Showing posts with label KINH NGHIỆM LÂM SÀNG. Show all posts
Showing posts with label KINH NGHIỆM LÂM SÀNG. Show all posts

Tuesday, July 21, 2015

MỘT TRƯỜNG HỢP TỬ VONG VÌ BÁC SĨ KHÔNG TIẾP CẬN CÔNG NGHỆ: SỬ DỤNG WARFARIN TRONG RUNG NHĨ


Bà Marjorie Irene Aston, 86 tuổi, ở Nam Úc đã qua đời sau khi bị xuất huyết não, căn nguyên do dùng quá liều thuốc chống đông theo kết quả giám định Y pháp [1]. Trong khi đó cái chết này có thể gần như tránh được nếu quy trình theo dõi bệnh nhân được chặt chẽ và khép kín. Mà lỗi rất vô duyên là ở chỗ chỉ vì liên hệ giữa hai thầy thuốc bị gián đoạn do thư gửi đi chậm như rùa bò, nên bệnh nhân ở trong tình trạng bị "đánh trống bỏ dùi".
Bà Aston bị mắc chứng loạn nhịp tim kiểu rung nhĩ (atrial filbrillation). Nói nôm na, chứng rung nhĩ này là do rối loạn nhịp tim, dòng máu bị ngưng đọng, làm cho máu dễ đông vón, giống như vón tiết canh. Cục máu vón này có thể trôi ra theo dòng máu và đi đến não làm tắc nghẽn mạch não, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nhồi máu não làm bệnh nhân đột quỵ (stroke), rất nguy hiểm đến tính mạng và di chứng lâu dài. Để phòng chống, bệnh nhân thường được cho dùng thuốc như aspirin (làm giảm sinh tiểu cầu- một loại tế bào máu gây vón máu) nếu nguy cơ đông vón thấp, hoặc như warfarin (loại thuốc chống đông) nếu nguy cơ đông vón cao. Khi đó bệnh nhân lại bị ở vào một thái cực nguy cơ khác, là có nguy cơ dễ chảy máu, và có thể chảy ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể nơi mà có mạch máu đến.
Nói thêm về việc sử dụng warfarin, một loại thuốc chống đông máu hữu hiệu nhưng khá nguy hiểm. Cơ chế hoạt động nó khá đơn giản là ức chế một yếu tố tham gia trong chuỗi làm vón cục máu, nên làm cho máu loãng ra, khó có khả năng kết dính để cầm máu khi mạch máu bị thương tổn. Với loại thuốc này, chảy máu nhẹ như có thể máu bầm tụ trên da, đến nặng hơn như chảy máu đường tiểu, tụ máu trong bụng, sau bụng và chảy máu não. Điều đặc biệt thứ hai của loại thuốc này là liều lượng điều trị, ngưỡng chảy máu rất thay đổi, tùy thuộc vào từng người, nên khi sử dụng nó có một quy trình theo dõi rất chặt chẽ. Thứ ba là tương tác thuốc giữa warfarin với các thuốc khác rất nhiều, có loại làm tăng tác dụng có loại làm giảm tác dụng của warfarin do cơ chế bài tiết qua gan. Có hai cách để theo dõi việc dùng thuốc này là làm xét nghiệm một chỉ số gọi là INR, nếu càng cao thì nguy cơ chảy máu càng cao; và theo dõi biểu hiện chảy máu trên người bệnh. Trị số INR lý tưởng cho người bị rung nhĩ là giữa khoảng 2-3. Dưới 2 thì coi như thuốc chưa đủ có tác dụng mà trên 3 thì nguy cơ chảy máu cao.
Trở lại chuyện bà Aston, vì bị chứng rung nhĩ, sau khi dùng aspirin được một thời gian, BS Gia đình giới thiệu bà đến BS Chuyên khoa Tim Mạch, GS John Horowitz để xem và có ý kiến. GS Horowitz đã quyết định đổi thuốc, dừng aspirin và cho bà dùng warfarin. Ông có yêu cầu bà đi làm xét nghiệm INR vào 2 ngày sau và cần đến gặp BS Gia đình của bà - BS Fong Liew trong ngày đó. Một mặt GS Horowitz cũng viết một lá thư gửi cho BS Fong Liew mô tả lại buổi khám và kế hoạch điều trị cho Bà Aston- một việc làm rất thường quy đối với các bác sĩ khi gửi bệnh nhân đi khám nơi khác. Thư được gửi đi qua đường bưu điện, cũng rất thường quy với ông từ khi ông hành nghề.
Hai ngày sau, đúng hẹn bà Aston có đi làm xét nghiệm INR, lúc đó là 1.9. Thế nhưng trong tờ giấy xét nghiệm GS Horowitz quên, không yêu cầu gửi kết quả cho BS Fong Liew. Và mặt khác thì bà Aston lại nghĩ là bà phải chờ BS Liew liên hệ với bà để đến khám; trong khi BS Liew lại chưa nhận được thư của GS Horowitz gửi. Nên mọi chuyện coi như bị đứt đoạn ở đây, và cũng là bắt đầu cho hàng loạt sự kiện "họa vô đơn chí" xảy ra sau đó.
