Wednesday, September 17, 2014

XỬ TRÍ BỆNH ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC - TÓM TẮT KHUYẾN CÁO NĂM 2014 CỦA HỘI TIM MẠCH CANADA

Nguồn Canadian Journal of Cardiology 2014 (30) 577-589
Dich bởi chuyên đề tim mạch học (Hội tim mạch TP.HCM)
Download bản tiếng Anh: http://www.oni.vn/XfFCo

Ngưỡng kích thước cho can thiệp phình ĐM chủ ngực chương trình:
1.      Chúng tôi khuyến cáo việc quyết định can thiệp cho dự phòng ĐM chủ nên cá thể hóa, kết hợp những yếu tố liên quan với bệnh và những yếu tố liên quan đến bệnh nhân (khuyến cáo mạnh, mức chứng cứ trung bình).
Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nguy cơ biến chứng ĐM chủ và nguy cơ can thiệp phẫu thuật được trình bày trong bảng 1. Khi không chắc chắn trong quyết định, bệnh nhân nên được đưa đến các chuyên gia về xử trí bệnh ĐM chủ để xem xét can thiệp phẫu thuật.


Ngưỡng kích thước để xem xét cho can thiệp ĐM chủ đã giảm trong những năm gần đây, vì can thiệp chương trình đã giúp làm giảm bệnh suất và tử suất. Trong những trung tâm có kinh nghiệm, tỉ lệ tử vong của những sửa chữa chương trình cho phình ĐM chủ đoạn lên và gốc ĐM chủ chỉ khoảng 1%. Phình liên quan quai ĐM chủ và ĐM chủ ngực đoạn xuống có nguy cơ tử suất và biến chứng thần kinh cao hơn. Nghiên cứu sổ bộ IRAD (International Registry of Aortic Dissection) và những dữ liệu khác đã đưa đến câu hỏi ngưỡng hiện tại 5.5 cm cho phình ĐM chủ lên còn thích hợp?, bởi vì đường kính trung vị ở những bệnh nhân bóc tách ĐM chủ tip A và B thấp hơn 5.5 cm. Với ngưỡng can thiệp 5.5 cm, hơn ½ bóc tách ĐM chủ tip A không được ngăn ngừa. Tuy nhiên số bệnh nhân trong quần thể chung với đường kính ĐM chủ giữa 5.0–5.5 cm chiếm tỉ lệ lớn và tỉ lệ biến chứng của chúng hằng năm lại chưa được biết rõ.
2.      Chúng tôi khuyến cáo can thiệp phẫu thuật phình ĐM chủ ngực nên xem xét về căn nguyên và vị trí giải phẫu vì sẽ có ảnh hưởng đến chỉ định như trong bảng 2 (khuyến cáo mạnh, mức chứng cứ trung bình).
Những khác cần xem xét:
Bên cạnh ngưỡng kích thước, những yếu tố sau nên xem xét cẩn thận cho can thiệp ĐM chủ:
a)      Có triệu chứng: một số ít bệnh nhân sẽ có triệu chứng chèn ép, giảm tưới máu hoặc đau. Tất cả những triệu chứng này thường đi kèm với kết cục xấu và can thiệp phẫu thuật nên xem xét ở tất cả những bệnh nhân phình ĐM chủ có triệu chứng bất kể kích thước là bao nhiêu.
b)      Giả phình: giả phình ĐM chủ ngực thứ phát sau chấn thương, phẫu thuật ĐM chủ trước đây, thủ thuật catheter, hoặc trong những trường hợp bị thâm nhập loét mảng xơ vữa. Tần suất vỡ giả phình ĐM chủ chưa được biết. Can thiệp phẫu thuật có thể xem xét khi tổng đường kính ĐM chủ (bao gồm ĐM chủ tự nhiên và giả phình) đạt tiêu chuẩn trong bảng 2 hoặc nnếu giả phình có đường kính lớn nhất > 2 cm.
c)      Tốc độ tiến triển: tốc độ tiến triển điển hình của phình ĐM chủ là 0.1 cm/năm. Phình tiến triển nhanh ( tăng đường kính > 0.5 cm/năm) không thường gặp nhưng thường đi kèm với tăng biến chứng ĐM chủ. Can thiệp phẫu thuật nên được xem xét khi phình ĐM chủ tiến triển nhanh bất kể đường kính tuyệt đối của đoạn phình.
d)     Phẫu thuật tim kết hợp: can thiệp phẫu thuật nên được xem xét ở những bệnh nhân có chỉ định mổ tim nhưng ĐM chủ lên dãn chỉ ở mức trung bình (> 4.5 cm) nhằm làm giảm nguy cơ bóc tách, vỡ và tránh 1 phẫu thuật nguy cơ cao hơn trong tương lai.
