Monday, January 19, 2015

GIÁO SƯ PHẠM SONG - CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH TRUYỀN NHIỄM

Giáo sư, Viện sĩ Phạm Song là một trong số chuyên gia y học hàng đầu của nước ta, lại là người quản lý đầu ngành, suốt đời say mê nghiên cứu thực tiễn y học và chiến lược y tế. Bước vào tuổi 78 nhưng niềm say mê đó không hề giảm sút trong nhiệm vụ mà ông rất tự hào là Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam.

Ông vào Đảng năm 19 tuổi (1/4/1950) và nay đã 59 tuổi Đảng. Ông là sinh viên Y khoa khóa 1952, đã tích cực tham gia phục vụ bộ đội và nhân dân trong kháng chiến và những ngày hòa bình lập lại. Ông trở lại Trường đại học Y khoa hoàn thành tốt nghiệp bác sĩ năm 1956 chuyên khoa tim mạch đạt loại ưu, điểm 9 cho cả luận án lẫn thi lâm sàng. GS. Đặng Văn Chung nói thân mật: "Bớt đi 1 điểm cho khỏi kiêu căng, vì kiêu căng tự phụ thì chẳng làm được gì nhiều, khi chọn ngành y".

Trong các khóa đào tạo sau đại học, Ông luôn được điểm 10 với lời khen ngợi của Hội đồng giám khảo như: khi thi 4 chứng chỉ để làm phó tiến sĩ ở Rumanie hay khi thi tốt nghiệp lớp miễn dịch học tại Lausane Thụy Sĩ của Tổ chức Y tế Thế giới, ông đạt 297 điểm trên tổng 300 điểm. Ông Chủ tịch của Hội đồng nói: "Bớt 3 điểm để nhớ y học vô cùng rộng lớn không bao giờ biết hết".
Được đào tạo sau Đại học ở Rumanie, Hà Lan, Thụy Sĩ, ông được được cử làm chủ nhiệm khoa bệnh nhiễm trùng của Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô 18 năm (1966-1984). Năm 1981 ông được đề bạt lên làm Phó giám đốc và năm 1982 làm giám đốc. Ông là người đầu tiên thực hiện kỹ thuật soi ổ bụng và sinh thiết gan cũng như soi ruột già ống mềm tại bệnh viện phục vụ việc chữa bệnh cho cán bộ trung cao cấp và lão thành cách mạng. Ông luôn kiên trì tự nâng cao năng lực, nghề nghiệp, và tích cực tham gia giảng dạy, làm nghiên cứu khoa học về các triệu chứng báo hiệu ung thư gan và ung thư phổi và các kết quả điều trị được GS. Đặng Văn Chung đánh giá cao.
Bộ trưởng Bộ Y tế nhận ra năng lực chuyên môn và khả năng quản lý của ông, khi ông đề xuất chương trình hành động 10 điểm đưa Bệnh viện Việt Xô lên thành bệnh viện chính phủ, nên đã giới thiệu Ban Bí thư giao nhiệm vụ Thứ trưởng cho ông vào đầu năm 1984. Theo gương Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch hoạt động chính trị xã hội về y học y tế rất xuất sắc, nhưng vẫn dành thời gian tham gia tự chiếu, chụp Xquang phổi cho bệnh nhân. Là Thứ trưởng bận nhiều công việc, GS. Phạm Song vẫn kiêm Chủ nhiệm Bộ môn truyền nhiễm và đảm bảo trên 170 tiết giảng dạy mỗi năm tại Trường đại học Y Hà Nội. Khi thành lập Viện y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới ông vẫn làm Viện trưởng. Hai chức vụ này với chức danh Bộ trưởng Bộ Y tế sau này đã giúp ông thực tế để quyết định đưa artemisinin làm thuốc hàng đầu điều trị sốt rét do Plasmodium Falciparum kháng thuốc.