Cứ theo toa của GS Horowitz, bà Aston vẫn đều đặn uống 5mg warfarin mỗi ngày, vẫn yên tâm chờ BS Liew gọi để đến khám. Cho tới nửa tháng sau, bà bỗng có biểu hiện đi tiểu ra màu hồng lợt như có máu, người nhà bà gọi BS Liew. Khi bác sĩ Liew đến khám bệnh tại nhà thì ông mới biết rằng bà đã được GS Horowitz cho dùng warfarin. Một mặt ông đề nghị dừng warfarin do nghĩ đến tai biến chảy máu; mặt khác ông thử nước tiểu nhanh cho thấy trong máu có lẫn hồng cầu và bạch cầu, ông đồ đoán bà bị nhiễm trùng tiết niệu nên kê kháng sinh cho bà. Vì lúc đến thăm bệnh trời đã tối, nên ông quyết định sẽ lấy máu gửi đi xét nghiệm đo độ loãng máu (INR) vào ngày hôm sau.
Ngày hôm sau trở lại thăm bệnh, ông thấy nước tiểu của bà đỡ hồng hơn, ông lấy máu và gửi đi làm xét nghiệm INR. Lại điều không may xảy ra, mẫu máu BS Liew lấy gửi đi quá ít, không đủ làm INR, phòng xét nghiệm cố gắng liên lạc lại với bác sĩ nhưng không thành vì đã chiều tối thứ Sáu, rồi cả ngày thứ Bảy, phòng mạch đóng cửa.
Sáng thứ Bảy, khi con trai gọi điện, bà báo cho biết là đêm qua bà đứng dậy, vì chân yếu quá nên bà té, ngã ngửa đập đầu vào thành giường, "hơi ê ẩm lúc đó", giờ thì đỡ đau rồi, và chỉ có bầm ở tay chút đỉnh thôi. Đến chiều, con trai bà đến gọi cửa không thấy trả lời, khi vào được tới trong nhà thì thấy bà ngồi gục đầu trên ghế. Bà được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện, tại đó chụp CT não cho thấy xuất huyết nặng và xét nghiệm chỉ số máu loãng là 12 (cao ở mức quá nguy hiểm). Bà qua đời ngay trong đêm hôm đó, tức 16 ngày sau khi bắt đầu điều trị warfarin ở liều 5mg mỗi ngày, không được theo dõi.
Bốn ngày sau khi bà Aston qua đời thì thư của GS Horowitz mới tới tay BS Liew!
Giáo sư John Horowitz
Tốt nghiệp Y khoa tại ĐH Adelaide năm 1971, BS Horowitz thăng tiến rất nhanh trong nghề nghiệp. Sau 8 năm ông vừa có bằng chuyên khoa Tim mạch vừa có học vị Tiến sĩ Dược lý Lâm sàng. Ông cũng có thời gian tu nghiệp sinh 2 năm ở Harvard. Là Giáo sư của hai trường ĐH Úc và một ĐH bên Scotland và là Trưởng khoa Tim mạch cho hai bệnh viện, ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng, điều trị warfarin. Cho nên có thể nói GS Horowitz là một "guru" trong lĩnh vực này. Không ai có thể bắt bẻ ông được về những quyết định điều trị lâm sàng của ông về việc sử dụng hay không sử dụng warfarin. GS Horowitz là bậc thầy "chơi dao warfarin", thế nhưng ông lại vấp ngay "lỗ chân trâu", chỉ vì cái thư chết tiệt không đến được tay BS Liew mà phải trả giá một mạng người.
Phải chi trong ngày hôm đó, sau khi kê đơn warfarin cho bệnh nhân, ông hoặc thư ký của ông nhấc máy gọi điện cho BS Liew, phải chi gõ vài dòng email, phải chi fax cái thư đi, hoặc tệ lắm phải chi chỉ gạnh thêm một dòng cc kết quả cho BS Liew...Hàng loạt những "phải chi" rất đơn giản như thế nhưng đã không xảy ra. Chỉ vì cả một đời làm BS chuyên khoa như ông, ông chưa bao giờ có thói quen đó cả. Ông vẫn giữ thói quen ông có được từ khi ông ra trường đến giờ, cái thời chẳng có một phương tiện hỗ trợ hiện đại nào cả. Nói không đâu xa, như một vị bác sĩ thâm niên nơi tôi đang làm hiện nay, tuổi ông chắc cũng ở tầm GS Horowitz. Trong khi tụi tôi hoàn toàn dùng hệ thống điện toán, thì ông vẫn hàng ngày cần mẫn ghi chép tay. Tất thảy. "You can't teach an old dog new tricks" (Không dễ gì thay đổi được thói quen), ngạn ngữ tây đã nói thế.
Về quyết định chuyển đổi từ aspirin sang warfarin ở một bệnh nhân 86 tuổi, theo cá nhân tôi thì GS Horowitz có lẽ đã hơi quá tự tin và khả năng của mình. Việc sử dụng thuốc chống đông warfarin ở người có tuổi là một con dao hai lưỡi, mà lưỡi nào cũng sắc! Lợi thì có thể có, nhưng về điểm hại ở người có tuổi là nguy cơ xuất huyết đe dọa tính mạng rất cao dù chỉ với một chấn thương nhẹ như tự té ngã. Mà người già thì té ngã thường xuyên.
BS Fong Liew
BS Liew tốt nghiệp Y khoa năm 1968 tại Singapore. Trước khi định cư và hành nghề ở Úc, ông có thời gian làm việc ở Malaysia, rồi có thời gian làm BS quân đội cho quân đội Úc. Trước khi là BS Gia đình, ông có 5 năm làm ở khoa cấp cứu trong bệnh viện. Nói như thế có nghĩa BS Liew là một bác sĩ đa khoa có bề dày thời gian và kinh nghiệm. Thế nhưng chính bản thân ông cũng không hiểu sao ông có những quyết định "thật ngớ ngẩn", khi viết tường trình.