e)      Chỉ số về kích cỡ bệnh nhân: ĐM chủ ngực bình thường sẽ có kích thước nhỏ hơn ở phụ nữ, những cá nhân có dáng người thấp bé hoặc ở vài hội chứng di truyyền (như hội chứng Turner). Trong những cá thể này, kích thước ĐM chủ ( đường kính ĐM chủ tối đa/ diện tích cơ thể) > 2.75 cm/m2  là chỉ số cho tiên lượng sẽ bị biến chứng ĐM chủ trong tương lai.
3.      Chúng tôi khuyến cáo những bệnh nhân có bệnh ĐM chủ phức tạp và có lợi ích từ những kỷ thuật can thiệp mới nên liên hệ với những đội có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực  tiếp cận này. (khuyến cáo có điều kiện, mức bằng chứng thấp)
a)      Sữa chữa phình ĐM chủ ngực qua can thiệp nội mạch(TEVAR-Thoracic Endovascular Aneurysm Repair): so với sửa chữa bằng PT hở, TEVAR làm giảm bệnh suất và tử suất quanh PT, nhưng nhu cầu tái can thiệp cao hơn và vẫn còn nguy cơ tử vong liên quan với phình muộn và kết cục lâu dài. Măc dù TEVAR sử dụng chủ yếu cho ĐM chủ ngực đoạn xuống và là tiếp cận thay thế PT bệnh quai ĐM chủ ở những bệnh nhân nguy cơ cao. Điều trị bằng PT là chăm sóc chuẩn cho ĐM lên. Bóc tách ĐM chủ ngực tip B không biến chứng điều trị chủ yếu là nội khoa, PT chỉ đặt ra trong trường hợp có biến chứng như giảm tưới máu (thận, tạng hoặc các chi), vỡ hoặc lan rộng nhanh. Trong nghiên cứu IRAD, điều trị TEVAR cho bóc tách ĐM chủ tip B có biến chứng làm giảm tử suất và biến chứng hơn là can thiệp PT hở. Trong những trường hợp bóc tách tip B không biến chứng, nghiên cứu INSTEAD không chỉ ra được bất kỳ thuận lợi nào của TEVAR về tiên lượng ngắn hạn, tuy nhiên khi theo dõi lâu dài cùng với điều trị nội khoa tối ưu, TEVAR đã làm cải thiện sống còn 5 năm chuyên biệt cho ĐM chủ và làm chậm tiến triển của bệnh.
b)      Phẫu thuật sửa chữa ĐM chủ nhưng bảo tồn van ĐM chủ: Những bệnh nhân phình gốc ĐM chủ có hoặc không kèm bệnh van ĐM chủ được điều trị cổ điển với thay 1 bộ gồm gốc ĐM chủ, van ĐM chủ và cắm lại ĐMV (thủ thuật Bentall). Tuy nhiên phẫu thuật gốc ĐM chủ với bảo tồn van cũng có tiên lượng tốt qua > 15 năm theo dõi từ các nghiên cứu quan sát lâu dài đã giúp hạn chế được nguy cơ lâu dài của việc thay van cơ học, lợi ích này rõ nhất ở những bệnh nhân còn trẻ.
Trong những bệnh nhân bị hội chứng ĐM chủ cấp:
4.      Chúng tôi khuyến cáo CT là test hình ảnh học ban đầu được ưa chuộng (khuyến cáo mạnh, mức bằng chứng trung bình)
5.      Chúng tôi đề nghị siêu âm tim qua thực quản là 1 thay thế thích hợp cho CT trong các trường hợp sau: CT chưa xác định được, khi không thể vận chuyển để chụp CT vì huyết động không ổn định, siêu âm tim qua thực quản trong lúc mổ khi 1 mảnh bóc tách đã được nhìn thấy từ siêu âm qua thành ngực ban đầu (khuyến cáo có điều kiện, mức bằng chứng trung bình).
Hình ảnh ĐM chủ gốc và phần gần đoạn lên tại cuối thì tâm trương là 1 phần trong thủ thuật của siêu âm tim qua thành ngực chuẩn. Siêu âm tim qua thực quản hơn siêu âm qua thành ngực trong quan sát ĐM chủ ngực và có vai trò quan trong trong bối cảnh mà CT hoặc MRI không sẵn có hoặc không thể thực hiện được như trong phòng mổ hoặc phòng hồi sức. tiêu chuẩn cho chẩn đoán bóc tách ĐM chủ cấp trên siêu âm tim qua thành ngực hoặc thực quản là: (1) phất phơ của lớp áo trong hoặc bóc tách được nhìn thấy qua nhiều mặt cắt, (2) vận động độc lập của dải phất phơ áo trong và (3) dòng màu khác biệt trong lòng thật và lòng giả 
