 2. Có 3 môn cần nắm vững trong năm 3: Giải phẫu bệnh, sinh lý bệnh và Dược Lý, rất quan trọng sau này. Nếu nắm được giải phẫu, sinh lý, sinh lý bệnh thì dược lý không khó như bạn tưởng.
Học thật tốt tiền lâm sàng, cách khám bệnh. Đọc Bate’s guide là tốt nhất để hỗ trợ
Đi lâm sàng Y3 cần nhất là học cách khám đúng, phát hiện triệu chứng đúng, đặc biệt là các đêm trực, và đừng tỏ ra khó chịu khi bị sai đi lấy xét nghiệm bởi bạn sẽ nhận lại được nhiều thứ không ngờ đâu, dù sao cũng là phục vụ bệnh nhân, phục vụ bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Năm 3 cần khám phát hiện triệu chứng đúng và bắt đầu gắn triệu chứng vào bệnh, bắt đầu học tư duy chẩn đoán từ triệu chứng vào bệnh. Năm nay khám càng nhiều càng tốt, hỏi càng nhiều càng tốt trên nguyên tắc : tự thân vận động là chính, các BS không phải lúc nào cũng đúng nhưng chắc chắn nhiều kinh nghiệm hơn mình, và tiếp tục đứng trên cơ sở của giải phẫu và sinh lý.
Tài liệu ngoại văn khuyến cáo: Bate’s Guide, Katzung Pharmacology, Robbin Contran Pathology, Guyton Physiology, giờ mới là lúc đọc đến Guyton.
Năm 4, năm 5
Cơ bản thì 3 năm 3,4,5 học được lâm sàng nhiều nhất. Năm 4 bắt đầu học về bệnh học, từ triệu chứng, chẩn đoán sơ bộ phải chỉ định được xét nghiệm, đọc được xét nghiệm và biết về điều trị. Cách học tốt nhất là bám chặt vào 1 vài bệnh nhân trong khoa, theo sát được diễn biến bệnh, xem điều trị của bệnh nhân, đọc tài liệu và so sánh. Chú ý rằng vẫn trên nguyên tắc tự thân vận động. Có thể mọi thứ thực tế không diễn ra đúng như trong sách vở, so sánh, đối chiếu và đặt ra câu hỏi tại sao. Không xem, chép chẩn đoán trong bệnh án vì không phải bao giờ BS cũng đúng.
Đi lâm sàng tôi có riêng một khái niệm về “nhạy cảm lâm sàng” và cái này không thể dạy được.
Học về Nhi là 1 thế giới khác, mọi khái niệm phải xây dựng lại từ đầu
Đi các chuyên khoa lẻ cũng để các bạn có thêm cái nhìn tổng quát, giúp định hướng chuyên khoa sau này
Tài liệu khuyến cáo: Harrison’s (dù bạn làm chuyên khoa nào cũng nên đọc), Washington manual medical therapeutics, Schwartz’s Surgery, Nelson’s Pediatrics hoặc Harriet Lane Handbook, ngắn gọn cho Nhi
Kỹ năng nên luyện có, dù làm bất kì CK nào: đọc điện tim, XQ tim phổi, một số thủ thuật chọc dịch màng phổi, ổ bụng, khâu tiểu phẫu. 
Cuối năm 4, nếu đủ bản lĩnh tiếng Anh, hãy đăng kí để đi Úc 1 tháng (học bổng Hocmai) và nên tham gia 1 đề tài nghiên cứu khoa học cùng các thầy cô bên bộ môn YTCC, học kĩ năng và những khái niệm về nghiên cứu. Đầu năm thứ 5 nếu có ý định thi nội trú, hãy bắt đầu xin tài liệu và tự chuẩn bị tài liệu dần, xin đề tài tốt nghiệp dần
Năm 6
Không học được nhiều như bạn tưởng, tua lại 1 vòng Nội Ngoại Sản Nhi, củng cố kiến thức, làm khóa luận, học trâu bò nếu có ý định thi nội trú.
Củng cố ngoại ngữ và tìm các học bổng sau đại học ở nước ngoài.
Trên đây chỉ là vài tips trong quá trình học, chắc chắn còn thiếu sót nhưng tôi cho làm được thế bạn đã quá thành công trong 6 năm học Y rồi. Chúc các bạn học tốt, mơ nhiều, yêu say đắm.
HMU Confessions

Monday, August 3, 2015

HỌC Y RA LÀM NGHỀ GÌ NGOÀI CHỮA BỆNH?

Vụ này gặp hoài, mình cũng thuộc nhóm không thích học Y khi mới vào, thậm chí môn sinh hầu như không học gì từ cấp 2. Cho tới bây giờ ra trường gần 20 năm, cái môn Sinh học cũng không biết được mấy chữ.
Cái lợi thế lớn nhất của bạn học Y là sẽ có Ba bạn hướng dẫn, không ai dẫn mình đi dễ hơn cha mình. Các bạn thấy tại sao GS Ngô đạt giải Field? tại vì có Bố là GS đấy, không có người cha hướng dẫn GS Ngô đi Pháp thì không có giải ấy đâu.
Bạn thích học xã hội? trong Y cũng ra làm xã hội học được vậy? ra trường Y rồi học thêm ngành xã hội hay làm phóng viên về Y khoa, bảo đảm ở VN không có nhà báo nào hơn bạn. Học ngành Y không thể tự đào tạo được. 3 năm rồi mà bạn bỏ học thì kể như bạn tự nhiên chết sớm đi 3 năm vậy.
Bạn không muốn làm BS lâm sàng thì có thể chọn nhiều hướng đi sau khi tốt nghiệp như làm IT software cho ngành Y, làm quản lý kinh tế ngành Y, làm luật trong ngành Y, làm giáo dục Y tế, học Vật lý để tạo máy móc cho ngành Y, và cũng có thể hoàn toàn làm nghiên cứu khoa học. Trong khi các bạn học các ngành này mà muốn làm liên quan tới Y rất khó vì không có học Y.
Bạn thấy Ba bạn khệnh khạng? không phải BS ai cũng khệnh khạng với ngành khác hay người nghèo cả? Ngay cả tui chưa bao giời gọi ông xe ôm là thằng cả. Vậy chứ bạn học phổ thông chung với tui gọi Cô trong trường Y mà tui giới thiệu hắn tới khám là "con" ấy chứ. Vì vậy ngành nào cũng có người khệnh khạng look down ngành khác cả.
Vài dòng cho bạn thấy là con đường đi của bạn rất may mắn hơn hàng triệu người ở VN nên cố gắng mà đi, vì bản thân bạn chứ không phải Ba bạn.

Nguồn: Facebook Thầy Nguyen Tien Huy

Sunday, May 31, 2015

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO Y KHOA VIỆT NAM

Trường Y chịu sự quản lý của 2 bộ là Bộ Giáo dục và Đào tạo, và Bộ Y tế cho nên chuyện bằng cấp cũng có những đặc thù.
1. Về phía bằng cấp do Bộ Y tế quản lý, sinh viên học 6 năm tốt nghiệp ra trường được gọi là Bác sĩ, nếu học thêm khoảng 1 năm một chuyên khoa nào đó thì được gọi là Bác sĩ chuyên khoa định hướng (CKĐH) và có thể bắt đầu hành nghề. Bác sĩ CKĐH có thể tiếp tục học thêm 2 năm nữa, thi tốt nghiệp thành Bác sĩ chuyên khoa cấp I (BSCK I). Bác sĩ CKI đi làm một thời gian có thể đi học tiếp 2 năm nữa, có trình luận văn để thành Bác sĩ chuyên khoa cấp II (BSCK II). Như vậy, CKĐH, BSCK I và BSCK II là hệ đào tạo thiên về "thực hành".