Lúc đến thăm bệnh tại nhà, ông thử nước tiểu bà Aston có máu (hồng cầu) và bạch cầu, ông cũng có nghĩ đến chuyện xuất huyết do warfarin và ông đã cho dừng thuốc. Nhưng ông nghĩ là bà bị nhiễm trùng đường tiểu do có bạch cầu. Ở điểm này, có thể ông đã suy luận chưa kỹ càng. Thứ nhất, trong nước tiểu phụ nữ, bạch cầu dương tính thì không có nghĩa gì cả nếu phản ứng nitrite âm tính vì ở phụ nữ hay có bạch cầu thoát ra, cũng như protein. Do đó chỉ có thể tạm kết luận được nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ khi có cả bạch cầu và phản ứng nitrite dương tính- bằng chứng sự có mặt của vi khuẩn. Trong khi đó trên một bệnh cảnh đang dùng thuốc chống đông máu, nước tiểu có hồng cầu, lẫn bạch cầu, như thế phản ứng đầu tiên cần nghĩ đến là xuất huyết. Bạch cầu là một thành phần trong máu và thoát ra theo hồng cầu. Đây là một cấp cứu, bệnh nhân cần phải được chuyển ngay tới bệnh viện ngay tại thời điểm đó.
Rồi ngày hôm sau, ông lấy máu làm xét nghiệm, xui xẻo thay, lượng máu lấy không đủ, nên không có kết quả ngay, lại thêm vào đúng cuối tuần. Thế nhưng hơi ngạc nhiên, một phòng mạch bác sĩ nào ở Úc tối thiểu cũng phải có một máy đo INR cầm tay; chỉ cần trích một giọt máu và thử như là thử đường máu, kết quả có ngay chỉ trong vòng dưới 1 phút, và khá chính xác. Chẳng nhẽ BS Liew không có cái máy "cứu cánh" đơn giản này, hà tất phải lụy phòng xét nghiệm. Cho xét nghiệm, mặc dù ông có đánh dấu "khẩn" rồi ông cũng quên theo dõi, ông cũng "không hiểu tại sao như thế!"
Phàm đã là con người thì ai cũng có thể phạm lỗi, chứ không ai tài giỏi cả. Vấn đề là phải làm thế nào để tránh lỗi lầm cho người khác chứ không phải đổ lỗi. Ngay sau đó Pháp y đã kiến nghị đến các hội đoàn Y khoa phải chấn chỉnh, sửa lại quy trình quản lý điều trị warfarin cho chặt chẽ, tránh phạm phải lỗi ngớ ngẩn mà không đáng như thế. Còn số phận của GS Horowitz và BS Liew ra sao thì còn chờ vào hồ sơ khởi tố của hội đồng Y khoa và quyết định của tòa án.
Trao đổi thông tin giữa các đồng nghiệp về sức khỏe của bệnh nhân đóng vai trò rất quan trọng trong khâu đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Trao đổi thông tin giữa các thầy thuốc không hữu hiệu là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sai lầm chuyên môn và nguy hiểm cho người bệnh [2,3,4]. Có nghiên cứu cho thấy 70% các lỗi trong quá trình trao đổi thông tin dẫn đến hậu quả [5]. Trao đổi thông tin giữa thầy thuốc và người bệnh cũng đóng vai trò quan trọng không kém, và có lẽ đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến khiếu kiện [6]
Hai từ "thông tin" và "truyền tin" thường được dùng lẫn lộn với nhau nhưng kỳ thực là có nghĩa hoàn toàn khác nhau. Thông tin là phát ra, còn truyền tin là tiếp nối được [với người nhận] (The two words 'information' and'communication' are often usedinterchangeably, but they signifyquite different things. Informationis giving out; communication isgetting through.) - Sydney J. Harris26
========================
[1] http://www.courts.sa.gov.au/…/…/ASTON%20Marjorie%20Irene.pdf
[2] Woolf SH, Kuzel AJ, Dovey SM, et al. A string of mistakes: The importance of cascade analysis in describing, counting, and preventing medical errors.Ann Fam Med 2004; 2: 317-326.
[3] Lingard LS, Espin S, Whyte G, et al. Communicationfailures in the operating room: An observational classification of recurrent types and effects. Qual Saf Health Care 2004; 13: 330-334.
[4] Leonard M, Graham S, Bonacum D. The human factor: The critical importance of effective teamwork and communication in providing safe care. Qual Saf Health Care 2004; 13: 85-90.
[5] Joint Commission on Accreditation of Healthcare Organizations. 2005 National Patient Safety Goals.www.jointcommission.org/Patient…/NationalPatientSafetyGoals/
[6] http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1201002/