6.      Chúng tôi đề nghị MRI đặc trưng cho máu tụ nội thành mạch máu cấp khi mà CT còn chưa rõ (khuyến cáo có điều kiện, mức bằng chứng thấp)
Trong những bệnh nhân có chỉ định can thiệp, về việc khảo sát ĐM chủ chúng tôi đề nghị:
7.      Sử dụng CT hoặc MRI để khảo sát toàn bộ ĐM chủ ngực cho kế hoạch trước mổ (khuyến cáo có điều kiện, mức bằng chứng trung bình).
8.      Cho theo dõi sau khi sửa chữa ở những bệnh nhân không có bệnh ĐM chủ tồn lưu, sử dụng CT hoặc MRI để khảo sát toàn bộ ĐM chủ ngực ít nhất mỗi 3-5 năm sau sửa chữa (khuyến cáo có điều kiện, mức bằng chứng thấp).
9.      MRI nên là test chọn lựa đẩu tiên nếu việc đánh giá lặp lại này được thực hiện ở người < 50 tuổi (khuyến cáo có điều kiện, mức bằng chứng thấp).
10.  Nếu dãn ĐM chủ chỉ ở gốc ĐM chủ hoặc ĐM chủ lên đoạn gần, siêu âm qua thành ngực là 1 biện pháp thay thế hợp lý, sia6u âm qua thực quản chỉ trong trường hợp hình ảnh siêu âm qua thành ngực không thể chẩn đoán (khuyến cáo có điều kiện, mức bằng chứng thấp).
Điều trị nội khoa và dự phòng:
11.  Chúng tôi khuyến cáo điều trị thuốc THA cho bệnh ĐM chủ nhằm đạt đích HA < 140/90 mmHg, hoặc < 130/80 mmHg ở những bệnh nhân ĐTĐ nhằm giảm nguy cơ NMCT, đột quị, suy tim và tử vong tim mạch (khuyến cáo mạnh, mức bằng chứng trung bình).
Mặc dù không có thử nghiệm lâm sàng nào hỗ trợ cho mức đích HA thấp hơn (như < 120/80 mmHg), nhưng việc điều trị tích cực là hợp lý dựa trên những lý do về sinh lý và những yếu tố chuyên biệt của bệnh nhân như loại bệnh ĐM chủ, tiền sử cá nhân hoặc gia đình có hội chứng ĐM chủ cấp, đột tử, phình ĐM chủ tiến triển dù điều trị nội, hoặc sở thích của bệnh nhân. Hiện tại vẫn chưa có thử nghiệm lâm sàng nào hỗ trợ cho việc đơn trị thuốc này hơn thuốc khác ở bất kỳ dạng nào của bệnh ĐM chủ
12.  Chúng tôi khuyến cáo ức chế bhoặc chẹn thụ thể angiotensin cho bệnh nhân hội chứng marfan nhằm giảm tần suất dãn ĐM chủ. Nếu dung nạp, chúng tôi khuyến cáo xem xét điều trị thêm vào (UCMC, chẹn thụ thể angiotensin, hoặc ức chế b) cho những bệnh nhân hội chứng marfan nhằm làm giảm tần suất dãn ĐM chủ (khuyến cáo mạnh, mức bằng chứng thấp)
13.  Chúng tôi khuyến cáo bệnh nhân với bệnh ĐM chủ cần đánh giá các YTNC cho XVĐM và cải thiện các YTNC này như khuyến khích tập luyện, thay dổi chế độ ăn, cai thuốc lá hoặc điều trị thuốc theo các khuyến cáo hiện hành (khuyến cáo mạnh, mức bằng chứng thấp)
14.  Chúng tôi đề nghị những bệnh nhân với bệnh ĐM chủ nên tránh những tập luyện tương ứng và có tính đối kháng hay cạnh tranh mạnh (khuyến cáo mạnh, mức bằng chứng thấp).
15.  Chúng tôi đề nghị những bệnh nhân với bệnh ĐM chủ nên tránh lái xe cá nhân nếu đường kính ĐM chủ lên > 6.0 cm hoặc đường kính ĐM chủ xuống > 6.5 cm, và hạn chế việc lái xe mang tính thương mại nếu đường kính ĐM chủ lên > 5.5 cm hoặc đường kính ĐM chủ xuống > 6.0 cm (khuyến cáo có điều kiện, mức bằng chứng thấp).
16.  Chúng tôi đề nghị bệnh nhân sau sửa chữa ĐM chủ, có thể quay trở lại lái xe cá nhân sau 6 tuần và lái xe mang tính thương mại sau 3 tháng (khuyến cáo có điều kiện, mức bằng chứng thấp).
Nguồn Canadian Journal of Cardiology 2014 (30) 577-589
Dich bởi chuyên đề tim mạch học (Hội tim mạch TP.HCM)

