Thursday, December 24, 2015

LIỆT DÂY THẦN KINH VII

  1.  ĐẠI CUƠNG
    1. Dây VII là dây hỗn hợp : vận động, cảm giác, thực vật, dinh dưỡng và phản xạ
    2. Đường đi : dây VII từ rảnh hành - cầu đi ra ngoài và chia thành 03 đoạn là 
      1. Trong sọ
      2. Trong xương đá (từ lỗ tai trong --> lỗ tram chũm) và 
      3. Ngoài xương đá ==> chia 02 nhánh : 1. Nhánh thái dương - mặt ở trên chi phối nhóm cơ trán, cơ mày và cơ vòng mi. 2. Nhánh cổ - mặt ở dưới chi phối cơ vòng miệng, nhóm cơ mặt dưới
    3. Khác với các dây tk sọ khác, dây VII còn chịu sự chi phối của vỏ não. Nên khi có tổn thương dây VII người ta phân biệt tổn thương đó là ngoại biên (từ nhân trở xuống) hay trung ương ( tổn thương trên nhân)
  2. BIỂU HIỆN LIỆT VII TW & NB
    1. LIỆT VII NB. Mất cân đối 02 bên mặt, bên liệt sẻ thấy :
      • Mặt
        • Trạng thái tĩnh : mất nếp nhăn ,mặt bất động và bị kéo về bên lành, má xệ xuống,...
        • Trạng thái động : mất khả năng nhăn trán, phồng má, chu môi,...
      • Mắt 
        • Mắt nhắm không kín (Lagophthamus)
        • Charles - Bell (+) : khi nhắm mắt mắt không kín đồng thời nhãn cầu di chuyển lên trên và ra ngoài
        • Negro (+) : Khi nhắm mắt và nhìn lên trên đồng tử bên tổn thương cao hơn bên lành.
        • Dấu Pierre Marie - Foix (+) : dùng để phát hiện liệt VII trên bệnh nhân hôn mê, bằng cách ấn vào 02 góc hàm / giật tóc mai bệnh nhân sẻ nhăn mặt ==> phát hiện liệt VII
    2. LIỆT VII TW
      • Chỉ liệt 1/4 dưới của mặt
      • Không có dấu Charles - Bell
    3. PHÂN BIỆT LIỆT VII NB & TW
      • LIỆT VII
        NGOẠI BIÊN
        TRUNG ƯƠNG
        Bên biểu hiện
        Toàn bộ ½ mặt cùng bên tổn thương
        ¼ dưới đối bên tổn thương
        Dấu hiệu điển hình
        Charles – Bell (+)
        Charles – Bell (-)
        Vị trí não tổn thương
        Từ nhân trở xuống
        Trên nhân
      • Chú thích : Dây VII có 02 nhân vận động, nhân bụng ở trên & nhân lưng ở dưới
        • Nhân bụng nhận tín hiệu từ 02 bên vỏ não ==> chi phối nữa trên mặt cùng bên tổn thương
        • Nhân lưng nhận tín hiệu chỉ duy nhất từ vỏ não đối diện và chi phối vận động nửa mặt dưới
      • Do vậy : Khi tổn thương vỏ não trái thì nhân lưng phải bị ảnh hưởng --> 1/4 dưới mặt phải bị liệt. Ngược lại, nếu vỏ não trái bị tôn thương thì nhân lưng phải mất chi phối --> 1/4 dưới mặt phải liệt
Nguồn: http://bshanhkhat-thankinh.blogspot.com/

Wednesday, December 23, 2015

TỔNG HỢP TẤT CẢ BÀI GIẢNG TIM MẠCH PGS PHẠM NGUYỄN VINH

Download  ở đây: https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1coOWVPV2dvc3NLd1U/view?usp=sharing

Chức vụ:
      -    Nguyên Phó Giám đốc Viện Tim TPHCM
      -    Giáo Sư thỉnh giảng Bộ môn dược lý  ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.
      -    Phó Chủ Nhiệm Bộ môn Nội ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.
      -    Phó chủ tịch Hội tim mạch TPHCM
      -    Ủy viên ban chấp hành Hội tim mạch Việt Nam
      -    Ủy viên Hội đồng khoa học Hội tim mạch Việt Nam
      -    Cố vấn Hội thông tim can thiệp Việt Nam
      -    Chủ tịch Phân hội siêu âm tim Việt Nam
Bằng cấp y khoa :
     -    Bằng Bác sĩ Y Khoa Sài gòn
     -    Bằng Tiến sĩ
     -    Chứng chỉ đào tạo chuyên sâu
Kinh nghiệm chuyên môn :
     -    1972 -1975 : BS Trưởng khoa Nội – BV Kiến Tường (Mộc Hóa)
     -    1978 - 1979: BS Phó khoa Tim Mạch – BV Nguyễn Tri Phương (TP.HCM)
     -    1979 - 1990: BS Trưởng khoa Tim Mạch – BV Nguyễn Tri Phương (TP.HCM)
     -    1990 - 1991: Tu nghiệp tại Pháp – BV Fochs và BV Necker Enfant Malade
     -    1991 – 08/2008: Phó Giám Đốc Viện Tim – TP.HCM; phụ trách Nội Tim Mạch
     -    Từ 08/2008 đến nay: Giám Đốc Chuyên môn – BV Tim Tâm Đức.