Nguồn: facebook BS Nguyễn Đình Nguyên - Sydney

Sunday, March 22, 2015

5 ĐIỀU ĐẦU TIÊN KHI HỌC LÂM SÀNG


1. Đọc bệnh án chỉ để làm quen và rồi ngó qua mục thông tin cá nhân của bệnh nhân ở phần đầu của bệnh án để xem BS nào đó đã điền đủ chưa. Nếu chưa, thì hãy tìm tới bệnh nhân đó mà hỏi để điền vào cho đủ, việc làm này không ai bắt nhưng nếu thấy có lợi cho bệnh nhân thì hãy làm và cũng sẽ giúp mình sau này làm bệnh án khỏi bỏ sót
2. Tìm cách làm quen với bệnh nhân và thực hành cách giao tiếp với bệnh nhân để hỏi bệnh sử. Mới đầu nên đặt câu hỏi ngắn gọn và đơn giản thôi. Hãy nhớ rằng câu hỏi bắt đầu bằng : Thế nào (How), Cái gì (What), Khi nào (When), Ở đâu (Where), Bao lâu (How long), Bao nhiêu ( How many), Tại sao ( Why), câu hỏi Có;/Không. Nên đặt câu hỏi ghi vào số tay trước khi đến gần bệnh nhân để hỏi, làm như thế sẽ khỏi bị lúng túng trước mặt bệnh nhân gây mất niềm tin làm cho bệnh nhân từ chối tiếp chuyện. 

3. Thử khám một vài bệnh nhân bằng cả 4 kỹ năng: Nhìn, Sờ, Gõ , Nghe xem mình còn lúng túng ở chỗ nào từ đó trau dồi kỹ năng đồng thời lật sách ra xem tự tìm cách thực hành thuần thục sau đó mới khám cho bênh nhân, làm như thế dần dần rối cố gắng sao cho hoàn thiện tất cả các kỹ năng này.
4. Đánh giá kiến thức và thực hành của mình trong Mục 2 và 3 để xem vùng nào còn yếu, chưa nhớ ra từ đó tìm sách mà ôn và đọc thêm tài liệu về các môn khoa học cơ bản đã học và đồng thời cũng ôn lại cách hỏi bệnh sử và khám thực thể dù đã học nhưng chưa nhớ hoặc học chưa đủ thì tìm tài liệu mà đọc lại, đó là cuốn Bates’ guire to Physical examinatuon and history taking và tham khảo thêm trong mấy links này: http://lstvn.org/tin-tuc/danh-muc-2/66/lay-benh-su.html
5. Tới khoa nào cũng nên thống kê mặt bệnh của khoa đó, sau đợt học tại một khoa tổng kết có bao nhiêu mặt bệnh để năm sau vào bệnh học biết mà đọc sách những bệnh đó trước khi học lâm sàng sẽ tiếp thu được nhiều hơn
Cuối cùng tôi muốn nhấn mạnh rằng sinh viên năm đầu tiên học lâm sàng là phải hoàn thành được 3 mục tiêu bên dưới:
1) Hỏi bệnh sử một cách thành thạo và biết cách ghi chép thông tin bệnh sử đã thu thập vào sổ tay của mình và hồ sơ bệnh án
2) Khám thực thể tất cả 14 hệ cơ quan trong cơ thể một cách thuần thục
3) Biết làm một hồ sơ bệnh án đầy đủ những thông tin cơ bản của bệnh nhân ( phần này để gần cuối năm hãy làm)