Từ một bác sĩ chuyên khoa tim mạch trở thành một thầy thuốc giỏi - một giáo sư có những đóng góp quan trọng trong chuyên ngành truyền nhiễm, GS. Phạm Song luôn nhớ đến công lao đào tạo và bồi dưỡng của Bộ trưởng Y tế Phạm Ngọc Thạch. Ông kể: "Năm 1958 Bộ trưởng gọi ông lên gặp vào lúc 3 giờ chiều tại trụ sở Bộ Y tế ở Phan Huy Chú, cùng gặp mặt hồi đó có Vụ trưởng tổ chức Nguyễn Đức Thắng và Vụ trưởng Vụ chữa bệnh Nguyễn Văn Tín. Thấy mặt, Bộ trưởng nói ngay: "Trẻ quá có làm được việc không?". Hai vụ trưởng thưa: "Chúng tôi đã suy nghĩ và chọn cho anh người xuất sắc, kể cả chuyên môn và kinh nghiệm quản lý". Bộ trưởng nói luôn: "Thế thì được, bệnh nhiễm trùng hiện nay là bệnh hàng đầu của nước ta. Tôi cần 1 cán bộ trẻ sang làm ngành này đáp ứng trước mắt và lâu dài. Anh nghĩ sao?". Tôi nói tôi không chuẩn bị làm truyền nhiễm, nên khi đi học không học nhiều về vi khuẩn học và virut học. Bộ trưởng bảo: "Chưa học thì tôi cho anh đi học và làm khoa học là một trong những công việc tốt nhất mà Đảng giao". Thế là sau đó 1 tháng ông chuyển sang khoa truyền nhiễm kiêm phụ trách công tác y vụ của Bệnh viện. Năm 1960 Bộ trưởng cho ông đi học ở Rumanie với 1 năm rưỡi để học virut học tại Viện quốc gia virut học và 6 tháng học về vi khuẩn tại viện Cantacusino nổi tiếng thế giới. Sau này ông lại được tu nghiệp ở Hà Lan về nhiễm trùng gan, tổ chức học về gan, rồi miễn dịch học 4 tháng tại Lausane Thụy Sĩ.
Điều mà ông tâm đắc nhất trong hoạt động khoa học y tế là quyết tâm đưa Artemisin vào điều trị sốt rét do Plasmodium Falciparum kháng thuốc. Ông đã cùng chuyên gia Viện Sốt rét đếm ký sinh trùng sốt rét P.F trên bệnh nhân sốt rét ác tính tại Viện y học lâm sàng nhiệt đới dưới tác dụng của artemisinin viên và nhận thấy ký sinh trùng thanh thải rất nhanh trên hai bệnh nhân. Ông đã báo cáo với Tổng bí thư Đỗ Mười và Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Đảng và Chính phủ đã phát động phong trào di thực thanh hao hoa vàng từ Lạng Sơn về Hà Nam Ninh, Bình Lục và vườn thuốc Văn Điển. Chỉ sau 2 năm từ chỉ có 36kg artemisinin bột chúng ta đã có 3 tấn artemisinin bột cùng các dẫn xuất với nhiều dạng bào chế như tiêm tĩnh mạch, viên đặt hậu môn đủ dùng trong nước. Có thuốc artemisin cùng với việc tẩm màn permethrin chống muỗi đã khống chế được sốt rét, không có dịch lớn xẩy ra và rất hiếm khi có tử vong do sốt rét ác tính do Plasmodium Falciparum. Bộ Y tế đã hướng dẫn kỷ thuật sử dụng artemisinin và các dẫn xuất sản xuất trong nước để điều trị vào năm 1990 và sau đó 9 năm Tổ chức Y tế Thế giới đã công nhận chọn artemisinin là thuốc hàng đầu để điều trị sốt rét do Plasmodium falciparum. Sách "Khoa học công nghệ mới và phát triển con người trên thế giới" do UNDP xuất bản năm 2001 đã biểu dương "Việt Nam biết kết hợp kinh nghiệm truyền thống và hiện đại góp phần quan trọng giảm hẳn tỷ lệ tử vong sốt rét ác tính."
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu artemisinin về dẫn xuất và cả nguyên liệu sang các nước châu Phi và châu Âu. Công trình có rất nhiều đơn vị khoa học và hàng chục bác sĩ tham gia đã được giải thưởng khoa học công nghệ Hồ Chí Minh 2000.