2. Về phía bằng cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, Bác sĩ sau khi ra trường đi làm đủ 2 năm kinh nghiệm có thể thi kỳ thi Cao học, trình luận văn để thành Thạc sĩ Y học. Thạc sĩ đi làm rồi, có thể thi tiếp kỳ thi tuyển Nghiên cứu sinh, học 3 năm (có thể hơn), trình luận án để tốt nghiệp thành Tiến sĩ Y học. Như vậy, Thạc sĩ và Tiến sĩ là hệ đào tạo thiên hướng về "nghiên cứu".
3. Ngoài ra, ngành Y còn một hệ đào tạo đặc thù là đào tạo Bác sĩ Nội trú bệnh viện. Bác sĩ mới ra trường phải trải qua một kỳ thi tuyển Nội trú, nếu đỗ sẽ tiếp tục học tiếp 3 năm liên tục trong môi trường bệnh viện, ra trường được gọi là Bác sĩ nội trú (chuyên ngành). Bác sĩ Nội trú có thể thi tiếp để học lên BSCK II hoặc học lên Tiến sĩ.
- Về mặt quy đổi một cách tương đối thì BS nội trú tương đương Thạc sĩ và tương đương BSCK I, còn BSCK II tương đương Tiến sĩ.
4. Tuy nhiên, các bác sĩ, dù đạt học vị gì đi nữa, muốn được hành nghề thì phải làm hồ sơ để xin Bộ Y tế cấp một giấy phép hành nghề gọi là Chứng chỉ hành nghề. Bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên ngành nào thì chỉ được hành nghề trong phạm vi của chuyên ngành đó.
5. Các bác sĩ đi làm khi đủ thâm niên có thể xin thi các kỳ thi do Bộ Nội vụ tổ chức là thi nâng ngạch lên Bác sĩ chính và Bác sĩ cao cấp (Nếu giảng viên thì là Giảng viên chính và Giảng viên cao cấp). Tuy nhiên hiện nay Bộ Nội vụ đã tạm thời dừng không tiếp tục tổ chức các kỳ thi này.
6. Các bác sĩ khi làm việc, khi đủ thâm niên và cống hiến có thể làm hồ sơ xin phong danh hiệu Thầy thuốc ưu tú và Thầy thuốc nhân dân (Nếu Giảng viên thì là Nhà giáo ưu tú và Nhà giáo nhân dân).
7. Các Tiến sĩ nếu cống hiến nhiều cho công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học có thể làm hồ sơ xin phong học hàm Phó giáo sư và sau đó là Giáo sư.
8. Các Phó giáo sư và Giáo sư thường sau khi nghỉ hưu, có thể được nâng lên ngạch Chuyên gia cao cấp.
9. Và nếu các bạn lao động tốt còn được phong các danh hiệu như: Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua (Cấp cơ sở, cấp Bộ, cấp Toàn quốc) và Anh hùng Lao động.
- Ngoài ra còn các hình thức khen thưởng như: Giấy khen của Giám đốc bệnh viện, Bằng khen của Bộ trưởng và Thủ tướng, Huân chương lao động Nhất, Nhì, Ba...
10. Như vậy, từ Bác sĩ đến Tiến sĩ được gọi là HỌC VỊ.
Phó giáo sư và Giáo sư được gọi là HỌC HÀM.
Thầy thuốc ưu tú và Thầy thuốc nhân dân được gọi là DANH HIỆU.
Bác sĩ chính, Bác sĩ cao cấp và Chuyên gia cao cấp được gọi là NGẠCH.
- VÍ DỤ: Nếu bạn nào thấy giới thiệu là GS. TS. BS. TTND. AHLĐ Nguyễn Văn A. thì có nghĩa là ông A. đã tốt nghiệp (học vị) Bác sĩ, sau đó đạt học vị Tiến sĩ, được phong học hàm Giáo sư, đạt danh hiệu Thầy thuốc nhân dân và đã được phong danh hiệu thi đua là Anh hùng lao động.

Nguồn: Thanh Nguyen (facebook)

Sunday, March 22, 2015

SINH VIÊN Y KHOA ĐỌC SÁCH NHƯ THẾ NÀO CHO CÓ HIỆU QUẢ?

6 năm học y tóm tắt bằng 2 từ: đọc và lâm sàng.
ĐỌC có hiệu quả, nghĩa là hiểu và nhớ được bền lâu: Đã thành nguyên tắc, đối với Sinh viên Đại học thì việc học của họ để có kiến thức là phải ĐỌC tài liệu hoặc sách là chủ yếu. Vai trò của thầy là soạn bài giảng mà trong đó nêu ra mục tiêu học tập, những bàì tập yêu cầu SV chuẩn bị trước khi nghe thầy giảng và giới thiệu cho SV những tài liệu hoặc sách có liên quan tới bài sắp được giảng để SV chuẩn bị trước bằng cách tìm sách hoặc tài liệu đọc trước khi dự lớp.
Trước hết tôi muốn các em SV nhận biết rằng đọc KHÔNG phải để nhớ hết từng từ một trong tài liệu đó, mà đọc là để rút ra được những ý chính và nhớ cho chắc để rồi từ đó bạn có thể khai triển thành nội dung bạn cần hiểu rõ hoặc nắm vững kiến thức sao cho bất cứ lúc nào bạn cần về vấn đề đó thì bạn sẽ có thể “lấy ra” từ bộ nhớ của bạn mà dùng. Nói cách khác không đọc có hiệu quả hoặc chưa biết cách đọc thì kiến thức hạn chế và sẽ không thể nhớ được. Vậy đọc như thế nào để nhớ bền, nhớ lâu, để có khả năng lí giải logic, tìm ra quan hệ một vấn đề với nhiều vấn đề khác. Đó chính là điểm mấu chốt mà chúng tôi đã gợi ra để các em thảo luận trước khi viết bài này. Dựa vào kinh nghiệm bản thân, qua thu thập một số ý của các SV tham gia thảo luận mà tôi đã đọc, cũng như tham khảo tài liệu hường dẫn đọc có hiệu quả tôi đã rút ra Bản hướng dẫn Làm thế nào để ĐỌC có hiệu quả như sau:

Có 2  yêu cầu:
  1. Nếu là sách hoặc một tập tài liệu thì bạn nên đọc qua mục lục để tìm đến chương bạn cần đọc hoặc tìm đến INDEX ở cuối cuốn sách để tra từ những khóa bạn muốn tìm tới những nội dung của nó. 
  2. Nếu là tạp chí hoặc là giáo trình thì bạn sẽ đọc tóm tắt hoặc lời giới thiệu ở trang đầu tiên.
Tôi chắt lọc đọc gồm 6 bước:
  • Bước 1: Đọc lướt nội dung bằng cách lật nhanh qua các trang trong tài liệu đó chỉ để đọc tên của chương, những đề mục trong mỗi chương và những cụm từ cốt yếu in đậm nếu có. Đừng vội để nhớ mà chỉ cần nắm được những điểm khái quát chung sẽ phải đọc đến nó. Ghi vào sổ tay những tiêu đề nào trong tài liệu đó bạn cần đọc và trang nào trong cuốn sách đó cần tìm đến. Thời gian cần cho thủ tục này là không quá 5 phút. 
  • Bước 2: Liệt kê ra những thông tin hoặc kiến thức bạn cần biết và những mục nào quan trọng nhất bằng cách vẽ ra một sơ đồ tư duy (dạng cây hoặc xâu chuỗi) lên sổ tay rồi lần lượt ghi cụm từ khóa rút ra từ một hoặc vài trang sách mà bạn đã chọn ra để đọc, rồi khai triển tiếp thành các nhánh chính và mỗi nhánh chính sẽ thành những nhánh nhỏ hơn mà trên đó là những từ khóa hoặc để mục tóm tắt của từng đoạn của tài liệu bạn cần đọc. 
  • Bước 3: Đặt câu hỏi và cùng lúc phối hợp cả việc đưa ra những ví dụ hoặc đặt những câu hỏi mà chỉ tập trung vào nội dung của từng phần bạn cho rằng cần phải đọc để nhớ. Hình thức bôi đậm hoặc gạch đít vào những câu hỏi, những đề mục mà bạn cho là quan trọng nhất cũng là cách giúp bạn in đậm vào đầu những ý cần nhớ. 
  • Bước 4: Đọc kỹ, nghĩa là quay trở lại đọc chi tiết từng đoạn. Trong khi đọc bạn nhớ nên tạo ra mối liên hệ, tính tương tự để kết nối những thông tin mới với những điều mà bạn đã biết, chụp được vào đầu những hình ảnh hoặc sơ đồ sẵn có trên tài liệu đó vào đầu bạn bằng cách vẽ ra vở nháp rồi hiểu chi tiết từng ý một trong sơ đồ đó. 
  • Bước 5: Tóm tắt nội dung đã đọc được một cách có hệ thống nghĩa là thu thập chọn lọc những ý chính và xếp theo thứ tự. 
  • Bước 6: Ôn lại những gì đã đọc.
Dựa vào bảng tóm tắt ở Bước 5 để ngẫm trong đầu tất cả những ý chính mà bạn đã đọc rồi triển khai chi tiết lượng kiến thức từ mỗi ý chính. Nếu bạn cảm thấy bộ nhớ của mình phát ra chưa trôi chảy thì hãy quay trở lại xem nội dung bạn đã ghi vào vở và tìm đọc lại cả những nội dung trong đề mục mà bạn đã chọn ra từ tài liệu hoặc sách đã đọc trước đó. Cách làm này sẽ củng cố vùng nhớ trong não của bạn về mãng kiến thức này bền hơn, nghĩa là lặp lại nhiều lần thì dứt khoát sẽ nhớ dai hơn bền hơn chỉ mới vài lần. Ôn lại cũng sẽ giúp bạn có thể lấy lượng kiến thức đó ra ngay bất cứ khi nào bạn cần. Cũng thế, bạn cũng sẽ biết những điều gì ban đã học là quan trọng, những thông tin nào là phụ và kiến thức nào có liên quan bạn cần biết sâu hơn. 
 Nguồn: BS Hoa Tran