Nguồn: Hoa Tran Facebook

Wednesday, March 18, 2015

PHƯƠNG PHÁP HỌC Y Ở MỸ - CHIA SẺ CỦA GS THẠCH NGUYỄN

1. Dựa trên kinh nghiệm giáo dục nào mà các bác sĩ đã quyết định giao cho sinh viên y năm thứ hai nhiều bài thuyết trình khó như vậy?
BS. Thạch Nguyễn: “Cách học tốt nhất là trình bày, hay dạy lại những khái niệm hay ý tưởng.”
Theo hình 1 (từ Phòng nghiên cứu Huấn luyện quốc gia, Bethel, Maine), mức độ ghi nhớ chỉ thấp ngang 5% nếu chỉ nghe bài giảng. Người nghe sẽ nhớ nhiều hơn nếu họ có thể học từ cách trình bày, thảo luận hay từ thực tế. Tuy nhiên, cách tốt nhất là trình bày, hay dạy lại những khái niệm hay ý tưởng.
Bên phía trái của hình vẽ, hình tháp ngược cho thấy bảng phân loại kiến thức của Bloom. Đây là mức độ thu nạp kiến thức hay ý tưởng. Chỉ ghi nhớ là mức độ tiếp thu thấp nhất.. Hiểu thông tin là tốt. Nhưng biết cách áp dụng thì tốt hơn nhiều. Phân tích hay đánh giá thông tin tiếp nhận được là rất tốt. Tuy nhiên, mức độ cao nhất của kiến thức là sáng tạo ra ý tưởng mới, khái niệm mới, lý thuyết mới.
Bloom
Hình 1: Bên hình phải cho thấy mức độ ghi nhớ theo các cách học khác nhau. Bên trái là hình tháp ngược cho thấy bảng phân loại kiến thức của Bloom.
Dựa trên những khái niệm của hình tháp bên phải, đó là lý do vì sao khi sinh viên TTU được chỉ định  nghiên cứu một chủ đề, tóm tắt dữ kiện, sắp xếp thông tin và trình bày chủ đề bổ sung cho bài giảng của các giáo sư.
Chất lượng phần trình bày được đánh giá dựa vào hình tháp bên trái. Nếu họ chỉ nhắc lại những điều đã nghe, đó là mức độ 1. Nếu sinh viên có thể giải thích những gì họ đọc hay nghe, họ ở mức độ 2. Nếu họ có thể áp dụng những điều đã học, họ ở mức độ 3. Thường thì giảng dạy sinh viên y khoa sẽ ở mức độ 3 (áp dụng kiến thức y khoa vào thực tế).
Các bác sĩ nội trú trẻ sẽ học cách phân tích những tình huống y khoa từ đơn giản đến phức tạp và áp dụng điều trị phù hợp. Các bác sĩ đang theo học những chuyên khoa khác nhau (tim mạch, tiêu hoá, nội tiết, thần kinh…) sẽ có khả năng đánh giá về phương pháp và kế hoạch điều trị…
Dựa vào các khái niệm trên, chúng tôi đã giao cho sinh viên năm 2 khoa y TTU bài tập thuyết trình các vấn đề y khoa bằng tiếng Anh. Sau các bài thuyết trình, cả giảng viên và sinh viên đều cảm thấy hài lòng về những gì đã làm được.
DSC 0463
BS. Thạch Nguyễn
2. Bác sĩ có thể cho biết trình độ thực sự về Anh ngữ của sinh viên năm thứ hai?
BS. Thạch Nguyễn: “với sinh viên y khoa, lưu loát tiếng Anh rất quan trọng. Tuy nhiên nếu chỉ có mỗi tiếng Anh cơ bản, họ chỉ có thể tìm được việc lau dọn nhà thương mà thôi.”
BS. Thạch Nguyễn nói: “Các GS rất ấn tượng về trình độ Anh ngữ của sinh viên năm thứ 2. Có sự cải thiện lớn về Anh ngữ so với 1 năm trước (10/2013). Tuy nhiên, để đánh giá chất lượng một cách chính xác chúng tôi còn phải tìm hiểu có phải mọi sinh viên đều lưu loát về tiếng Anh hay không?”
Nhà trường vẫn cần giúp sinh viên cải thiện tiếng Anh
Từ quan điềm thống kê, đây là vấn đề chọn mẫu. Có phải mọi sinh viên đều có cơ hội trả lời và được trắc nghiệm về tiếng Anh hay không? Nếu chỉ khảo sát trên một nhóm sinh viên đã thật sự giỏi tiếng Anh, kết quả sẽ bị lệch lạc.
Tình huống này giống như cách tính cách biến chứng trong nghiên cứu lâm sàng. Nếu một bệnh nhân nhồi máu cơ tim chết trước khi được làm can thiệp mạch máu và sau khi được phân vào nhóm làm can thiệp, bệnh nhân này sẽ được tính vào tử vong của nhóm can thiệp, mặc dù không làm thủ thuật. Do đó, có thể số biến chứng sẽ thấp hơn trong nhóm can thiệp vì bệnh nhân chết sẽ không có những biến chứng muộn như đột quị, tái nhồi máu hay chảy máu. Áp dụng điều này vào lớp học, nếu những sinh viên giỏi tiếng Anh trả lời tất cả câu hỏi, các giảng viên sẽ thấy nhiều câu trả lời mà không thấy rằng chỉ một nhóm sinh viên nói lưu loát. Những sinh viên không trả lời vì tiếng Anh kém sẽ không tạo ra ấn tượng xấu nào cho các giáo sư.  Điều đó sẽ làm cho số liệu thống thống kê tốt hơn.