GS.VS. Phạm Song còn là đồng chủ biên với PGS.TS. Nguyễn Hữu Quỳnh chuyên gia về ngôn ngữ học, với sự cộng tác của 120 Giáo sư, Tiến sĩ y học nhiều thế hệ để biên soạn 4 cuốn Bách khoa thư bệnh học, được khởi công từ năm 1990 và hoàn thành 2004 và đã tái bản đến lần thứ ba.
Ông rất tâm đắc với cuốn HIV/AIDS, do Nhà xuất bản y học xuất bản năm 1993 lần đầu tiên đề cập toàn diện về chủ đề này; tái bản 2006 khá cập nhật và hiện đại. Bao nhiêu điều học được ở Hà Lan và kinh nghiệm thực hành của ông được thể hiện trong cuốn Những vấn đề cơ bản và mới về bệnh viêm gan virut. Ông cũng viết cuốn Lâm sàng và điều trị sốt rét, xuất bản 1994 nêu rõ sốt rét ác tính chủ yếu là do tắc mạch não còn các phản ứng khác là thứ phát và đề cao việc dùng artemisinin và thuốc chống huyết khối. Trong chỉ đạo phòng chống sốt xuất huyết, ông chủ trương dập dịch phải bắt đầu khi có những ca sốt Dengue cổ điển... Tất cả những suy nghĩ chiến lược và chính sách về y tế, nước sạch vệ sinh môi trường, dân số và sức khỏe sinh sản đã được ghi lại trong cuốn sách "Những vấn đề cơ bản về y tế, kế hoạch hóa gia đình, vệ sinh môi trường 1980-2000" mà ông là tác giả đã xuất bản năm 2001.
Ông đã cùng các Viện trưởng đầu ngành và các cán bộ vụ, cục Bộ Y tế soạn thảo Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, đã được Quốc hội khóa XIII, phê duyệt ngày 30/6/1989 và soạn thảo chiến lược bảo vệ sức khỏe nhân dân 1990-2000 dưới dạng chương trình mục tiêu quốc gia cấp nhà nước và cấp Bộ, là dấu son về đổi mới phương thức hành động theo khoa học y tế công cộng của nước ta.
GS.VS. Phạm Song còn vinh dự được giao chủ nhiệm chương trình khoa học nhà nước về chống nhiễm khuẩn 1990-2000 mã số KYO1.
Ông đã đề nghị thành lập Ủy ban quốc gia phòng chống HIV/AIDS khi chưa có ca HIV(+) nào ở Việt Nam và từ 1990 đã có chương trình trung hạn giảm thiểu tác hại lây nhiễm HIV do Tổ chức Y tế Thế giới hỗ trợ xây dựng.
Do những đóng góp của ông trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân ông đã nhận được Huân chương Độc lập Hạng hai, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ Hạng nhất, Thầy thuốc Nhân dân đợt đầu tiên. Trong khoa học ông đã được công nhận chức danh giáo sư 1991, Viện sĩ y học Liên bang Nga về hệ thống và biện chứng năm 2000 và Viện Tiểu sử Hoa Kỳ tặng danh hiệu Nhà khoa học tiêu biểu 2006 do cống hiến trọn đời cho y học.
GS. Phạm Song đã nghỉ hưu từ tháng 7/2000, nhưng ông đã đảm nhận Chủ tịch Hội kế hoạch hóa gia đình khóa 2, tham gia 2 khóa Thường vụ Hội kế hoạch hóa gia đình khu vực châu Á Thái Bình Dương. Năm 2006, tại Đại hội Tổng hội Y học Việt Nam, ông được bầu là Chủ tịch Tổng hội. Ông vẫn làm việc cần mẫn đúng giờ, ngày 6 tiếng trên máy tính, tự mình viết tham luận, hay báo cáo như từ trước đến nay. Hiện nay, giáo sư cùng các đồng nghiệp đang chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa y học, xây dựng báo điện tử về đái tháo đường và vận động xây dựng Chiến lược toàn diện về phòng chống viêm gan virut B, C và đái tháo đường. Ngoài ra, ông còn dự định cho nhiều công việc nghiên cứu khoa học và viết sách về y học... Ông nghĩ, nếu làm được thêm như vậy là đã đền đáp một phần công ơn của Đảng, Nhà nước, nhân dân đã đào tạo ông trở thành người hữu dụng cho đất nước.