5 ĐIỀU ĐẦU TIÊN KHI HỌC LÂM SÀNG


1. Đọc bệnh án chỉ để làm quen và rồi ngó qua mục thông tin cá nhân của bệnh nhân ở phần đầu của bệnh án để xem BS nào đó đã điền đủ chưa. Nếu chưa, thì hãy tìm tới bệnh nhân đó mà hỏi để điền vào cho đủ, việc làm này không ai bắt nhưng nếu thấy có lợi cho bệnh nhân thì hãy làm và cũng sẽ giúp mình sau này làm bệnh án khỏi bỏ sót
2. Tìm cách làm quen với bệnh nhân và thực hành cách giao tiếp với bệnh nhân để hỏi bệnh sử. Mới đầu nên đặt câu hỏi ngắn gọn và đơn giản thôi. Hãy nhớ rằng câu hỏi bắt đầu bằng : Thế nào (How), Cái gì (What), Khi nào (When), Ở đâu (Where), Bao lâu (How long), Bao nhiêu ( How many), Tại sao ( Why), câu hỏi Có;/Không. Nên đặt câu hỏi ghi vào số tay trước khi đến gần bệnh nhân để hỏi, làm như thế sẽ khỏi bị lúng túng trước mặt bệnh nhân gây mất niềm tin làm cho bệnh nhân từ chối tiếp chuyện. 

3. Thử khám một vài bệnh nhân bằng cả 4 kỹ năng: Nhìn, Sờ, Gõ , Nghe xem mình còn lúng túng ở chỗ nào từ đó trau dồi kỹ năng đồng thời lật sách ra xem tự tìm cách thực hành thuần thục sau đó mới khám cho bênh nhân, làm như thế dần dần rối cố gắng sao cho hoàn thiện tất cả các kỹ năng này.
4. Đánh giá kiến thức và thực hành của mình trong Mục 2 và 3 để xem vùng nào còn yếu, chưa nhớ ra từ đó tìm sách mà ôn và đọc thêm tài liệu về các môn khoa học cơ bản đã học và đồng thời cũng ôn lại cách hỏi bệnh sử và khám thực thể dù đã học nhưng chưa nhớ hoặc học chưa đủ thì tìm tài liệu mà đọc lại, đó là cuốn Bates’ guire to Physical examinatuon and history taking và tham khảo thêm trong mấy links này: http://lstvn.org/tin-tuc/danh-muc-2/66/lay-benh-su.html
5. Tới khoa nào cũng nên thống kê mặt bệnh của khoa đó, sau đợt học tại một khoa tổng kết có bao nhiêu mặt bệnh để năm sau vào bệnh học biết mà đọc sách những bệnh đó trước khi học lâm sàng sẽ tiếp thu được nhiều hơn
Cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh rằng sinh viên năm đầu tiên học lâm sàng là phải hoàn thành được 3 mục tiêu bên dưới:
1) Hỏi bệnh sử một cách thành thạo và biết cách ghi chép thông tin bệnh sử đã thu thập vào sổ tay của mình và hồ sơ bệnh án
2) Khám thực thể tất cả 14 hệ cơ quan trong cơ thể một cách thuần thục
3) Biết làm một hồ sơ bệnh án đầy đủ những thông tin cơ bản của bệnh nhân ( phần này để gần cuối năm hãy làm)