BÀI GIẢNG LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

Ths. Bs. Đào Xuân Lãm 
Giảng viên Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch


Bài giảng viết đầy đủ và cập nhật các sách kinh điển.


LINK tải: http://www.oni.vn/3EB4x



Monday, September 15, 2014

KỸ NĂNG GIAO TIẾP QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG CỦA BÁC SĨ

Buổi thăm khám đầu tiên với bệnh nhân là một cuộc gặp quan trọng, hoặc giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong điều trị giữa bệnh nhân và bác sĩ hoặc kết thúc trong sự không hài lòng của cả hai bên và người bệnh sẽ tìm một người chăm sóc sức khỏe khác. Việc thăm khám không chỉ đơn thuần là khai thác các thông tin cần thiết để đưa ra các chẩn đoán mà còn là cơ sở xây dựng niềm tin giữa bác sĩ và bệnh nhân. Nó giúp cho bác sĩ có cơ hội để lắng nghe bệnh nhân của mình cũng như hiểu thêm về con người họ hơn, và như vậy việc điều trị không phải chỉ để chữa một căn bệnh nào đó mà là việc chăm sóc cho cả một con người. Qua sự thấu hiểu về con người bệnh nhân và những kỳ vọng nơi họ, người thầy thuốc có thể đưa ra những quyết định đúng đắn cho từng ca bệnh và có được sự hài lòng từ mối liên hệ vững chắc giữa bác sĩ và bệnh nhân.

Giao tiếp giữa bệnh nhân và bác sĩ bao gồm  quá trình giao tiếp không lời và có lời mà qua đó người bác sĩ có thể thu thập và cung cấp thông tin cho bệnh nhân để xây dựng mối quan hệ trong điều trị. Nhìn bề ngoài, giao tiếp với bệnh nhân có vẻ hết sức thẳng thắn và tự nhiên song thực chất đây lại là một vấn đề không đơn giản. Tất cả phụ thuộc vào năng lực của bác sĩ để hiểu được bệnh nhân và vấn đề sức khỏe của họ, cho dù những thông tin có được phức tạp và khó hiểu đến đâu. Chỉ khi biết đặt bản thân vào vị trí của người bệnh, người thầy thuốc mới có thể chăm sóc tốt cho bệnh nhân của mình.
Mọi tương tác giữa bệnh nhân và bác sĩ đều chịu ảnh hưởng từ kỳ vọng của cả hai bên. Nếu bác sĩ có thái độ kỳ thị hoặc việc chăm sóc bị ảnh hưởng bởi những thành kiến hay những đánh giá thiếu công bằng thì không thể tạo dựng một mối quan hệ có hiệu quả. Ngược lại, nếu bệnh nhân cảm thấy bác sĩ không được như mong đợi của họ thì sẽ dẫn đến sự thiếu tin tưởng và tôn trọng đối với những đề xuất của thầy thuốc. Người bệnh phải luôn cảm thấy mình được chăm sóc với sự tôn trọng. Họ luôn mong muốn ở BS sự công bằng, không thiên vị và không định kiến.

Những kỳ vọng của bệnh nhân với bác sĩ bao gồm:
 
Kỳ vọng cấp 1
  • Kỹ năng lâm sàng
Kỳ vọng cấp 2
  • Chuyên nghiệp
  • Tôn trọng
  • Lịch sự
  • Chân thành
  • Quan tâm
  • Kỹ năng giao tiếp không lời và có lời tốt
Những hành vi thỏa mãn những kỳ vọng trên cũng như tăng cường sự đồng cảm và thấu hiểu với bệnh nhân là: chuẩn bị chu đáo, gọi bệnh nhân bằng tên, giới thiệu bản thân, xây dựng lịch trình cụ thể, tránh thành kiến, biểu cảm gương mặt/ giao tiếp bằng mắt và các cử chỉ điệu bộ phù hợp
 
Kỹ năng giao tiếp
 
Những thành phần chính của một buổi nói chuyện với bệnh nhân

Mở đầu cuộc nói chuyện
Ấn tượng ban đầu là quan trọng nhất!
Những gì bệnh nhân cảm nhận trong những phút đầu tiên sẽ quyết định liệu họ có cảm thấy thoải mái với bác sĩ. Điều này không bắt nguồn từ những gì bác sĩ nói mà từ cách họ diễn đạt lời nói và tương tác với người bệnh.
 
Có sự chuẩn bị-tìm hiểu về bệnh nhân trước khi bước vào phòngKhông nên lúng túng tìm tên bệnh nhân khi đã vào phòng. Trừ các bệnh nhi, không nên gọi người bệnh bằng tên riêng khi họ chưa cho phép
Giao tiếp bằng mắt với bệnh nhân, bắt tay và giới thiệu bản thânNêu vai trò của mình đối với bệnh nhân. Nếu vẫn đang là sinh viên y, hãy nói rõ với bệnh nhân và không để họ nghĩ anh/chị là một thành viên của nhóm chăm sóc. Không nên mặc định rằng bệnh nhân biết anh/chị là ai.
Giúp bệnh nhân thư giãn và có thái độ chan hòa
 
Hầu hết bệnh nhân sẽ cảm thấy lo lắng trong lần đầu gặp bác sĩ. Bởi vậy tốt hơn là nên mở đầu câu chuyện bằng những vấn đề không liên quan đến y tế để tiếp cận họ một cách dễ dàng.
Vị trí ngồiVị trí của bác sĩ so với bệnh nhân cũng rất quan trọng. Đứng trước mặt người bệnh có thể làm họ hoảng sợ, lo lắng. Không nên để bệnh nhân phải ngước lên mới có thể nhìn vào mắt thầy thuốc.
Để bệnh nhân bắt đầu cuộc nói chuyệnHãy hỏi bệnh nhân tại sao họ đến đây.