9 NGUY CƠ HẠI ĐẾN GAN CỦA CHÚNG TA

1. Ngủ không đủ. Cuộc sống hiện đại, nhiều người có thói quen tận dụng thời gian đêm khuya để làm việc hoặc vui chơi. Tuy nhiên, thức đêm dễ khiến gan bị tổn hại nhất. Nguyên nhân: thức đêm gây rối loạn thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ khiến con người ngủ không đủ, từ đó sức đề kháng giảm, ảnh hưởng tới quá trình cơ thể tái tạo sức khỏe (bao gồm tạng gan) vào ban đêm. Người bị viêm gan virus nếu thức đêm nhiều bệnh tình sẽ trầm trọng hơn. Một chuyên gia thuộc Hiệp hội Giấc ngủ Mỹ cho biết, nên ngủ trước 11h tối và bảo đảm ngủ 7-8 tiếng/ngày để gan bài tiết độc tố hiệu quả, bảo vệ sức khỏe cho toàn cơ thể.
2. Nhịn tiểu vào buổi sáng. Tiến sĩ Daniel Paradis thuộc Hiệp hội Nghiên cứu về gan châu Âu cho biết, độc tố trong cơ thể được thải ra qua nước tiểu, mồ hôi và đại tiện. Đi tiểu vào buổi sáng sau một đêm dài chìm trong giấc ngủ sẽ giúp cơ thể bài tiết chất độc tích tụ, tránh trường hợp độc tố còn lưu giữ trong cơ thể và khiến gan bị “trúng độc”.
3. Ham ăn. Tật xấu này không chỉ gây hại dạ dày mà còn gia tăng các gốc tự do trong cơ thể. Trong khi đó, tác dụng then chốt của gan là giúp cơ thể đối phó với các gốc tự do, bài trừ độc tố và thanh lọc máu. Khi lượng gốc tự do tăng lên quá nhiều, gan sẽ rơi vào tình trạng hoạt động quá tải.
4. Bỏ bữa sáng. Một chuyên gia dinh dưỡng ở Ontario, Canada đã chỉ ra, bữa sáng có tác dụng trung hòa axit dạ dày, bảo vệ gan, giảm nguy cơ mắc viêm tuyến tụy, tiểu đường, sỏi mật, táo bón… Bữa sáng lành mạnh kéo dài cảm giác no bụng, tránh được tình trạng tạng gan bị tổn thương.
5. Uống quá nhiều thuốc. Theo chuyên gia Kenneth Simpson thuộc Bệnh viện hoàng gia Edinburgh Anh, nhiều loại thuốc và vật chất chuyển hóa của nó rất dễ gây hại cho gan. Những loại thuốc tiềm ẩn nguy cơ hại gan bao gồm: thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm hạ sốt, thuốc trị bệnh về thần kinh, thuốc chống co giật, thuốc kháng u bướu, thuốc hạ đường huyết… Do vậy, liều lượng và thời gian dùng thuốc nhất thiết phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
6. Tiếp nạp quá nhiều thực phẩm làm sẵn. Trong các thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu, đường nhân tạo… Các thành phần này chứa không ít vật chất hóa học mà cơ thể khó phân giải. Nếu tiếp nạp nhiều loại thực phẩm này sẽ gây áp lực giải độc cho gan và khiến gan suy yếu.
7. Thích món rán. Một nghiên cứu được kênh truyền hình CBS của Mỹ đăng tải đã cho biết, một tháng ăn đồ mỡ rán có thể khiến sức khỏe của gan thay đổi rõ nét. Cụ thể, sự tích lũy của axit béo bão hòa và chất béo sẽ làm gan bị nhiễm mỡ. Dầu ăn không lành mạnh tăng nguy cơ mắc bệnh gan và bệnh tim, ngược lại dầu ăn từ quả ô liu và dầu vừng đem lại lợi ích sức khỏe.
8. Thường ăn thức ăn bị cháy hoặc chưa chín. Các thực phẩm cháy sém hoặc còn sống (đặc biệt là thịt) sẽ gây tổn hại gan. Trong những thực phẩm chưa chín thường chứa ký sinh trùng hoặc một số loại vi khuẩn dễ gây viêm dạ dày và đường ruột cấp tính, nặng hơn sẽ làm hại gan và trầm trọng là dẫn tới tình trạng hôn mê gan.
9. Nghiện rượu. Uống nhiều rượu làm giảm khả năng lọc máu của tạng gan, khiến cơ thể tích tụ độc tố, từ đó gây tổn thương ngược cho gan và gây nhiều bệnh khác. Uống rượu thời gian dài dễ dẫn tới xơ gan.
Theo SK&ĐS