Nguồn: Hoa Tran Facebook

Wednesday, March 18, 2015

PHƯƠNG PHÁP HỌC Y Ở MỸ - CHIA SẺ CỦA GS THẠCH NGUYỄN

1. Dựa trên kinh nghiệm giáo dục nào mà các bác sĩ đã quyết định giao cho sinh viên y năm thứ hai nhiều bài thuyết trình khó như vậy?
BS. Thạch Nguyễn: “Cách học tốt nhất là trình bày, hay dạy lại những khái niệm hay ý tưởng.”
Theo hình 1 (từ Phòng nghiên cứu Huấn luyện quốc gia, Bethel, Maine), mức độ ghi nhớ chỉ thấp ngang 5% nếu chỉ nghe bài giảng. Người nghe sẽ nhớ nhiều hơn nếu họ có thể học từ cách trình bày, thảo luận hay từ thực tế. Tuy nhiên, cách tốt nhất là trình bày, hay dạy lại những khái niệm hay ý tưởng.
Bên phía trái của hình vẽ, hình tháp ngược cho thấy bảng phân loại kiến thức của Bloom. Đây là mức độ thu nạp kiến thức hay ý tưởng. Chỉ ghi nhớ là mức độ tiếp thu thấp nhất.. Hiểu thông tin là tốt. Nhưng biết cách áp dụng thì tốt hơn nhiều. Phân tích hay đánh giá thông tin tiếp nhận được là rất tốt. Tuy nhiên, mức độ cao nhất của kiến thức là sáng tạo ra ý tưởng mới, khái niệm mới, lý thuyết mới.
Bloom
Hình 1: Bên hình phải cho thấy mức độ ghi nhớ theo các cách học khác nhau. Bên trái là hình tháp ngược cho thấy bảng phân loại kiến thức của Bloom.
Dựa trên những khái niệm của hình tháp bên phải, đó là lý do vì sao khi sinh viên TTU được chỉ định  nghiên cứu một chủ đề, tóm tắt dữ kiện, sắp xếp thông tin và trình bày chủ đề bổ sung cho bài giảng của các giáo sư.
Chất lượng phần trình bày được đánh giá dựa vào hình tháp bên trái. Nếu họ chỉ nhắc lại những điều đã nghe, đó là mức độ 1. Nếu sinh viên có thể giải thích những gì họ đọc hay nghe, họ ở mức độ 2. Nếu họ có thể áp dụng những điều đã học, họ ở mức độ 3. Thường thì giảng dạy sinh viên y khoa sẽ ở mức độ 3 (áp dụng kiến thức y khoa vào thực tế).
Các bác sĩ nội trú trẻ sẽ học cách phân tích những tình huống y khoa từ đơn giản đến phức tạp và áp dụng điều trị phù hợp. Các bác sĩ đang theo học những chuyên khoa khác nhau (tim mạch, tiêu hoá, nội tiết, thần kinh…) sẽ có khả năng đánh giá về phương pháp và kế hoạch điều trị…
Dựa vào các khái niệm trên, chúng tôi đã giao cho sinh viên năm 2 khoa y TTU bài tập thuyết trình các vấn đề y khoa bằng tiếng Anh. Sau các bài thuyết trình, cả giảng viên và sinh viên đều cảm thấy hài lòng về những gì đã làm được.
DSC 0463
BS. Thạch Nguyễn
2. Bác sĩ có thể cho biết trình độ thực sự về Anh ngữ của sinh viên năm thứ hai?
BS. Thạch Nguyễn: “với sinh viên y khoa, lưu loát tiếng Anh rất quan trọng. Tuy nhiên nếu chỉ có mỗi tiếng Anh cơ bản, họ chỉ có thể tìm được việc lau dọn nhà thương mà thôi.”
BS. Thạch Nguyễn nói: “Các GS rất ấn tượng về trình độ Anh ngữ của sinh viên năm thứ 2. Có sự cải thiện lớn về Anh ngữ so với 1 năm trước (10/2013). Tuy nhiên, để đánh giá chất lượng một cách chính xác chúng tôi còn phải tìm hiểu có phải mọi sinh viên đều lưu loát về tiếng Anh hay không?”
Nhà trường vẫn cần giúp sinh viên cải thiện tiếng Anh
Từ quan điềm thống kê, đây là vấn đề chọn mẫu. Có phải mọi sinh viên đều có cơ hội trả lời và được trắc nghiệm về tiếng Anh hay không? Nếu chỉ khảo sát trên một nhóm sinh viên đã thật sự giỏi tiếng Anh, kết quả sẽ bị lệch lạc.
Tình huống này giống như cách tính cách biến chứng trong nghiên cứu lâm sàng. Nếu một bệnh nhân nhồi máu cơ tim chết trước khi được làm can thiệp mạch máu và sau khi được phân vào nhóm làm can thiệp, bệnh nhân này sẽ được tính vào tử vong của nhóm can thiệp, mặc dù không làm thủ thuật. Do đó, có thể số biến chứng sẽ thấp hơn trong nhóm can thiệp vì bệnh nhân chết sẽ không có những biến chứng muộn như đột quị, tái nhồi máu hay chảy máu. Áp dụng điều này vào lớp học, nếu những sinh viên giỏi tiếng Anh trả lời tất cả câu hỏi, các giảng viên sẽ thấy nhiều câu trả lời mà không thấy rằng chỉ một nhóm sinh viên nói lưu loát. Những sinh viên không trả lời vì tiếng Anh kém sẽ không tạo ra ấn tượng xấu nào cho các giáo sư.  Điều đó sẽ làm cho số liệu thống thống kê tốt hơn.
Dựa trên các lý do này, ngay cả khi đa số sinh viên năm thứ hai đều giỏi tiếng Anh, nhà trường vẫn cần giúp cho sinh viên  cải thiện tiếng Anh của mình.
Sinh viên y khoa TTU giỏi tiếng Anh không chưa đủ
Bác sĩ Thạch Nguyễn cho biết: “ Sinh viên y khoa TTU giỏi tiếng Anh không chưa đủ”. Bác sĩ kể thêm một câu chuyện rất thú vị: Một vài ngày trước khi đến Tân Tạo, BS. Latif nghỉ ở khách sạn Furama Đà Nẵng để dự Hội nghị tim mạch Việt Nam lần thứ 14. Hôm sau khi BS. Latif đến (CN 12.10), ông ta nghĩ quên hộ chiếu Hoa Kỳ vì không tìm thấy nó. Thật ra, quầy lễ tân đang giữ nó. Khi BS. Latif lục tung phòng để tìm kiếm, một nhân viên quét dọn đi vào để làm việc. Khi thấy phòng bừa bộn, chị ta hỏi chuyện gì vậy. BS Latif trả lời bằng tiếng Anh là ông ta đang tìm một cuốn sổ nhỏ màu xanh, ông chỉ chỗ đã cất nó và lần cuối cùng ông nhìn thấy nó. Chị ta hiểu này và giúp ông ta. BS. Latif rất ngạc nhiên là một nhân viên quét dọn có thể hiểu cuộc nói chuyện ở mức độ trung bình này bằng tiếng Anh. Nên với sinh viên y khoa, lưu loát tiếng Anh rất quan trọng. Tuy nhiên nếu chỉ có tiếng Anh cơ bản, họ chỉ có thể tìm được việc lau dọn nhà thương mà thôi.
3. Vậy bác sĩ có thể cho biết làm sao để sinh viên TTU có thể học tốt hơn?
BS. Thạch Nguyễn: “Chúng ta còn phải làm gì nữa để mọi thứ tốt đẹp hơn?”
Là những giảng viên đang giảng dạy tại Mỹ, chúng tôi có một số lời khuyên dành cho sinh viên khoa y TTU. Nếu thuyết trình giúp việc học của sinh viên tốt hơn, chắc chắn các bạn sinh viên Việt Nam sẽ thắc mắc: sinh viên y khoa Mỹ chuẩn bị bài thuyết trình của mình như thế nào?
 Cách tiếp cận theo từng trường hợp
 Làm sao để tốt hơn? Ở Hoa kỳ, chúng tôi dùng cách tiếp cận theo từng trường hợp. Sinh viên được chia thành nhóm 5 người. Họ sẽ đến bệnh viện và mỗi nhóm được chỉ định một trường hợp cụ thể. Ví dụ, một nhóm được xem một bệnh nhân suy tim ứ huyết. Nhóm này sẽ tìm hiểu về suy tim: cơ thể học của tim, mô học, sinh lý học, sinh lý bệnh… họ cũng sẽ học cách khám bệnh nhân và sẽ xem xét các xét nghiệm chẩn đoán. Việc này cần nhiều thời gian và họ có thể chỉ theo dõi một trường hợp mỗi tháng. Tuy nhiên, khi họ chú tâm vào một bệnh và sẽ rất ấn tượng khi các giáo sư thỉnh giảng đến trường, sinh viên có thể trình bày trường hợp bệnh nhân của họ, có thể hỏi một cách cụ thể thay vì chỉ nghe giảng. Các giáo sư thỉnh giảng nghe phần trình bày của sinh viên và chất vấn để thử nghiệm hiểu biết của họ. Đây là cách giáo dục tương tác và thú vị cho cả sinh viên và giảng viên, và nó cũng làm cho sinh viên có trách nhiệm hơn. Nó cũng là cách rất trực quan cho những giáo sư thỉnh giảng tìm hiểu thêm về cách xử trí bệnh ở Việt nam.
Sử dụng Internet
Sinh viên còn có thể học từ những bác sĩ Việt Nam và sinh viên nên sử dụng Internet để giải đáp thắc mắc và tìm thông tin. Họ sẽ học không chỉ về một bệnh lý cụ thể mà còn học cách sử dụng Internet và cách tìm lời giải đáp. Đây là cách tất cả các bác sĩ tiếp tục học hỏi sau khi đã tốt nghiệp trường y. Những nguồn thông tin trực tuyến như Dynamed, and PubMed, UpToDate.com rất hữu ích. Trong khi trang bị cho mình những kiến thức về y khoa mới nhất, sinh viên còn cần hoàn thiện kỹ năng tiếng Anh.
Cuộc đua để trở thành những người tiên phong
Để làm cho việc giảng dạy có hiệu quả, từ đó giúp sinh viên y TTU học tốt hơn không phải là một điều đơn giản. Tuy nhiên phải khẳng định rằng việc dạy và học phải luôn được cải tiến, cuộc đua để trở thành những người tiên phong là cuộc đua của toàn thể sinh viên, giảng viên và nhân viên khoa y TTU. Chúng ta luôn phải tự tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Chúng ta còn phải làm gì nữa để mọi thứ tốt đẹp hơn?
Nguồn: http://med.ttu.edu.vn/index.php/vn/tin-tuc/287-t-i-cac-cau-h-i-v-hoa-sinh-danh-cho-sinh-vien-ttu-ms1

Tuesday, December 23, 2014

HỌC VÀ THI Ở TRƯỜNG Y NHƯ THẾ NÀO CHO TỐT?

 A. Nguyên tắc là phải tự tin
-Cái này rất quan trọng, có bạn ngày thường học giỏi, nhưng khi thi lại kém vì chỉ làm được 5 phần cùa mình (50%) =50/100, như thế sẽ có điểm kém hơn người chỉ giỏi bằng 80% cùa mình nhưng đi thi trình bày được 90% năng lực (72/100). Lúc thi mà làm 100% của mình thì càng tuyệt vời, trong thể thao người ta gọi là "điểm rơi". Trong trường Y thì thi liên tục nên bạn cũng phải rèn cho mình điểm rơi liên tục như thế.
-Cái này phải rèn luyện không ngừng và nều bạn đã thi từ nhỏ, đặc biệt mấy trường chuyên luyện gà chọi thì hiểu rõ và giúp ích bạn rất nhiều. Qua Nhật mình càng thấy rõ nét hơn, trẻ con họ thi liên tục tới mức cảm giác như là một ngày bình thường. Trong thể thao học đường họ cũng tổ chức thi đấu các giải liên tục.
-Bạn phải tự tin và cho rằng mình sẽ làm được như kỳ thi thành công nào đó của bạn, kỳ thi đại học hay học sinh giỏi bạn làm rất tốt! thế thì thi các môn trường Y có là gì! như vậy sẽ tăng tự tin lên rất nhiều.