Saturday, November 28, 2015

YAMADA'S SÁCH GIÁO KHOA TIÊU HÓA GAN MẬT HÀNG ĐẦU 6TH 2016

Download sách ở đây: http://pc.cd/g3UrtalK 400MB

     Quyển sách tham khảo về tiêu hóa và giá trị nhất trong 20 năm qua. Quyển sách là sự kết hợp giữa kiến thức bách khoa về khoa học cơ bản và lâm sàng bệnh lý tiêu hóa gan mật. Quan trọng là 14 chương nhấn mạnh đến 14 triệu chứng lâm sàng thường gặp giúp giải quyết các vấn đề thường gặp trong thực hành lâm sàng hằng ngày.

     Với phiên bản lần thứ 6 này, bộ sách trở thành tài liệu tham khảo ở mức độ toàn cầu, bởi các tác giả mỗi chương là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của mình đến từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á.

Wednesday, November 25, 2015

X-QUANG TIM MẠCH NGUYỄN QUÝ KHOÁNG

Download sách ở đây:  https://drive.google.com/file/d/0B0V6R9lDbtE7ZUJuUTBpSjl2TU0/view


  BS NGUYỄN QUÝ KHOÁNG
 Kể từ khi là nội trú về X Quang năm 1974 tại Trung tâm thực tập Y Khoa Gia Định (nay là Bệnh viện Nhân dân Gia Định) đến nay đã là 40 năm, tôi không ngừng truyền đạt các hiểu biết của mình cho các đàn em và các học trò. Có vài học trò giờ đây đã giỏi hơn tôi trong một số kỹ thuật mới, đã có học vị, học hàm cao hơn tôi, đã thành công về tài chánh hơn tôi, tôi xin chúc mừng họ. Người xưa có nói: “Con hơn cha là nhà có phúc”, còn tôi xin phép tổ tiên để dựa vào câu trên mà nói rằng “Trò hơn thầy là phúc nước nhà”. Với sự tiến bộ của Khoa học nói chung và ngành Chẩn đoán hình ảnh nói riêng, tôi thấy mình bắt đầu hụt hẫng trước các kỹ thuật mới vì khi tuổi đời càng cao thì sự hăng say nghiên cứu, sức khỏe cũng như sự minh mẫn không còn như xưa nữa. Tôi tự ví mình như một thầy giáo làng và mãn nguyện với vai trò đó. Thật sự nếu ngày xưa, không có thầy đồ thì làm gì có tiến sĩ, Trạng nguyên…
        Tôi vẫn nghĩ X Quang quy ước là nền tảng cho Chẩn đoán hình ảnh cũng như khi xây nhà, nền móng có vững  thì nhà mới xây cao được. Chính vì thế mà tôi mong các đồng nghiệp trẻ không quên X Quang quy ước trong sự đào tạo chính mình. Có khi, chỉ với một phim X Quang quy ước được khai thác đúng mức, chúng ta đã có thể chẩn đoán ra bệnh và có thể tiết kiệm cho bệnh nhân về tiền bạc, thời gian… Lẽ dĩ nhiên, tôi không phủ nhận những hạn chế của X Quang quy ước nên nếu gặp trường hợp khó thì chúng ta phải sử dụng đến các kỹ thuật hiện đại hơn.
        