Dựa trên các lý do này, ngay cả khi đa số sinh viên năm thứ hai đều giỏi tiếng Anh, nhà trường vẫn cần giúp cho sinh viên  cải thiện tiếng Anh của mình.
Sinh viên y khoa TTU giỏi tiếng Anh không chưa đủ
Bác sĩ Thạch Nguyễn cho biết: “ Sinh viên y khoa TTU giỏi tiếng Anh không chưa đủ”. Bác sĩ kể thêm một câu chuyện rất thú vị: Một vài ngày trước khi đến Tân Tạo, BS. Latif nghỉ ở khách sạn Furama Đà Nẵng để dự Hội nghị tim mạch Việt Nam lần thứ 14. Hôm sau khi BS. Latif đến (CN 12.10), ông ta nghĩ quên hộ chiếu Hoa Kỳ vì không tìm thấy nó. Thật ra, quầy lễ tân đang giữ nó. Khi BS. Latif lục tung phòng để tìm kiếm, một nhân viên quét dọn đi vào để làm việc. Khi thấy phòng bừa bộn, chị ta hỏi chuyện gì vậy. BS Latif trả lời bằng tiếng Anh là ông ta đang tìm một cuốn sổ nhỏ màu xanh, ông chỉ chỗ đã cất nó và lần cuối cùng ông nhìn thấy nó. Chị ta hiểu này và giúp ông ta. BS. Latif rất ngạc nhiên là một nhân viên quét dọn có thể hiểu cuộc nói chuyện ở mức độ trung bình này bằng tiếng Anh. Nên với sinh viên y khoa, lưu loát tiếng Anh rất quan trọng. Tuy nhiên nếu chỉ có tiếng Anh cơ bản, họ chỉ có thể tìm được việc lau dọn nhà thương mà thôi.
3. Vậy bác sĩ có thể cho biết làm sao để sinh viên TTU có thể học tốt hơn?
BS. Thạch Nguyễn: “Chúng ta còn phải làm gì nữa để mọi thứ tốt đẹp hơn?”
Là những giảng viên đang giảng dạy tại Mỹ, chúng tôi có một số lời khuyên dành cho sinh viên khoa y TTU. Nếu thuyết trình giúp việc học của sinh viên tốt hơn, chắc chắn các bạn sinh viên Việt Nam sẽ thắc mắc: sinh viên y khoa Mỹ chuẩn bị bài thuyết trình của mình như thế nào?
 Cách tiếp cận theo từng trường hợp
 Làm sao để tốt hơn? Ở Hoa kỳ, chúng tôi dùng cách tiếp cận theo từng trường hợp. Sinh viên được chia thành nhóm 5 người. Họ sẽ đến bệnh viện và mỗi nhóm được chỉ định một trường hợp cụ thể. Ví dụ, một nhóm được xem một bệnh nhân suy tim ứ huyết. Nhóm này sẽ tìm hiểu về suy tim: cơ thể học của tim, mô học, sinh lý học, sinh lý bệnh… họ cũng sẽ học cách khám bệnh nhân và sẽ xem xét các xét nghiệm chẩn đoán. Việc này cần nhiều thời gian và họ có thể chỉ theo dõi một trường hợp mỗi tháng. Tuy nhiên, khi họ chú tâm vào một bệnh và sẽ rất ấn tượng khi các giáo sư thỉnh giảng đến trường, sinh viên có thể trình bày trường hợp bệnh nhân của họ, có thể hỏi một cách cụ thể thay vì chỉ nghe giảng. Các giáo sư thỉnh giảng nghe phần trình bày của sinh viên và chất vấn để thử nghiệm hiểu biết của họ. Đây là cách giáo dục tương tác và thú vị cho cả sinh viên và giảng viên, và nó cũng làm cho sinh viên có trách nhiệm hơn. Nó cũng là cách rất trực quan cho những giáo sư thỉnh giảng tìm hiểu thêm về cách xử trí bệnh ở Việt nam.
Sử dụng Internet
Sinh viên còn có thể học từ những bác sĩ Việt Nam và sinh viên nên sử dụng Internet để giải đáp thắc mắc và tìm thông tin. Họ sẽ học không chỉ về một bệnh lý cụ thể mà còn học cách sử dụng Internet và cách tìm lời giải đáp. Đây là cách tất cả các bác sĩ tiếp tục học hỏi sau khi đã tốt nghiệp trường y. Những nguồn thông tin trực tuyến như Dynamed, and PubMed, UpToDate.com rất hữu ích. Trong khi trang bị cho mình những kiến thức về y khoa mới nhất, sinh viên còn cần hoàn thiện kỹ năng tiếng Anh.
Cuộc đua để trở thành những người tiên phong
Để làm cho việc giảng dạy có hiệu quả, từ đó giúp sinh viên y TTU học tốt hơn không phải là một điều đơn giản. Tuy nhiên phải khẳng định rằng việc dạy và học phải luôn được cải tiến, cuộc đua để trở thành những người tiên phong là cuộc đua của toàn thể sinh viên, giảng viên và nhân viên khoa y TTU. Chúng ta luôn phải tự tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Chúng ta còn phải làm gì nữa để mọi thứ tốt đẹp hơn?
Nguồn: http://med.ttu.edu.vn/index.php/vn/tin-tuc/287-t-i-cac-cau-h-i-v-hoa-sinh-danh-cho-sinh-vien-ttu-ms1