B. Thi trắc nghiệm thì như thế nào?
-Bạn nên mượn copy các đề thi các năm trước càng nhiều càng tốt, cái này cả tổ của bạn hay liên kết tổ khác sưu tầm, ra tiệm photocopy kiếm.
-Làm ngay trắc nghiệm khi Thầy giáo dạy xong, vì như vậy bạn sẽ hiểu bài hơn, biết cái nào trọng tâm và tập phản xạ nhanh cho thi. Câu nào không hiểu thì tra sách ngay, bây giờ thì internet nên dễ dàng hơn. Như vậy khi học hết môn thì bạn đã vững trắc nghiệm 1 vòng rồi.
-Sau đó tùy lịch thi mà bạn ôn luyện đề vòng thứ 2, 3, 4. Lâu thì 2 tuần, và vòng sau sẽ nhanh hơn vì bạn đã thuộc rồi.
-Vừa ôn trắc nghiệm vừa lướt bài và suy đoán những câu có thể tương tự. Nếu bạn có rất nhiều đề thi thì nó bao phủ hết cả bài học rồi bạn sẽ không sợ bí khi có câu hỏi mới.
-Trắc nghiệm phù hợp học chung trong nhóm và thảo luận câu nào đúng, câu nào sai.
- Tới ngày thi thì bạn phải đánh trắc nghiệm nhanh và chính xác trong vòng 50-70% thời gian cho phép, và những câu quen thuộc này rồi thì đi thi có gặp là tủ rồi làm nhanh để còn thời gian lo câu khó hơn. Cũng lưu ý là câu tủ nhưng bị đảo phủ định hay vài từ gì đó.
-Lúc thi thì phải làm trình tự, câu không chắc cũng phải đánh luôn theo cảm giác và đánh dấu để lát xong thì quay lại suy nghĩ kỹ hơn.

Có bạn ngộ nhận rằng "Có cái này thầy cô mà.đọc được đổi đề mới là rớt cả bầy. Hehe", trong 6 năm chỉ có vài môn Y5 là mình học không kịp để mà học tủ trong 1 tuần, còn tất cả phải học trong 3 tuần, và học nhiều môn thi cùng một lúc. Các đề trắc nghiệm không phải dùng cho việc học tủ, mà là để hiểu bài và nghiền ngẫm, phản xạ nhanh, và nhớ cái trọng tâm cần nhớ. Đề trắc nghiệm về các con số thì không nên học thuộc làm gì, chỉ tới ngày thi mới thuộc vì bạn không thể nhớ mấy con số dài bao nhiêu cm đó suốt đời được. Ngay cả thuốc mình không thể nhớ hết các con số và chấp nhận làm sai khi có những câu hỏi này, đặc biệt môn Nhi năm Y6 hay thi tốt nghiệp. Các câu hỏi trắc nghiệm mình đều đánh dấu theo từng bài, bạn có 10 cái đề thì nó bao phủ hết cả bài học rồi, Thầy CÔ có thay đề thì cũng phải theo bài đó chứ cho bài chưa học sao?

C. Môn thi viết
- Cái này không cách nào khác, tùy mức độ quan trọng, môn mà thi xong thì vứt (không nói các bạn cũng tự hiểu) thì gần ngày thi mới học, ngay cả đi nghe giảng cũng tùy thời mà ..abc.
- Trung bình trước ngày thi 3 tuần thì bắt đầu học, một ngày nên học nhiều môn, mỗi môn 1-2 tiếng thay đổi nhau để không bị nhàm chán, học xoay cũng nhiều vòng như trắc nghiệm. Chỉ có ngày cuối đi thi thì chỉ học 1 môn đi thi mà thôi.
- Nên biết ý Thầy Cô nào thích kiểu "viết y như bài giảng" thì nên theo như thế.
- Môn nào không quan trọng thì thi xong xóa memory ra thì càng tốt, môn nào quan trọng chỉ nên nhớ ý chính.
-Môn nào quan trọng tất nhiên đi nghe giảng và vào thư viện kiếm sách textbook đọc thêm, vừa học chuyên môn vừa học tiếng Anh luôn. Bây giờ có máy tính và Ipad, nếu có text book trên đó thì thuận tiện hơn rất nhiều vì có thể tô màu vào PDF, tra từ điển nhanh hơn.

D. Môn thực tập có hình ảnh?
Hồi đầu mình chưa biết cách học nên cũng chỉ vừa đậu cái món vi sinh, trong khối thì 50% rớt vì lần đầu thi kiểu chạy bàn coi kính hiển vi.
- Sau khi học thực tập xong thì bạn nên xem textbook về hình ảnh mô học hay vi sinh cái đó (bây giờ cũng rất dễ online), xem rồi nhớ lưu vào trong đầu, mỗi ngày mình đi tắm cũng có thể ôn nó dễ dàng. Thường học rồi thi liền nên cũng rất thuận tiện.
- Tất nhiên phải mở rộng thêm 1 tí các hình ảnh tương tự, khi hình ảnh nó nằm trong đầu rồi thì đi thi khá dễ.
- Cái chiêu này rất hiệu nghiệm bạn nào học cách này rồi thì nhớ comment cho mình.

E. Môn vấn đáp, trình luận văn?
- Có nhiều bạn học giỏi nên rất tự tin thể hiện ra bên ngoài như ngồi rung đùi rất là khệnh khạng trong phòng thi, mình thấy nhiều bạn đã bị điểm kém do cái khệnh khạng đó, có thể là thầy cô VN ghét tác phong như thế
- Đi lâm sàng thì nên tích cực làm bệnh án và trình
- Chuẩn bị sẵn thầy sẽ hỏi những câu gì?
- Trả lời vào trọng tâm trước và ngắn gọn, có bạn chơi chiến thuật câu giờ là ê a 1 câu đó cho hết giờ, như thế sẽ điểm kém, mình làm sao phải show ra cho thầy thấy mình biết nhiều, chứ câu giờ như thế thầy cho là mình kém.
- Cái nào không chắc hay không biết nói ngay là em chưa biết và thầy cho em câu khác, chứ không ngồi suy nghĩ lâu.
- Có nhiều bạn thắc mắc sao tui trả lời tốt lắm mà điểm thấp, mình cho rằng lúc trình luận án cũng rất quan trọng và bạn câu giờ nhiều quá nên hỏi ít, thứ hai là hỏi cái cơ bản mà thôi. Đôi khi bạn không trả lời được nhiều câu nhưng những câu đó toàn câu khó hay nâng cao thì sẽ có điểm cao hơn.
- Liều thuốc, hàm lượng không nhớ chính xác thì không trả lời và nói em quên em sẽ xem lại sách trước khi cho thuốc, rất nhiều bạn học giỏi mà rớt môn tốt nghiệp vì cái này.
- Chiêu quan trọng nhất là làm sao mình chủ động, so về kiến thức mênh mông bao la mà mình để thầy chủ động thì rất nguy.
Chiêu để thầy vào mê cung của mình là gì?
Mình giỏi cái nào mình sẽ đưa Thầy vào cái đó, ví dụ như kiến thức hơi ra ngoài một tí, mình ngập ngừng nhắc tới nó trong những ý của bệnh án. Đó là một nghệ thuật, có bạn trình Master theo hướng dẫn của mình như thế nhưng phản tác dụng vì đưa ra không đúng lúc và quá ít.
ít nhất là bạn phải tạo ra rất nhiều mê cung như thế, 1 hay 2 cái thì chưa đủ. Bạn nói lúc đó hùng hồn 1 tí hay xuống giọng một tí.

Hồi xưa thì khó đưa thầy vào me cung hơn vì không có nhiều tài liệu, chỉ có các text book. Bây giờ anh cho rằng dễ hơn rất nhiều, mình phải show kiến thức mình ra, mình không thể hiện ra thì Thầy cô sao biết mình hiểu chuyện đó và sao cho điểm cao.

Ví dụ như lúc trình bệnh án nói "sách giáo khoa trường Y mình thì dùng những tiêu chuẩn sau để chẫn đoán bệnh abc,+ liệt kê các tiêu chuẩn trên bệnh nhân của mình. + Sau cùng nói thêm tuy nhiên có những tiêu chuẩn khác của WHO, CDC để chẫn đoán bệnh đó.