Wednesday, January 14, 2015

BÁC SĨ CẦN ĐIỀU TRỊ ĐÚNG BÀI BẢN

Ở Việt Nam trình độ dân trí  ngày càng nâng cao và chất lượng sống ngày càng cải thiện, đó là điều đáng mừng vì người dân quan tâm hơn về sức khỏe của mình. Cũng chính vì thế mà bác sĩ cần nâng cao tay nghề và cập nhật kiến thức một cách chuẩn mực, đặc biệt là các bác sĩ ở tuyến trên. Bác sĩ chúng ta phải chẩn đoán và điều trị thật cẩn trọng và theo guideline các hiệp hội. Một mặt là bảo vệ cho người bệnh (vì các guideline đúc kết cả kinh nghiệm lẫn bằng chứng khoa học, nên tối ưu trong chẩn đoán và điều trị), một mặt là bảo vệ cho chính mình trước luật pháp. Dù tai biến xảy ra, khi hội đồng y khoa hồi cứu và đánh giá lại, cũng sẽ giảm bớt được phần nào trách nhiệm của bác sĩ điều trị vì đã làm đúng bài bản. Và người trong hội đồng cũng dễ dàng (dễ xử) hơn khi bảo vệ chúng ta trước pháp luật.

Monday, January 12, 2015

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

1. Đại cương:
Kiểm soát chặt chẽ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường – làm giảm đường huyết đến gần mức bình thường nhất có thể được – sẽ làm giảm các biến chứng, giảm tỷ lệ tử vong.

Mức độ kiểm soát
Tốt
Vừa
Kém
Đường huyết lúc đói (mmol/l)
Đường huyết sau ăn 2h (mmol/l)
4,4-6,1
4,4-8,0
£ 7,8
£10,0
>7,8
>10,0
HbA1c (%)
<6,5-7,0
7 - 7,5
>7,5

Các biện pháp kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường bao gồm: điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện thể lực hợp lý, kết hợp với sử dụng các thuốc có tác dụng hạ đường huyết.
Các thuốc điều trị đái tháo đường gồm có Insulin và các thuốc uống. Insulin là nội tiết tố tuyến tụy có khả năng làm hạ đường máu bằng cách giúp đường vào trong tế bào cơ, gan và mỡ để sinh năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể. Các thuốc uống hạ đường huyết được phân loại dựa theo cơ chế tác dụng cơ bản của thuốc, gồm có: thuốc kích thích làm tăng tiết insulin, thuốc làm tăng nhạy cảm insulin và tăng sử dụng insulin ở ngoại vi, thuốc làm giảm hấp thu các chất đường bột sau ăn…
2. Các nhóm thuốc uống hạ đường huyết
Có nhiều loại thuốc uống có tác dụng hạ đường máu; một vài nhóm thuốc đã từng được sử dụng nhưng hiện ít dùng hoặc không còn được khuyến cáo sử dụng do có tác dụng phụ nguy hiểm.
Các nhóm thuốc hiện đang được ưa dùng:

2.1. Các thuốc kích thích làm tăng tiết insulin:
2.1.1. Các Sulfonylurea (Sulphamid hạ đường máu)
* Các thuốc thế hệ 1 (Tolbutamid, Chlopropamid, Diabetol… – 250/500mg) hiện hầu như không sử dụng vì có trọng lượng phân tử cao, dễ gây độc với thận.
* Các thuốc thế hệ 2: 
Tên gốc
Một số biệt dược
Gliclazide
Diamicron 80mg
Diamicron MR 30/60mg
Clazic SR 30mg
Glibenclamide
Daonil 5mg
Maninil 3,5mg
Glipizid
Glucotrol 5/10mg
Glucotrol XR 2,5/ 5/ 10mg
Minidiab 5mg
Glimepiride
Amaryl  1/ 2/ 4mg
Glicompid 2mg
Myaryl 2mg
Glyburide
Diabeta / Micronase / Glynase 5mg

+ Tác dụng phụ có thể gặp: nhìn mờ/ táo bón/ buồn nôn/ chán ăn/ rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy/ mẩn ngứa/ vã mồ hôi, đau đầu/ dễ bị hạ đường huyết.
+ Chống chỉ định: ĐTĐ typ 1/ ĐTĐ nhiễm toan ceton/ Hôn mê/ BN suy gan, suy thận nặng/ phụ nữ có thai hoặc cho con bú/ mẫn cảm với các thành phần của thuốc. 
+ Liều dùng: theo chỉ định của bác sỹ.
2.1.2. Nhóm Meglitinide
+ Có hai chế phẩm là Repaglinide (Ripar…) và Nateglitinide.
+ Tác dụng: kích thích tiết Insulin nhanh, thuốc thải trừ nhanh nên có thời gian tác dụng ngắn. Vì thế giảm nguy cơ hạ đường huyết.
+ Chống chỉ định: BN suy gan/ mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
+ Liều dùng: theo chỉ định của bác sỹ.
2.2. Nhóm Biguanide - Metformin:
+ Một số biệt dược: Glucophage, Glucophage XR, Glucofast, Siofor…
+ Tác dụng: làm tăng nhạy cảm Insulin ở các mô ngoại vi, giảm sản xuất Glucose tại gan, làm chậm hấp thu chất đường bột trong ống tiêu hóa.
+ Tác dụng phụ có thể gặp: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy/ buồn nôn/ nhiễm toan lactic
+ Chống chỉ định: ĐTĐ typ 1/ BN suy gan, suy thận nặng/ BN suy tim/ phụ nữ có thai hoặc cho con bú/ mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
+ Liều dùng: theo chỉ định của bác sỹ.
2.3. Nhóm ức chế men α – Glucosidase
+ Một số biệt dược: Acarbose (Glucobay 50mg, Precose…); Miglitol (Glyset 25/50mg); Voglibose (Basen  0,2mg…)
+ Tác dụng: thuốc làm giảm hấp thu chất đường  bột từ ống tiêu hóa vào máu.
+ Tác dụng phụ có thể gặp: đau bụng/ rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy…
+ Chống chỉ định: bệnh đường ruột mạn tính gây giảm hấp thu/ phụ nữ có thai hoặc cho con bú/ mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
+ Liều dùng: theo chỉ định của bác sỹ.
2.4. Nhóm Thiazolidinedione
+ Một số biệt dược: Pioglitazone (Actos, Pionorm…)
+ Tác dụng: thuốc làm tăng nhạy cảm insulin.
+ Tác dụng phụ có thể gặp: giữ nước gây phù, tăng nguy cơ ung thư bàng quang …
+ Chống chỉ định: suy tim xung huyết/ suy gan/ phụ nữ có thai hoặc cho con bú/ mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
+ Liều dùng: theo chỉ định của bác sỹ.
2.5. Nhóm ức chế men DPP-4
+ Một số biệt dược: Sitagliptin (Januvia), Vildagliptin (Galvus); Saxagliptin (Onglyza)…
+ Tác dụng: thuốc làm ức chế sự giải phóng glucagon, dẫn đến làm tăng tiết insulin.
+ Tác dụng phụ có thể gặp: viêm mũi xoang, đau đầu, buồn nôn, quá mẫn da
+ Chống chỉ định: phụ nữ có thai hoặc cho con bú/ mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
+ Liều dùng: theo chỉ định của bác sỹ.