Tuesday, February 3, 2015

TOP 200 THUỐC BÁC SĨ VÀ DƯỢC SĨ CẦN NHỚ


Đây là tập hợp 200 thuốc dùng phổ biến nhất năm 2015 đã được FDA công nhận, số càng nhỏ là càng được dùng phổ biến.

STT
Tên gốc
Biệt dược
Điều trị / nhóm thuốc
49
Memantine
Namenda®
Alzheimers
105
Eszopiclone
Lunesta®
An thần
131
Temazepam
Restoril®
An thần
167
Nitroglycerine
NitroStat® SL
Đau thắt ngực
162
Etanercept
Enbrel®
Viêm khớp
134
Sildenafil
Viagra®
Bất lực
152
Vardenafil
Levitra®
Bất lực
169
Tadalifil
Cialis®
Bất lực
83
Allopurinol
Zyloprim®
Bệnh gút
109
Colchicine
Colcrys®
Bệnh gút
157
Febuxostat
Uloric®
Bệnh gút
120
Ropinirole
Requip®
Bệnh Parkinson
182
Benztropine
Cogentin®
Bệnh Parkinson
191
Pramipexole
Mirapex®
Bệnh Parkinson
38
Tiotropium
Spiriva®
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
160
Roflumilast
Daliresp®
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
5
Esomeprazole
Nexium®
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
21
Omeprazole
Prilosec®
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
59
Pantoprazole
Protonix®
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
92
Dexlansoprazole
Dexilant®
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
96
Ranitidine
Zantac®
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
97
Famotidine
Pepcid®
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
114
Metoclopramide
Reglan®
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
161
Rabeprazole
Aciphex®
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
172
Lansoprazole
Prevacid®
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
54
Folic Acid
Folvite®
Bổ sung vi chất
118
Vitamin D
Caltrate®
Bổ sung vi chất
187
Varenicline
Chantix®
Cai thuốc lá
16
Metformin
Glucophage®
Cai thuốc phiện
63
Buprenorphine
Suboxone®
Cai thuốc phiện
192
Liraglutide
Victoza®
Cai thuốc phiện
27
Amlodipine
Norvasc®
Chẹn kênh canxi
165
Nifedipine
Procardia®
Chẹn kênh canxi
188
Verapamil
Verelan®
Chẹn kênh canxi
23
Valsartan
Diovan®
Chẹn thụ thể angiotensin 2
55
Olmesartan
Benicar®
Chẹn thụ thể angiotensin 2
113
Irbesartan
Avapro®
Chẹn thụ thể angiotensin 2
11
Metoprolol
Lopressor®
Chẹn thụ thể beta
50
Atenolol
Tenormin®
Chẹn thụ thể beta
128
Bisoprolol
Zebeta®
Chẹn thụ thể beta
163
Nebivolol
Bystolic®
Chẹn thụ thể beta
77
Pregabalin
Lyrica®
Chống co giật
190
Phenytoin
Dilantin®
Chống co giật
39
Gabapentin
Neurontin®
Chống động kinh
103
Topiramate
Topamax®
Chống động kinh
155
Divalproex
Depakote®
Chống động kinh
158
Lamotrigine
Lamictal®
Chống động kinh
26
Warfarin
Coumadin®
Chống đông máu
72
Rivaroxaban
Xarelto®
Chống đông máu
8
Clopidogrel
Plavix®
Chống kết tập tiểu cầu
193
Ticagrelor
Brilinta®
Chống kết tập tiểu cầu
32
Alprazolam
Xanax®
Chống lo âu
33
Clonazepam
Klonopin®
Chống lo âu
51
Diazepam
Valium®
Chống lo âu
80
Lorazepam
Ativan®
Chống lo âu
144
Buspirone
Buspar®
Chống lo âu
29
Quetiapine
Seroquel®
Chống loạn thần
94
Olanzapine
Zyprexa®
Chống loạn thần
121
Risperidone
Risperdal®
Chống loạn thần
176
Lurasidone
Latuda®
Chống loạn thần
116
Meclizine
Dramamine®
Chống nôn
135
Ondansetron
Zofran®
Chống nôn
12
Escitalopram
Lexapro®
Chống trầm cảm
17
Sertraline
Zoloft®
Chống trầm cảm
22
Trazodone
Desyrel®
Chống trầm cảm
25
Duloxetine
Cymbalta®
Chống trầm cảm
36
Citalopram
Celexa®
Chống trầm cảm
40
Aripiprazole
Abilify®
Chống trầm cảm
62
Paroxetine
Paxil®
Chống trầm cảm
68
Fluoxetine
Prozac®
Chống trầm cảm
79
Venlafaxine
Effexor®
Chống trầm cảm
86
Amitriptyline
Elavil®
Chống trầm cảm
101
Bupropion
Wellbutrin®
Chống trầm cảm
141
Desvenlafaxine
Pristiq®
Chống trầm cảm
159
Nortriptyline
Pamelor®
Chống trầm cảm
180
Mirtazepine
Remeron®
Chống trầm cảm
43
Methylprednisolone
Medrol®
Corticosteroid
153
Clobetasol
Clovate®
Corticosteroid
170
Triamcinolone
Kenalog®
Corticosteroid
66
Pioglitazone
Actos®
Đái tháo đường
85
Sitagliptin
Januvia®
Đái tháo đường
93
Glyburide
Diabeta®
Đái tháo đường
195
Saxagliptin
Onglyza®
Đái tháo đường
112
Glipizide
Glucotrol®
Đái tháo đường (type 2)
45
Fexofenadine
Allegra®
Dị ứng
75
Mometasone
Nasonex®
Dị ứng
102
Cetirizine
Zyrtec®
Dị ứng
31
Fluticasone
Flonase®
Dị ứng-
41
Potassium
K-Tab®
Điện giải
104
Valacyclovir
Valtrex®
Điều trị Herpes
106
Acyclovir
Zovirax®
Điều trị Herpes
132
Phentermine
Adipex® P
Giảm cân
2
Hydrocodone/APAP
Generic Only
Giảm đau
24
Tramadol
Ultram®
Giảm đau
28
Oxycodone/APAP
Percocet®
Giảm đau