Bắt đầu buổi nói chuyện
Khi bệnh nhân cung cấp thông tin về các vấn đề chính của họ và quá trình diễn biến của bệnh, bác sĩ có thể sử dụng các kĩ năng sau để hỏi bệnh nhân
 
Sử dụng câu hỏi mởMục đích nhằm thu thập các thông tin chung (“Anh/chị có thể kể thêm về…” “Anh/chị đau như thế nào…”)
Câu hỏi đóngĐược sử dụng để tiếp nối các câu hỏi mở (“Anh/chị đã bao giờ bị…”, “Anh/chị có bị đau ở đâu nữa không?”)
Tránh câu hỏi gợi ýCâu hỏi gợi ý dễ khiến cho bệnh nhân trả lời theo ý của bác sĩ
Hỏi từng câu hỏi mộtHỏi nhiều câu một lúc sẽ khiến bệnh nhân nhầm lẫn và không suy nghĩ kĩ trước khi trả lời
Giữ cho cuộc nói chuyện được mạch lạc và nên nhắc lại thông tinTránh thay đổi chủ đề câu chuyện quá nhiều. Người bệnh cần phải hiểu mục đích của từng câu hỏi. Nhắc lại thông tin giúp bác sĩ tóm tắt và tiếp tục cuộc nói chuyện. Nếu bác sĩ quên 1 câu nào đó trong danh sách câu hỏi thì có thể quay lại hỏi song cần nhắc lại thông tin cho bệnh nhân biết là bác sĩ đang nói đến đâu
Tìm hiểu về bệnh nhân và gia đình của họCó thể tìm hiểu trực tiếp hoặc gián tiếp khi đang nói chuyện với bệnh nhân, hoặc khi đang trao đổi về hoàn cảnh gia đình và xã hội của người bệnh. (Bệnh nhân thường tham gia các hoạt động gì? Những căng thẳng nào có thể ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe của bệnh nhân? Những nguồn hỗ trợ nào có thể được sử dụng khi xây dựng kế hoạch điều trị?)
Khuyến khích bệnh nhân đặt câu hỏiGiúp tăng sự tin tưởng và thúc đẩy mối quan hệ với bệnh nhân
Lắng nghe chủ độngTrong quá trình phỏng vấn có những thời điểm bác sĩ cần phải làm rõ lại thông tin từ bệnh nhân và nhấn mạnh thông tin đó. Bác sĩ có thể hỏi lại, trích dẫn lại những điều bệnh nhân đã nói(“…vậy anh/chị đã bị đau khoảng 3 tuần nay và điều đó đang làm anh/chị lo lắng phải không”) Từ đó thể hiện với bệnh nhân là bác sĩ đang lắng nghe và hiểu những điều họ đang muốn diễn đạt.



Phản hồi bệnh nhân
Cách thức bác sĩ phản hồi với bệnh nhân không chỉ quyết định lượng thông tin thu được mà còn xây dựng giá trị cốt lõi của mối quan hệ đang hình thành giữa họ với bệnh nhân. Người thầy thuốc sẽ luôn có cơ hội thể hiện sự đồng cảm với người bệnh, yếu tố then chốt để tạo nên sự hòa hợp từ hai phía. Thiếu sự cảm thông, bệnh nhân sẽ không bao giờ tin rằng bạn hiểu và cảm thông với hoàn cảnh của họ.
 
Chú ý các dấu hiệu của bệnh nhân, cả có lời và không lời, cho dù chúng có thể không liên quan tới toàn bộ vấn đềCác dấu hiệu có lời- Để bệnh nhân chia sẻ thông tin về bản thân hoặc những vấn đề họ đang mắc phải là một điều không dễ dàng. Khi người bệnh chủ động hé mở thông tin nhạy cảm, nên dành thêm chút thời gian tìm hiểu thêm về những điều họ nói
(vd: Bạn đã nói là bạn thấy mình bị quá tải. Bạn có thể nói thêm cho tôi về vấn đề đó được không?).
Các dấu hiệu không lời – Ngôn ngữ cơ thể của người bệnh có thể thể hiện khác với những điều họ đang nói. Việc chỉ ra những mâu thuẫn ấy cho bệnh nhân và tìm hiểu nguyên nhân gây ra chúng là cần thiết. Ví dụ, nếu đang phỏng vấn một bệnh nhân đang rất lo lắng, bác sĩ có thể nói: “Anh trông có vẻ bối rối. Anh có thể nói cho tôi nguyên nhân nào có thể khiến anh lo lắng không?”
Tránh ngôn ngữ và hành động đánh giá
 
Với tư cách là bác sĩ của bệnh nhân, bạn phải đặt niềm tin và các giá trị cá nhân sang một bên, và tránh áp đặt chúng lên bệnh nhân. Các vấn đề sức khỏe là của bệnh nhân, không phải của bạn. Chúng được phản ánh theo hệ thống quan điểm của người bệnh và bác sĩ phải xem xét nó dưới góc nhìn của họ.
 