Ví dụ khác là yếu tố nguy cơ gây bệnh, rất dễ gây ấn tượng cho Thầy Cô là mình k chỉ trị bệnh mà tìm yếu tố nguy cơ, liệt kê các yếu tố đó, kèm theo những yếu tố gần đây mà không có trong textbook. Nên dựa vào Evidence-based medicine cao nhất là Meta-analysis, tuy nhiên phải lựa tạp chí có Impact factor >2 mới được.
F. Thời gian và địa điểm học
-Lúc học Y mình ngủ lúc 12h và dậy hơn 6giờ một tí, trưa ngủ 30-60 phút nên mình là chuyên gia vào trể mà tót lên hàng trên ngồi vì cận thị.
- Bạn phải tập được là học ở bất kỳ môi trường nào, hồi xưa canteen trường nằm dưới thư viện đôi khi có nhạc xập xình là nơi mọi người học, học thư viện, hành lang và ồn ào vẫn tốt.
- Như mình đã nói ở trên, giống như bạn hồi nhỏ học toán khi gặp bài toán khó thì đi đâu cũng nghiền ngẫm nó, học y cũng vậy bạn nên tranh thủ học bất kỳ lúc nào mà không cần lấy sách ra.

"Nhiều môn cơ sở hơn nên em biết tìm hiểu sâu nhiều môn là không thể hết được, vả lại thời gian học mỗi môn trên trường lại ngắn"


Hỏi: Em hiện là sinh viên năm 2 của YDS mình. Em xin phép hỏi thầy một chút chuyện về chuyện học.Đầu tiên là chuyện học ạ, em thấy mới năm 2 thôi mà em đã học mấy môn như Mô Phôi, Phôi Thai, Sinh lý, Hóa Sinh, Vi Khuẩn, Viruses gần như cùng 1 lúc. Em thấy môn nào cũng hay hết mà lại chẳng thể nào học hết được các môn đó. Em nghĩ là em đang trong quá trình học để sau này hành nghề, nếu bây giờ học không tốt thì sau này mình khổ. Nhưng lại có ý kiến mấy anh chị nói là năm 2 học kĩ Sinh lý vì Giải Phẩu và Sinh lý là 2 môn căn bản nhất, còn mấy môn kia học để cho biết thôi. Em xin được thầy chỉ dẫn cho em về chuyện này.

Trả lời: Theo tôi với chương trình bác sĩ đa khoa thì tất cả các môn đều quan trọng gần như bằng nhau, nếu bạn bỏ một môn cơ sở nào đó, sau này bạn cần hiểu vấn đề liên quan tới nó sẽ rất khó khăn. Tất nhiên môn này sẽ cần hơn môn khác cho bạn về chuyên ngành Nội hay Ngoại khoa sau này. Tuy nhiên cái nền cơ bản cần phải học hết.


Hỏi: Tiếp theo là chuyện sách học, các giảng viên đều hướng dẫn là đọc sách nước ngoài này nọ. Em thấy nội trong sách của trường không mà học hết đã oải lắm rồi, với lại ngoại văn em cũng không tốt nên em chỉ đọc thêm sách của Y Hà Nội để khỏi bị thua thiệt vì em thấy trên mạng mấy anh chị đi trước nói là sách của Y Hà Nội nó dịch từ mấy sách ngoại mà ra. Em nghĩ bây giờ cứ học hết chuẩn trong sách của bộ môn trước đã, sau này học cao, và có một vốn ngoại ngữ tốt hơn thì mới đọc sách ngoại văn sau. Điều đó có tốt không thầyTrả lời:  Theo tôi thì Anh Văn là tốt cần thiết đối với một bác sĩ VN, không đọc được tài liệu tiếng Anh thì bạn chỉ có thể làm thợ với những kiến thức cũ mà không thể tự học cái mới của thế giới. Đối với các bạn từ cấp 3 rất ít có điều kiện học ngoại ngữ thì học dần dần dần. AQ với "sau này học cao, và có một vốn ngoại ngữ tốt hơn thì mới đọc sách ngoại văn sau" là bạn càng ngày càng kém đi. 

Trả lời:  Phương pháp tốt nhất là mỗi ngày 30 phút, bạn chỉ cần đọc wikipedia là dể hiểu nhất (simple English) để kèm vào sách và bài ở trường. Học lấy ý chính và hiểu, kèm trắc nghiệm nó giúp hiểu bài hơn chứ nhớ thì không cần đâu. Ví dụ hôm nay 30 phút đọc (tra từ chưa biết) của Wikipedia về sinh lý, ngày mai thì học wiki của mô phôi. Hay tốt nhất chỉ đọc 1 đoạn văn ngắn giới thiệu của Wikipedia mà thôi cho các môn.

Wikipedia nó giúp bạn có hệ thống hơn về bài đó,  học vi khuẩn chỉ cần thuộc nhóm, rồi gây bệnh gì, loại gì, chứ còn như tính chất chi tiết từng con thì không cần nhớ. Ví dụ học bài Tụ cầu trùng thì phải biết tên tiếng Anh nó là gì, bằng cách search tiếng Việt rồi xem trang tiếng Anh. http://en.wikipedia.org/wiki/Staphylococcus_aureus. Chỉ cần đọc đoạn này của nó "Staphylococcus aureus is a Gram-positive coccal bacterium that is a member of the Firmicutes, and is frequently found in the human respiratory tract and on the skin. It is positive for catalase and nitrate reduction. Although S. aureus is not always pathogenic, it is a common cause of skin infections (e.g. boils), respiratory disease (e.g. sinusitis), and food poisoning. Disease-associated strains often promote infections by producing potent protein toxins, and expressing cell-surface proteins that bind and inactivate antibodies. The emergence of antibiotic-resistant forms of pathogenic S. aureus (e.g. MRSA) is a worldwide problem in clinical medicine."

Ngược lên nguồn gốc trong câu "Staphylococcus aureus is a Gram-positive" thấy họ tô màu "Gram-positive", click vào xem thấy sơ đồ classification http://en.wikipedia.org/wiki/Gram-positive_bacteria#mediaviewer/File:Gram-Positive_Classification.png
Bạn vẽ lại hình này trong 1 cuốn sổ "Vi Sinh", mỗi con vi trùng bạn chỉ viết vài dòng gợi ý nhớ là đủ.

Tất nhiên nếu bạn có thời gian hơn thì đọc thêm các textbook.

Lưu ý khi đi thi thì bạn không nên "kê ra" là kiến thức đó mình học từ Wikipedia nhé, nói chứng cứ phải là tài liệu tham khảo ở đâu, như các bài viết của Wikipedia nó có ghi tài liệu tham khảo. Tốt nhất là trả lời em đọc nhiều sách Y HN, Textbook nhưng không nhớ chính xác sách nào.

Thực ra Wikipedia khá chính xác như được nghiên cứu trong bài báo sau: "Our study suggests that Wikipedia is an accurate and comprehensive source of drug-related information for undergraduate medical education."http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25250889

Tóm lại tất cả các môn đó giống nhau hết, học để hiểu chứ không thuộc, biết nó nằm đâu để sau này mình kiếm lại nó (goolge), đọc sách nước ngoài là cho tương lai của mình chứ không phải để học 1 môn nào đó. Tương lai ra bác sĩ chỉ có đọc bài báo y văn tiếng Anh mới cập nhật được kiến thức.

Nguyễn Tiến Huy

Sunday, November 23, 2014

BÁC SĨ PHẢI THƯỜNG XUYÊN VIẾT BÀI BÁO KHOA HỌC

Trong nghiên cứu khoa học nói chung, nghiên cứu y học nói riêng, để đánh giá một nhà khoa học trên thế giới (Việt Nam đã bắt đầu làm) thường dựa vào số lượng bài báo của nhà khoa học đăng trên tập san có bình duyệt. Ở Việt Nam, mình thấy có nhiều sinh viên y khoa hiện nay có nhiều kỹ năng mềm vượt bậc hơn một vài năm về trước, các bạn có Anh Văn tốt được học bài bản tại các trung tâm, các bạn thuyết trình tự tin hơn, kỹ năng viết chuyên đề cũng tốt hơn. Đây là tín hiệu khả quan cho ngành y nước nhà.  Bác sĩ thời nay không phải chỉ biết khám bệnh và chữa bệnh, bác sĩ phải biết tổng kết kinh nghiệm thực hành, thực hiện các nghiên cứu lâm sàng để tìm ra cách điều trị tối ưu, đơn giản hơn là phải báo cáo những trường hợp hay cho đồng nghiệp khắp nơi được biết. Như thế mới là một bác sĩ đích thực. Và những kỹ năng mềm: Anh Văn, kỹ năng viết bài báo khoa học, kỹ năng thuyết trình là rất cần thiết. Khi còn là sinh viên y khoa mọi người phải cố gắng trau dồi những kỹ năng này nhé.