52
Oxycodone
OxyContin®
Giảm đau
74
Codeine / APAP
Tylenol® #2
Giảm đau
126
Fentanyl
Duragesic®
Giảm đau gây nghiện
6
Atorvastatin
Lipitor®
Giảm lipid máu
7
Simvastatin
Zocor®
Giảm lipid máu
81
Ezetimibe
Zetia®
Giảm lipid máu
90
Niacin
Niaspan®
Giảm lipid máu
110
Gemfibrozil
Lopid®
Giảm lipid máu
10
Rosuvastatin
Crestor®
Giảm lipid máu
65
Lovastatin
Mevacor®
Giảm lipid máu
67
Pravastatin
Pravachol®
Giảm lipid máu
196
Lomitapide
Juxtapid®
Giảm lipid máu
200
Ezetimibe
Simvastatin
Vytorin®
Giảm lipid máu dạng kết hợp
119
Testosterone
AndroGel®
Giảm testosterone
42
Cyclobenzaprine
Flexeril®
Giãn cơ
47
Carisoprodol
Soma®
Giãn cơ
174
Methocarbamol
Robaxin®
Giãn cơ
183
Baclofen
Gablofen®
Giãn cơ
197
Tizanidine
Zanaflex®
Giãn cơ
88
Latanoprost
Xalatan®
Glaucôm
9
Montelukast
Singulair®
Hen phế quản
14
Albuterol
ProAir® HFA
Hen phế quản Dạng hít
154
Benzonatate
Tessalon®
Ho
127
Dicyclomine
Bentyl®
Hội chứng ruột kích thích
1
Levothyroxine
Synthroid®
Hormon tuyến giáp
100
Thyroid
Armour Thyroid®
Hormon tuyến giáp
69
Insulin Detemir
Levemir®
Insulin tác dụng kéo dài
99
Insulin Glargine
Lantus®
Insulin tác dụng kéo dài
78
Insulin Aspart
Novolog®
Insulin tác dụng nhanh
142
Insulin Lispro
Humalog®
Insulin tác dụng nhanh
125
Enoxaparin
Lovenox®
Kháng đông
138
Dabigatran
Pradaxa®
Kháng đông
30
Promethazine
Phenergan®
Kháng Histamin
122
Olopatadine
Patanol®
Kháng histamin
123
Moxifloxacin
Avelox®
Kháng khuẩn
185
Mupirocin
Bactroban®
Kháng khuẩn
70
Fluconazole
Diflucan®
Kháng nấm
146
Ketoconazole
Nizoral®
Kháng nấm
189
Clotrimazole
Lotrimin®
Kháng nấm
3
Amoxicillin
Amoxil®
Kháng sinh
13
Azithromycin
Zithromax®
Kháng sinh
37
Cephalexin
Keflex®
Kháng sinh
57
Doxycycline
Vibramycin®
Kháng sinh
71
Levofloxacin
Levaquin®
Kháng sinh
76
Ciprofloxacin
Cipro®
Kháng sinh
84
Penicillin
Pen VK®
Kháng sinh
107
Cefdinir
Omnicef®
Kháng sinh
108
Clindamycin
Cleocin®
Kháng sinh
117
Metronidazole
Flagyl®
Kháng sinh
143
Clarithromycin
Biaxin®
Kháng sinh
149
Minocycline
Minocin®
Kháng sinh
166
Nitrofurantoin
Macrobid®
Kháng sinh
173
Cefuroxime
Ceftin®
Kháng sinh
56
Prednisone
Deltasone®
Kháng viêm
181
Adalimumab
Humira®
Kháng viêm
18
Ibuprofen
Advil®
Kháng viêm không steroid
73
Celecoxib
Celebrex®
Kháng viêm không steroid
91
Naproxen
Aleve®
Kháng viêm không steroid
164
Nabumetone
Relafen®
Kháng viêm không steroid
194
Diclofenac
Voltaren®
Kháng viêm không steroid
35
Meloxicam
Mobic®
Kháng viêm không steroid (viêm khớp)
136
Oseltamivir
Tamiflu®
Kháng virus (cúm)
53
Risedronate
Actonel®
Loãng xương
58
Alendronate
Fosamax®
Loãng xương
179
Raloxifene
Evista®
Loãng xương
15
Hydrochlorothiazide
HCTZ
Lợi tiểu
20
Furosemide
Lasix®
Lợi tiểu
151
Spironolactone
Aldactone®
Lợi tiểu
61
Triamterene/HCTZ
Dyazide®
Lợi tiểu Kết hợp
111
Guiafenesin
Robitussin®
Long đàm
82
Estrogen
Premarin®
Mãn kinh
19
Zolpidem
Ambien®
Mất ngủ
178
Sumatriptan
Imitrex®
Migraine
150
Phenazopyridine
Pyridium®
Nhiễm trùng tiểu
145
Finasteride
Proscar®
Phì đại tiền liệt tuyến lành tính
156
Dutasteride
Avodart®
Phì đại tiền liệt tuyến lành tính
177
Terazosin
Hytrin®
Phì đại tiền liệt tuyến lành tính
44
Methylphenidate
Concerta®
Rối loạn tăng động giảm chú ý
89
Lisdexamfetamine
Vyvanse®
Rối loạn tăng động giảm chú ý
124
Dexmethylphenidate
Focalin®
Rối loạn tăng động giảm chú ý
129
Atomoxetine
Strattera®
Rối loạn tăng động giảm chú ý
198
Amphetamine /
Dextro-
amphetamine
Adderall®
Rối loạn tăng động giảm chú ý /Ngủ rũ (Narcolepsy)
171
Rivastigmine
Exelon®
Sa sút trí tuệ
46
Carvedilol
Coreg®
Suy tim
48
Digoxin
Lanoxin®
Suy tim
87
Clonidine
Catapres®
Tăng huyết áp
98
Diltiazem
Cardizem®
Tăng huyết áp
115
Losartan
Cozaar®
Tăng huyết áp
130
Ramipril
Altace®
Tăng huyết áp
184
Hydralazine
Apresoline®
Tăng huyết áp
186
Propranolol
Inderal®
Tăng huyết áp
175
Travoprost
Travatan®
Tăng nhãn áp
148
Methadone
Dolophine®
Thuốc cai nghiện
95
Tolterodine
Detrol®
Tiểu không tự chủ
147
Solifenacin
VESIcare®
Tiểu không tự chủ
168
Oxybutynin
Ditropan®
Tiểu không tự chủ
60
Tamsulosin
Flomax®
Tiểu nhiều lần
140
Doxazosin
Cardura®
Tiểu nhiều lần
4
Lisinopril
Prinivil®
Ức chế men chuyển
34
Benazepril
Lotensin®
Ức chế men chuyển
64
Enalapril
Vasotec®
Ức chế men chuyển
133
Quinapril
Accupril®
Ức chế men chuyển
199
Zoster Vaccine
Zostavax®
Vacxin Zona
137
Methotrexate
Rheumatrex®
Viêm khớp dạng thấp
139
Budesonide
Uceris®
Viêm loét đại tràng