Friday, November 20, 2015

GIÁO SƯ ĐẶNG VĂN CHUNG - SƯ PHỤ CỦA CÁC SƯ PHỤ, CÂY ĐẠI THỤ NỘI KHOA VIỆT NAM

BS ĐỖ THIÊN ĐỒNG
Có một thế hệ của dân tộc Việt nam đã làm nên được những kỳ tích hiển hách,trong những điều kiện cực kỳ khó khăn dường như không tưởng.Thế hệ đó ở bất kỳ lĩnh vực nào ,ở bất cứ vị trí nào trong xã hội dù là giản dị và khiêm tốn nhất họ cũng đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cuộc đời của mình .Và Tổ quốc nhờ có thế hệ những  con người này mà trở nên Anh hùng vẻ vang. Thế hệ đó được gọi là Thế Hệ Vàng của dân tộc Việt nam.Ngành Y cũng vậy cũng có những Thế hệ vàng của mình với những con người xuất sắc ,lừng danh trong Y học nước nhà.Tuy vậy là những người vào ngành Y muộn hơn nên tất nhiên  chúng tôi đã bị thiệt thòi khi không được học nhiều ở lớp tiền bối xuất sắc đó .Trước đó chúng tôi dường như chỉ được nghe kể về họ như những huyền thoại vĩ đại nhưng xa vời. Nhưng may mắn thay tôi là lớp học trò gần như cuối cùng đã được học ,được quan sát cách làm việc, được gần gũi hàng ngày với một trong những con người vĩ đại của nền Y học Việt nam:GS Đặng Văn Chung.

   Ngày lên lớp đầu tiên,khi thầy vào giảng bao giờ cùng có một GS ở một lĩnh vực khác trợ giảng với Thầy.Nhìn thầy chúng tôi có cảm giác đó là một ông già rất đỗi hiền lành, gần gũi và hơi chậm chạp, Thầy có đôi mắt ánh lên vẻ hóm hỉnh thông minh hiền hậu. ( Lúc đó vào khoảng năm 1996-1997) thầy đã 83-84 tuổi rồi .Nhưng khi bắt đầu bài giảng là thầy toát lên vẻ sắc sảo nhanh nhẹn, linh hoạt uyên bác đến lạ kỳ.Chúng tôi những lũ học trò tinh nghịch đã rất lấy làm khoái chí khi thấy những GS trợ giảng ,đó là những ông thầy khác đều là những người đứng đầu một ngành khoa học. Những con người từng rất đạo mạo khắt khe nghiêm khắc với học trò thì nay lại phải đứng im thin thít lặng lẽ tâm phục khẩu phục trước sự quở mắng về kiến thức chuyên môn ở rất nhiều lĩnh vực của Thầy.Như vậy đấy trước GS Đặng Văn Chung -   tất cả các học trò đã phải lộ nguyên hình những lỗ hổng kiến thức ,những hiểu biết nông cạn và non nớt của mình ,kể cả những GS đáng kính của chúng tôi.

   Để có được một khối kiến thức đồ sộ ,sâu rộng và uyên bác ở hầu như tất cả các lĩnh vực trong Y học như vậy ở Thầy ngoài sự thông minh của trí tuệ,sự say mê với nghề nghiệp, còn là một thành quả của sự lao động miệt mài đến vô cùng.Thầy kể với chúng tôi thầy xuống nhà xác hàng ngày và tự tay phẫu tích hàng nghìn các xác chết để tìm câu trả lời nguyên nhân ,xác định  những thiếu sót trong chẩn đoán và điều trị.Thời của Thầy còn không có đủ thuốc sát trùng ở nhà xác,cách  duy nhất lúc đó là lấy tro bếp đẻ sát trùng.Thầy hài hước kể rằng có lần đang say mê làm việc ,Thầy đã phát hoảng khi một cánh tay do co cơ của người chết đánh vào mặt mình. Thầy nói với chúng tôi chính người chết mới là người thầy công tâm nhất với bác sỹ chúng ta.Chúng con biết vậy nhưng cũng xin vái Thầy vì có lẽ chẳng ai dám làm được như Thầy vậy.
   