Luôn luôn động viên
 
Khen ngợi bệnh nhân cũng giúp củng cố mối quan hệ bác sĩ – bệnh nhân. Đưa ra những lời khen (vd: “có vẻ như giảm hút thuốc là một việc khó với anh, nhưng tôi rất mừng khi biết anh vẫn không ngừng cố gắng”)
 
Xây dựng tinh thần hợp tác
 
Điều này giúp cho việc đề nghị giúp đỡ của bác sĩ hoặc các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác được dễ dàng.
Chú ý những cử chỉ không lời của mình
 
Thể hiện sự chú ý, giao tiếp bằng ánh mắt và đưa ra những cử chỉ tích cực sẽ giúp bệnh nhân cởi mở hơn với thầy thuốc. Ngôn ngữ cơ thể của bác sĩ nên thể hiện mình đang chú tâm, đừng ngồi dựa vào ghế, mà hãy hướng người về phía trước và thể hiện sự tập trung.
 



Giáo dục, thuyết phục và hợp tác với bệnh nhân:
Sau khi thu thập mọi thông tin từ bệnh án, các đánh giá thể chất và các xét nghiệm, cần phải giải thích cho bệnh nhân những vấn đề của họ có thể là gì và những bước tiếp theo sẽ làm gì. Bạn phải giải thích bằng ngôn ngữ mà bệnh nhân có thể hiểu.
 
Tránh sử dụng thuật ngữ y khoa hoặc từ viết tắt
 
Việc sử dụng các thuật ngữ y khoa mà không giải thích có thể gây rối loạn cuộc hội thoại
Đảm bảo rằng bệnh nhân có thể hiểu thông tin do BS cung cấp
 
Bác sĩ có thể thực hiện điều này bằng cách để bệnh nhân tham gia vào cuộc nói chuyện, không chỉ nói cho họ nghe. Đánh giá sự hiểu biết của bệnh nhân có thể được thực hiện một cách gián tiếp như hỏi rằng: “Anh sẽ nói gì với gia đình về buổi khám bệnh hôm nay?”
 
Khơi gợi cảm xúc hoặc mối quan tâm của bệnh nhân
 
(Ví dụ: “anh nghĩ gì về vấn đề này cho tới thời điểm hiện tại?”) và phản hồi phù hợp.
 
Hợp tác với bệnh nhân
 
Bác sĩ có thể giải thích đề xuất của mình không có nghĩa chắc chắn bệnh nhân sẽ đồng ý. Kế hoạch điều trị cần phù hợp với trình độ nhận thức và cách nhìn nhận của người bệnh.
Tìm ra những trở ngại tiềm tàngBạn, với tư cách là bác sĩ, phải nhạy cảm với những lo lắng của người bệnh và tỉm ra lí do khiến họ không yên tâm với kế hoạch điều trị (Ví dụ: “Những trở ngại/yếu tố nào sẽ ngăn cản anh thực hiện kế hoạch này?”)
 



Kết thúc cuộc nói chuyện:
Ở phần kết, điều quan trọng là phải chắc chắn bạn và bệnh nhân đều hiểu những gì đã xảy ra và các bước tiếp theo sẽ tiến hành như thế nào
Tóm tắt cuộc gặpLàm việc này vì bệnh nhân và để lấy sự đồng thuận của họ
 
Trả lời câu hỏi của bệnh nhânBệnh nhân chỉ nên ra về khi mọi thắc mắc của họ đều được giải đáp
 
Khẳng định tinh thần hợp tác
 
Bệnh nhân cần được yên tâm rằng bác sĩ sẽ luôn ở bên họ khi cần thiết
Đưa ra những ý kiến cá nhânTrong bất cứ trường hợp nào, bạn có thể cần phải trao đổi về việc điều trị với bác sĩ giám sát. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đưa ra những ý kiến chủ quan của mình với bệnh nhân.
 
Thảo luận về những bước tiếp theo
 
Điều này có thể bao gồm một cuộc trao đổi với bác sĩ giám sát. Nên sắp xếp một cuộc gặp tiếp theo sau đó hoặc khuyến khích người bệnh tái khám
 
Những bước cơ bản trên của một buổi thăm khám: đón tiếp ban đầu, phản hồi người bệnh, giáo dục, thuyết phục và hợp tác với bệnh nhân và kết thúc buổi nói chuyện đã tạo nên một hình mẫu về giao tiếp thầy thuốc – bệnh nhân.Thực hiên tốt và thành thật, bệnh nhân sẽ đáp lại những nỗ lực của bác sĩ với sự chân thành, tin tưởng, kính trọng và nhiều hơn nữa. Sự trao đổi về hiểu biết và tôn trọng chin mùi này sẽ lập nên một con đường dẫn tới mối quan hệ chuyên nghiệp hài lòng và lâu dài.