Monday, November 10, 2014

4 phương pháp để bác sĩ không tụt hậu trong điều trị

Thời đại này là thời đại của y học bằng chứng. Người bác sĩ ngoài việc nhạy lâm sàng còn phải luôn cập nhật kiến thức y khoa lấy từ các nghiên cứu để không bị tụt hậu về chuyên môn. Và quan trọng hơn nữa là luôn biết được những phương pháp tốt nhất để chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân. Kinh nghiệm bản thân tôi xin đưa ra 4 phương pháp sau:


1. Đọc tạp chí chuyên ngành.

Tạp chí chuyên ngành phải có bình duyệt, nếu không chỉ là những tạp chí kém chất lượng khoa học. Chúng ta có thể đọc qua mạng hoặc báo giấy, thường thì các bản điện tử thuận tiện hơn. Một số tạp chí y khoa uy tín dạng tổng quát là: The Lancet, New England Journal Medicine, Nature Medicine, British Journal Medicine...




2. Tham dự hội nghị hoặc hội thảo của các hội y học. 

Định kỳ hằng năm, hằng tháng các hội y học sẽ tổ chức các hội nghị, hội thảo, đây là dịp để các bác sĩ tiếp cận với các kiến thức mới từ các chuyên gia. Hơn nữa, chúng ta sẽ gặp gỡ và trao đổi với họ những thắc mắc, vấn đề gặp phải trong thực tế lâm sàng. Nếu không có thời gian, chúng ta có thể xin email từ họ để trao đổi sau này. Các chuyên gia luôn luôn vui vẻ cho chúng ta email, ngoại trừ một số ít người muốn giữ sự riêng tư.


3. Đăng ký tham dự các khóa học ngắn hạn (workshop) về một kỹ thuật hoặc các buổi chuyên đề đào tạo liên tục (CME). Đây cũng là dịp gặp gỡ các chuyên gia. Thường thì các trường đại học y khoa sẽ làm việc này. Một số chương trình sẽ mời các chuyên gia từ nước ngoài. 



4. Điều quan trọng là trau dồi Anh ngữ. 

Ngôn ngữ y khoa trong giao tiếp quốc tế là Anh ngữ. Các tiến bộ mới nhất trong tất cả các lĩnh vực y học đều được chuyển tải bằng Anh ngữ. Nếu bạn nghe và đọc Anh ngữ giỏi thì bạn có thể học được từ các giáo sư hàng đầu trong các lĩnh vực y học mà không mất một đồng nào. Bởi vì các chương trình CME, các bài giảng rất phong phú trên internet, đặc biệt là trang youtube.  


Lấy thông tin y khoa từ textbook chỉ dành cho sinh viên, bởi vì đó là những kiến thức căn bản. Mặc dù các sách y khoa viết bằng Anh ngữ cũng cập nhật kiến thức mới, nhưng sớm nhất cũng từ 1-2 năm, khi kiến thức đó là kinh điển người ta mới dám đưa vào textbook. 2 textbook kinh điển trong y khoa:


Harrison 19th

https://sachyhoc-mienphi.blogspot.com/2015/04/harrison-19th-2015-sach-noi-khoa-uy-tin.html

Washington 35th năm 2016

https://sachyhoc-mienphi.blogspot.com/2016/04/cam-nang-ieu-tri-noi-khoa-washington.html

Saturday, November 1, 2014

TUYỂN ĐẦU VÀO Y KHOA ANH VĂN CÒN QUAN TRỌNG HƠN VĂN HỌC

Gần đây có ý kiến cho rằng môn văn rất cần cho các những người công tác trong ngành y (như bác sĩ, y tá), vì môn văn "giúp việc nói năng lưu loát, diễn đạt văn bản rõ ràng, đúng ngữ pháp". Xuất phát từ quan điểm đó, có đề nghị rằng các bác sĩ tương lai phải thi môn văn trong kì thi tuyển vào các trường y. Tuy nhiên, tôi nghĩ chúng ta cần phải cẩn thận với đề nghị này, bởi vì chưa có chứng cứ khoa học nào để cho rằng giỏi văn chương giúp viết đúng ngữ pháp hay làm cho người thầy thuốc trở nên nhân văn hơn.

Y học = Khoa học + Nghệ thuật

Y học là một bộ môn khoa học hay nghệ thuật từng là một đề tài gây ra nhiều tranh luận trong giới học giả. Nhiều người ngoài ngành y nghĩ rằng y học là một khoa học, thậm chí khoa học chính xác. Nhưng nhiều người trong ngành y thì có khi nghĩ y học là một nghệ thuật. Trong thực tế, đối tượng của y học là bệnh tật, nhưng "khách hàng" của người thầy thuốc là người bệnh. Một người sống, theo quan điểm y tế, có giá trị hơn hàng ngàn người chết. Nghệ thuật y, do đó, không chỉ chữa bệnh, mà còn khôi phục và duy trì sức khoẻ. Nhìn như thế, y học là khoa học, nhưng thực hành y học thì là một nghệ thuật. Do đó, một quan điểm khác được nhiều người chấp nhận hơn: y học là một ngành khoa học, nhưng cũng là một nghệ thuật.

Nhưng y học là một bộ môn khoa học ứng dụng, chứ không phải là một bộ môn khoa học chính xác, càng không phải là một khoa học xác định (determinism). Bất cứ kết quả xét nghiệm nào cũng có sai sót, và sai sót có khi ngẫu nhiên, nhưng cũng có khi dó yếu tố chủ quan. Trước một kết quả xét nghiệm, bác sĩ A có thể nói là dương tính, nhưng bác sĩ B có thể cho là âm tính. Trong y học, không có những chân lí vĩnh cữu. Một thuật điều trị được xem là chuẩn vàng hôm nay có thể xem là điên rồ trong tương lai. Trong y giới có một câu nói nổi tiếng là "phân nửa những gì là sự thật hôm nay sẽ được chứng minh là sai trong 5 năm tới. Nhưng cái khó là chúng ta không biết cái phân nửa nào sẽ sai." (1). Nói cách khác, y học là một khoa học bất định, và chính yếu tố bất định này dẫn đến khái niệm y học như là một nghệ thuật: nghệ thuật xử lí sự bất định.

Nhưng thực hành y học có thể xem là một nghệ thuật. Tầm quan trọng của tính nghệ thuật trong y học là vì người thầy thuốc phải đối phó với con người, với cơ thể và tinh thần của của người bệnh. Theo quan điểm các học giả y khoa, người thầy thuốc có thể chữa bệnh nhân khỏi đau và đem lại hạnh phúc cho họ, và đó là một hình thức cung cấp dịch vụ mang tính nhân văn. Tính nhân văn còn thể hiện qua cử chỉ và truyền đạt thông tin. Do đó, có quan điểm cho rằng để trở thành một bác sĩ giỏi thì người đó phải trước hết là một nghệ sĩ tốt với đầy đủ kiến thức khoa học.

Y học và văn học: bằng chứng gián tiếp

Thế thì câu hỏi đặt ra là để trở thành bác sĩ giỏi với nhân văn tính thì có cần phải giỏi văn học? Rất khó trả lời câu hỏi này vì không có chứng cứ nào cho thấy sinh viên giỏi môn văn sẽ trở thành bác sĩ tốt trong tương lai. Ở Việt Nam, lại càng chưa có chứng cứ nào về mối tương quan giữa điểm môn văn và điểm học trong trường y. Do đó, tất cả các suy luận về mối liên quan giữa môn văn và phẩm chất của người bác sĩ tương lai đều không có cơ sở khoa học.

Tuy nhiên, có chứng cứ ở nước ngoài cho thấy điểm thi trung học hay điểm kiểm định năng khiếu và thái độ (như UMAT, GPA, kể cả môn văn) không có liên quan cao đến điểm học trong trường y. Ở Úc, người ta làm nghiên cứu trên 339 học sinh trung học thi vào trường y của Đại học Queensland xem điểm UMAT có khả năng tiên lượng thành công của sinh viên theo học trường y. Kết quả cho thấy điểm UMAT có tương quan khiêm tốn đến điểm học GPA trong trường y. Trong thang điểm 0 (hoàn toàn không có liên quan) đến 1 (liên quan tuyệt đối), thì điểm tương quan chỉ 0.15 (2). Kết quả trên cũng khá nhất quán với một phân tích tổng quan các yếu tố có ảnh hưởng đến điểm học trong trường y (3). Theo kết quả của phân tích tổng quan này, điểm trung học chỉ giải thích 23% điểm học trong trường y! Những dữ liệu này hàm ý rằng điểm thi trung học, kể cả điểm môn khoa học, toán, văn, v.v. không phải là yếu tố quyết định sự thành công trong việc theo học ở trường y.