   Có một thực tế  là các bác sỹ chúng tôi mỗi người chỉ thạo một lĩnh vực chuyên khoa của mình ,còn những chuyên khoa khác phải tin vào kết luận của các BS lĩnh vực đó.Thế mà đã có những lần Thầy xem kết quả xét nghiệm Thầy đã bắt mang trả ngay tức khắc và bắt làm lại ,và kết quả đúng như vậy.Thầy nói tôi đã tự tay làm những xét nghiệm này nhiều lần và không thể có kết quả vô lý như vậy.Thật là tâm phục khẩu phục .
   Một lần các GS trợ giảng cũng muốn thử tài Thầy chăng? Hoặc muốn học thêm gì đó ở Thầy nên thường thì hay đưa những bệnh nhân cực khó , những bệnh nhân đã được các GS, bác sỹ nhiều lớp đã xem đi xem lại nhiều lần,với,những nhận xét bệnh án dầy hàng tập.Mọi thứ dường như đã được xem xét kỹ đến mức dường như không có chuyện gì để nói hoặc giảng thêm gì ở đây cả.Một trường hợp như vậy Thầy Chung đã xem : Một bệnh nhân gầy gò, ốm o suy kiệt khi ở giai đoạn cuối của bệnh tật, có một cái tên thuần túy Việt nam và ở một vùng quê nghèo. Thật bất ngờ khi Thầy bảo ngay sau khi vừa sờ vào người bệnh nhân :" Đây là người lai tây " .Vậy là bao nhiêu GS ,bác sỹ đã bỏ sót chi tiết quan trọng của việc khai thác tiền sử bệnh nhân.Tại sao thầy biết ngay vậy? Chúng tôi hỏi.Thầy nói đó là sự quan sát tỷ lệ giải phẫu đầu,mặt cổ ,tay chân của người châu Âu khác với người châu Á.
   Thầy đã giảng cho chúng tôi một cách say sưa và dễ hiểu.Những vấn đề khó khăn phức tạp và vô tận của kiến thức khoa học Y học đã được Thầy biến thành những điều giản dị , thú vị và hấp dẫn chúng tôi.Kiến thức của Thầy 
dường như vô tận.Một sợi tóc Thầy có thể nói về những hiểu biết về nó hàng giờ đồng hồ.Bọn học trò chúng tôi hay lười và chỉ muốn nghỉ.Có hôm Thầy say sưa quá đã hơn 1 giờ trưa ,không biết làm thế nào để được nghỉ ,với áp lực của các bạn,tôi là lớp trưởng đã nghĩ ra một mẹo:đánh rơi cặp đánh "rầm" .Thế là Thầy giật mình ,tôi lý nhí xin phếp Thầy cho lớp nghỉ,Thầy bật cười và tha thứ cho sự nghịch ngợm của học trò.
   Có lần nhân sự thân mật giản dị gần gũi của Thầy, tôi đã dám hỏi cả những vấn đề khó nói trong Y học lúc bấy giờ .Và thật bất ngờ Thầy nói thầy đã " có đến 2 gian rưỡi sách về vấn đề đó " .Nhờ đó mà tôi đã thấy được phần nào sự uyên bác, sâu sắc, cương trực và trung thực của Thầy   ở tất cả những lĩnh vực Y học .
   Nói và viết về Thầy GS Đặng Văn Chung đã có quá nhiều, cũng như cả một di sản đồ sộ mà Thầy đã để lại cho chúng ta.Tôi chỉ là một học trò rất nhỏ trong rất nhiều thế hệ học trò của Thầy.Tuy nhiên nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Thầy (1913-2013) từ một góc nhìn hạn hẹp xin được phép kể vài kỷ niệm để tưởng nhớ đến một người Thầy thuốc ,Thầy giáo vĩ đại đặc biệt mà tôi đã may mắn đã chứng kiến và được nhận là học trò.Vì chỉ 3 năm sau đó (1999) "Cây đại thụ của nền Y học Việt nam" mãi mãi ra đi.


Bác Hồ thăm gia đình GS năm 1962Bác

TÀI LIỆU SIÊU ÂM TIM - CHIA SẺ TỪ GS NORMAN H. SILVERMAN

Download  ở đây: https://drive.google.com/folderview?id=0BxiWaEpMJE5bc0RqN0J3bDBDeXM&usp=sharing
Dung lượng: 2.4Gb

TIỂU SỬ

Administrative Appointments

  • Professor of Pediatrics (Cardiology), Stanford University Medical Center (2002 - Present)
  • Professor of Radiology in Residence, University of California, San Francisco (1985 - 2002)
  • Associate Professor of Pediatrics, University of California, San Francisco (1979 - 1985)
  • Assistant Professor of Pediatrics, University of California, San Francisco (1975 - 1982)
  • Assistant Professor of Pediatrics, Stanford University Medical Center (1974 - 1975)

Honors & Awards

  • Janet Baldwin Lecture, Society of Pediatric Cardiology of New York (1999)
  • Founder's Award, American Society of Echocardiography (2000)
  • Sackler Visiting Fellow, University of Tel Aviv Israel (2001, 2004)
  • 23rd Annual Katkov-Lundeen Visiting Professorship in Pediatric Cardiology, Minneapolis Children's Hospital (2004)
  • 13th Jerome Liebman Visiting Professor, Case Western Reserve University, Cleveland, OH (1996)
  • Garbose Lecture, Children’s National Medical Center, Washington DC (1999)
  • Fellow, American Heart Association (2004)
  • Fellow, American Society of Echocardiography (2004)
  • Award for Excellence in Teaching, American Society of Echocardiography (2008)
  • Roma and Marvin Auerback Scholar in Pediatric Cardiolgy, Lucile Packard Children's Hospital, Stanford University (2005-current)

Professional Education

  • D.Sc.Med., University of the Witwatersrand, Medicine (1985)
  • F.C.P. (S.A.) F.C.P. (S.A.), South African College of Medicine, Pediatrics (1970)
  • M.B., B.Ch., University of the Witwatersrand, Medicine (1966)

https://med.stanford.edu/profiles/norman-silverman