Người dịch: Sinh viên Y Khoa Nguyễn Phúc Bình, Chu Minh Phúc và Lương Việt Bằng.  Hiệu đính: TSBS Trần Thị Hoa
Dich từ nguyên bản tiếng Anh có tiêu đề: Patient-Doctor Communication:  The Fundamental Skill of Medical Practice. Haftel, Lypson, August, 2008 : http://www.med.umich.edu/medstudents/curRes/cca/m4/docs/2009/Patient_Doctor_comm.pdf

Friday, September 12, 2014

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN SIÊU VI C VÀ BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC - BỘ Y TẾ

Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán bệnh lây truyền qua đường tình dục theo quyết định số 4586/QĐ-BYT ngày 14/11/2013  và Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan siêu vi C theo quyết định số 4817/QĐ-BYT ngày 28/11/2013.
Trong phác đồ điều trị viêm gan siêu vi C, các thuốc mới tác động trực tiếp theo cơ ức chế  protease (DAA) đã được cho phép sử dụng ở bệnh nhân viêm gan siêu vi C tại Việt Nam.
Bệnh Viện Nhiệt Đới

Link tải: http://www.oni.vn/yX56m

Thursday, September 11, 2014

BẢY TIÊU CHUẨN CHUNG CHO MỘT HỌC VỊ TIẾN SĨ VỀ Y SINH HỌC


1.    Nắm vững các kiến thức cơ bản về sinh lí y học, di truyền học, vật lí, hóa học, sinh hóa học, và toán học.
2.    Am hiểu y văn về lĩnh vực chuyên môn và cập nhật hóa kiến thức liên quan đến lĩnh vực chuyên môn.
3.    Kĩ năng phát hiện vấn đề hay nêu câu hỏi có ý nghĩa cho nghiên cứu.
4.    Làm chủ được kĩ thuật thử nghiệm lâm sàng hay thí nghiệm khoa học cơ bản.
5.    Kĩ năng truyền đạt thông tin bằng viết, nói, và thuyết phục.
6.    Nắm vững kĩ năng thiết kế và tiến hành một công trình nghiên cứu.  
7.    Thí sinh phải chứng tỏ mình am hiểu tiếng Anh, và có khả năng sử dụng hay ứng dụng công nghệ thông tin.
Theo GS Nguyễn Văn Tuấn

Tuesday, September 9, 2014

REVIEW HARRISON 18th

Link tải gồm 3 phần, sau khi tải xong bạn dùng winrar để giải nén:
P1: http://www.oni.vn/WEccl
P2: http://www.oni.vn/vBsuC
P3: http://www.oni.vn/hekvd

Tôi đã từng nói với những ĐN trẻ và SVYK mà tôi đã gặp gỡ rằng Nội Khoa giúp cho SVYK và rồi thầy thuốc nhận biết và điều trị nội khoa được tất cả các mặt bệnh của tất cả 11 hệ cơ quan của con người. 
Tôi cũng cho rằng dù đi chuyên khoa gì sau đó nhưng vẫn nên học Nội khoa tốt nhất có thể. Học Nội khoa giỏi thì không những có khả năng khám chữa hầu hết các mặt bệnh trên con người mà còn không bị lúng túng/cho là bệnh lạ khi găp một bệnh mới. Nếu có bộ sách gốc và cập nhật nhất trong tay và đọc được tiếng Anh tốt thì chẳng cần đến lớp mà ở một ngôi làng nào đó vẫn có thể giỏi nội khoa! 



Bạn nào đang sở hữu bộ Harrison 18 th edition không biết có những nhận xét nào sau đây giống của tôi:
1. So với bộ XB lần thứ mười bảy, bộ 18th edition nhiều hơn tới 863 trang ( 3611-2748) và 18 echapters ( e57-e39) , trong đó thêm 1 chương mới, có thêm nhiều kết quả NC mới, KN LS cũng như liệu trình điều trị mới. Như vậy, bộ 17th edition đã không còn giá trị!
2. Các tác giả biên soạn sách phải cập nhật theo xu thế của nghiên cứu và kinh nghiệm lâm sàng tiến triển theo thời gian và họ cho rằng “Y khoa là một khoa học không ngừng thay đổi. Bởi vì nghiên cứu mới và trãi nghiệm lâm sàng mở mang kiến thức cho giới Y khoa dẫn việc điều trị và liệu trình điều trị đòi hỏi phải thay đổi. Vì thế, việc biên soạn sách cũng phải chỉnh sửa theo dòng thời gian, cứ ba và dài nhất là bốn năm lại tái bản một lần, chóng mặt thật!
3. Bộ sách này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó có tiếng Việt ở lần tái bản thứ mười lăm, Nhưng thực ra khi đã dịch thành bộ sách tiếng Việt xuất bản tại Singapore thì đã đến kỳ tái bản của lần thứ 16th. Như thế việc dịch ra một thứ tiếng nào đó, cụ thể là tiếng Việt mà chậm thì tốn kém mà vô bổ, nghĩa là bộ sách tiếng Việt đã không còn giá trị gì. Nhìn chung, cứ ba và dài nhất là bốn năm lại tái bản một lần, Điều này cho thấy người nào học Y khoa trở thành BS lâm sàng mà không đọc được nhóm sách y văn thế giới bằng tiếng Anh thì qúa là tôi!
4. Các Chủ biên của bộ Harrison đã nói thế này: kể từ lần XB đầu tiên cho tới nay đã trãi qua 62 năm là liên tục chỉnh sửa và tìm ra những điểm mới trong Y khoa và LS theo xu thế Sinh học phân tử, di truyền phân tử, sinh lý bệnh phân tử, những kỹ thuật hình ảnh hiện đại phát triển không ngừng theo thời gian khiến cho thầy thuốc không ngừng phải học
5. Bộ sách đồ sộ có các mặt bệnh của 11 hệ cơ quan mà trong đó mang những thông tin tổng hợp gần hết các khoa học Y khoa, những kỹ thuật và công nghệ y khoa và đồng thời những liệu trình điểu trị tiên tiến nhất nhưng các Nhà nội khoa vẫn coi trọng phòng bệnh và mỗi quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân là trái tim của sự chăm sóc thành công thể hiện các dòng mà tôi bôi màu đỏ trong trang sách tôi chụp bên dưới và cũng nên đọc tất các trang của Chương này trước khi vào đọc các chương bệnh học