Tuy nhiên, tôi nghĩ học sinh hay sinh viên giỏi văn học sẽ là người "nghệ sĩ y học" theo quan điểm nghệ thuật mà tôi đề cập ở trên. Văn học là bao gồm những sáng tác nghệ thuật (kể cả văn, thơ và kịch) phản ảnh xã hội. Những sáng tác đó làm cho chúng ta suy nghĩ về thân phận chúng ta và xã hội, giúp cho chúng ta thưởng thức cái đẹp của ý tưởng và ngôn ngữ. Nhìn như thế thì văn học liên quan đến việc kiến tạo ra một thế giới khác có thể nằm ngoài cảm nhận thực tế, chứ có liên quan rất ít đến thực hành y học mang tính nhân văn.
Trong thực tế thấy nhiều bác sĩ trở thành nhà văn, nhưng rất ít nhà văn trở thành bác sĩ. Tôi có nhiều bạn trong ngành y sau này là những nhà văn thành danh. Họ là những cây bút đã có tiếng ngay từ thời còn là sinh viên, và sau khi ra trường, đối diện với những nỗi đau của bệnh nhân và những cái chết trong thời chiến, họ trở thành nhà văn và đóng góp cho đời nhiều tác phẩm giá trị. Họ cũng là những bác sĩ được đánh giá là có tài năng và đức độ cao.

Ở Mĩ, một trong những bác sĩ tài hoa trong nghề mà còn viết văn nổi tiếng trên thế giới và cũng là tác gia tâm đắc của tôi là Bs Atul Gawande. Ông là tác giả của tác phẩm Complications rất nổi tiếng, viết về thân phận của bệnh nhân và những cách ứng phó với nỗi đau của bệnh nhân, và những sai sót của bác sĩ (và của chính ông). Cuốn sách nổi tiếng đến độ ông được tạp chí văn học New Yorker mời làm bỉnh bút! Gawande từng tốt nghiệp cử nhân về triết học, kinh tế và chính trị trước khi theo học y khoa. Do đó, chính hoàn cảnh bệnh tật giúp cho người bác sĩ trở thành nhà văn, chứ không phải ngược lại.

Có quan điểm cho rằng giỏi văn và ngữ văn có giúp cho người bác sĩ viết văn hay và diễn giải lưu loát. Tôi hơi nghi ngờ quan điểm này. Trong thực tế, ngay cả người nói lưu loát tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ chưa chắc là người viết văn tốt hay diễn đạt ý tưởng mạch lạc. Trong khi viết bài này, người viết đang bình duyệt một bài báo y khoa trước khi quyết định cho công bố hay không. Bài báo dài 30 trang, nhưng tôi đếm có đến hơn 10 sai sót về chính tả và văn phạm! Đó là chưa tính đến những chỗ mà câu văn chưa được gọn gàng và sáng sủa. Tác giả là một Phó giáo sư y khoa, người Mĩ 100%, với bằng cao nhất trong đại học là MD và PhD. Nhưng đây không phải là trường hợp cá biệt, vì trong thực tế, rất nhiều tác giả sinh ra và lớn lên ở các nước nói tiếng Anh nhưng thiếu khả năng viết và diễn đạt tốt. Muốn viết văn giỏi, tránh sai chính tả, nói chuyện lưu loát, đòi hỏi những kĩ năng ngôn ngữ, chứ không hẳn liên quan đến văn học.

Trong thực tế, nhiều nhà văn sáng tác truyện thì rất hay và nổi tiếng, nhưng khi họ nói thì rề rà, chẳng đâu vào đâu, rất chán. Nhà vật lí thiên tài Albert Einstein nổi tiếng là người viết sai văn phạm và sai ngữ vựng tiếng Anh, nhưng ông diễn đạt ý tưởng thì tuyệt vời. Cựu tổng thống J. F. Kennedy nổi tiếng là người nói hay, một nhà hùng biện, nhưng ít ai biết rằng ông viết sai ngữ vựng tiếng Anh một cách kinh niên! Tôi nghĩ giỏi về kĩ thuật và văn phạm của một ngôn ngữ là điều kiện cần chứ chưa đủ để dẫn đến giỏi về khả năng truyền đạt thông tin, và điều này áp dụng cho tất cả các thành phần xã hội, chứ chẳng riêng gì người thầy thuốc.

Cần tiếng Anh, Hi Lạp và Latin?

Nhưng hãy cứ giả định rằng cách lí giải như bà bộ trưởng là hợp lí, người ta cũng có thể đòi học sinh thi vào trường y phải học tiếng Anh và các tiếng cổ đại như Latin và Hi Lạp. Tại sao? Tại vì phần lớn những thuật ngữ y khoa có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp và Latin. Do đó, học hai ngôn ngữ này rất có ích trong việc đọc và hiểu nguồn gốc các thuật ngữ y khoa. Ngoài ra, có nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng sinh viên y từng học hai ngôn ngữ này có khả năng suy luận logic tốt hơn và điểm học cũng cao hơn các đồng môn không học Latin và Hi Lạp.

Ngoài ra, về tiếng Anh, thì lí do đơn giản là sách giáo khoa y học ngày nay chủ yếu viết bằng tiếng Anh. Bài báo khoa học cũng chủ yếu (có lẽ hơn 95%) viết bằng tiếng Anh. Hội nghị khoa học quốc tế cũng dùng tiếng Anh. Trong y khoa, đi đâu, làm gì cũng "đụng" tiếng Anh. Trong khi đó, các chuyên gia VN hoặc không có thì giờ, hoặc chưa đủ trình độ để viết một bộ sách giáo khoa y học, mà dịch thì chúng ta biết là không thể nào dịch thoát ý và chuyển tải hết nội dung khoa học của sách giáo khoa y học. Kinh nghiệm của tôi cho thấy am hiểu tiếng Anh và giúp cho sinh viên suy nghĩ tốt hơn là tiếng Việt, bởi vì một khái niệm phức tạp có thể mô tả bằng chỉ 1 chữ tiếng Anh, nhưng cũng khái niệm đó có thể cần đến một câu tiếng Việt để mô tả mà ít ai hiểu nổi.

Trong thực tế, dù sinh viên y VN ngày nay đã khá nhiều về tiếng Anh, nhưng vẫn còn chưa ở trình độ có thể đối thoại một cách tự tin như các đồng nghiệp Đông Nam Á. Do đó, theo lí giải của bà bộ trưởng, thì học sinh cần phải thi tiếng Anh trước khi vào trường y. Vì thế, nhu cầu tiếng Anh trong y khoa có khi còn quan trọng hơn nhu cầu môn văn. Mà, quả thật, đã có nghiên cứu hẳn hoi bên Iran cho thấy sinh viên nào giỏi tiếng Anh thì họ thường học giỏi trong các trường y (4).

Nói tóm lại, tôi không thấy có chứng cứ nào để bắt buộc học sinh muốn theo học y khoa phải thi môn văn. Vấn đề quan trọng hơn là cải cách phương pháp tuyển chọn học sinh vào trường y chứ không phải môn văn. Không nên chỉ đơn giản dựa vào điểm thi tuyển mà tuyển sinh viên y, vì điểm này chẳng có ý nghĩa gì trong sự thành công trong học tập. Tôi nghiêng về quan điểm xem ngành y là một ngành sau đại học, và theo đó, sinh viên muốn theo học trường y nên được tuyển từ các sinh viên đã xong chương trình cử nhân.

Đọc thêm:

(1) Lakshmipati G. Care of the medical outpatient, 2003. trang vii–vii. Nama publication, Coimbatore, Tamilnadu.

(2) Wilkinson D, et al. Predictive validity of the Undergraduate Medicine and Health Sciences Admission Test for medical students’ academic performance. Medical Journal of Australia 2011; 194 (7): 341-344.

(3) Ferguson E, et al. Factors associated with success in medical school: systematic review of the literature. BMJ. Apr 20, 2002; 324.

(4) Sadeghi B, et al. English Language Proficiency as a Predictor of Academic Achievement among Medical Students in Iran. Theory and Practice in Language Studies, Vol. 3, No. 12, pp. 2315-2321.

GS. Nguyễn Văn Tuấn