Hoa Trần

ATLAS GIẢI PHẪU HỌC NETTER TIẾNG VIỆT - SÁCH CHẤT LƯỢNG CAO TẢI MIỄN PHÍ

Giải phẫu học là môn học nền tảng của bất cứ sinh viên y khoa nào mới bước vào trường Y. Để nhớ hàng ngàn danh từ giải phẫu không gì bằng một quyển atlas đầy màu sắc và chính xác. Xin giới thiệu với mọi người quyển sách atlas đầy nghệ thuật trong y học của tác giả nổi tiếng Frank Netter, được dịch lại tiếng Việt bởi GS Nguyễn Quang Quyền, một nhà giáo dục, giải phẫu học hàng đầu Việt Nam, người thầy đáng kính của bao thế hệ sinh viên y khoa.
Link tải: https://drive.google.com/file/d/0BxiWaEpMJE5bRkg4WmM1NEM3a00/view?usp=sharing


               


Sau đây là tiểu sử của tác giả viết bởi Trần Lý Lê
Frank Netter sinh năm 1906 trong một gia đình di dân nghèo khó. Như mọi di dân trong thế hệ đầu tiên, cha mẹ chú bé Frank cũng dốc lòng hy sinh, thúc đẩy con cái theo đường học vấn để thành công trong một xã hội mới. Chuyện ép buộc thường dẫn đến các hậu quả không lành nhưng câu chuyện ép buộc con cái của gia đình họ Netter có một chung cuộc vui vẻ: cha mẹ hài lòng và con cái cũng vui vẻ.
alt


Bác Sĩ Frank H. Netter - nguồn netterimages.wordpress.com

Bác Sĩ Netter mở phòng mạch và hành nghề giải phẫu năm 1933. Thế rồi các tấm phác họa kia được truyền tay khắp nơi và thu hút sự chú ý của nhóm quảng cáo tại một công ty dược phẩm. Ngay cả trong thời Khủng Hoảng Kinh Tế, Bác Sĩ Netter đã bán được 5 bản vẽ với giá 7,500 Mỹ kim cho công ty dược phẩm Ciba (ngày nay là Novartis) trong khi lợi tức hàng năm của một bác sĩ thủa ấy khoảng 1,500 Mỹ kim!

Thế là ông bác sĩ đổi dao kéo giải phẫu để cầm cọ toàn thời gian từ năm 1938! Suốt 50 năm lẻ, tất cả các bản vẽ của ông Netter được Ciba mua độc quyền và xuất bản dưới dạng sách biếu cho các chương trình giảng dạy Y khoa. Ông Netter trở thành nhà minh họa y khoa, medical illustrator, lẫy lừng nhất thế giới. Kho tàng tác phẩm bao gồm cả ngàn bản vẽ dùng màu nước rực rỡ. Tấm nào cũng chi tiết rõ ràng, vượt xa các tấm hình chụp của Gray’s Anatomy, cuốn sách Cơ Thể Học gối đầu giường của sinh viên Y Khoa, và được dùng làm tài liệu giảng dạy.

Bản vẽ của Frank Netter sống động nên thu hút, dễ nhìn nhưng chính các chi tiết tỉ mỉ chính xác theo tiêu chuẩn khoa học khiến các tấm hình ấy trở thành tài liệu vô giá. Ta nhìn không chỉ để ngắm nghía mà còn để học hỏi, ghi nhận. Sự pha trộn tài tình của nghệ thuật và khoa học khó có nghệ sĩ nào theo kịp. Ở thời điểm ấy, những năm 40-60 của thế kỷ trước, hình chụp với màu sắc sống động còn phôi thai nên các bản vẽ của ông Netter được ưa chuộng vô cùng. Chẳng lạ là vào năm 1976, báo Saturday Evening Post đã gọi ông là “Medicine’s Michelangelo”, so sánh Frank Netter với danh tài Michelangelo!