3. Insulin
3.1. Một số loại Insulin 
Loại Insulin
Bắt đầu tác dụng (h)
Đỉnh tác dụng (h)
Tác dụng kéo dài 
(h)
Insulin tác dụng tức thì  (hiện chưa có ở Việt Nam):  Lispro / Aspart
Insulin nhanh/ Insulin thường
Regular
Actrapid
Scilin R
Humulin R
0,5 –  >1
2 – 3
3 – 6
Insulin bán chậm
NPH
Insulartard
Insulin lente
Scilin N
Humulin N
2 – 4

6 – 12
10 – 18
Insulin tác dụng kéo dài
Glargin (Lantus)
Levemir
5
24
24
Một vài dạng Insulin trộn sẵn
Insulin Mixtard 30/70 (30% Actrapid + 70% Insulartard)
Scilin M 
Humulin M

3.2. Chỉ định dùng Insulin:
- Bệnh nhân ĐTĐ typ 1;
- ĐTĐ ở phụ nữ có thai hoặc cho con bú;
- Điều trị các cấp cứu tăng đường huy
- ĐTĐ typ 2 ở những giai đoạn đặc biệt: có bệnh cấp tính, suy gan/suy thận, chống chỉ định các thuốc uống hạ đường huyết hoặc không đáp ứng với thuốc uống hạ đường huyết.
3.3. Tác dụng phụ của insulin:
- Hạ đường huyết
- Hạ Kali huyết
- Giữ muối, phù; tăng cân.
- Loạn dưỡng mô mỡ dưới da tại nơi tiêm
- Dị ứng tại chỗ tiêm/ Mẩn ngứa
3.4. Chống chỉ định:    Hạ đường huyết
3.5. Các phác đồ tiêm Insulin:
Có thể phối hợp Insulin cùng một hoặc nhiều loại thuốc uống hạ đường huyết. Cũng có thể dùng phối hợp nhiều mũi Insulin mỗi ngày (2 mũi, 3 mũi hoặc 4 mũi tiêm insulin mỗi ngày), có hoặc không kết hợp với thuốc uống.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân, bác sỹ sẽ có chỉ định phác đồ tiêm insulin và liều dùng cụ thể.
3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ insulin: 
+ Vị trí tiêm và đường vào
- Đường vào: Tiêm/ truyền tĩnh mạch (hấp thu nhanh, thường dùng trong cấp cứu); tiêm dưới da (thường dùng nhất).
- Vị trí tiêm: Các vị trí tiêm Insulin dưới da khác nhau sẽ làm cho Insulin vào máu với tốc độ nhanh chậm khác nhau:
* Vùng bụng: Insulin vào máu nhanh nhất.
* Vùng cánh tay: Insulin vào máu chậm hơn so với vùng bụng
* Vùng mông, đùi: Insulin vào máu chậm nhất
Mỗi vùng trên cơ thể được chia ra theo các ô như hình vẽ. Mỗi ô vuông là một vị trí tiêm.
+ Nhiệt độ môi trường xung quanh: nhiệt độ cao làm tăng hấp thu.
+ Hoạt động thể lực sau khi tiêm làm tăng tốc độ hấp thu insulin.
+ Massage nơi tiêm làm tăng tốc độ hấp thu.
3.7. Sử dụng và bảo quản Insulin
Tiêm Insulin dưới da nên thay đổi các vị trí tiêm cụ thể (xoay vòng) ngày này qua ngày khác; có thể đổi vị trí tiêm (tay phải sang tay trái) hoặc bằng cách chọn điểm tiêm ngày sau cách 2,5cm so với điểm tiêm ngày trước đó để tránh áp-xe tại nơi tiêm.
3.7.1. Bảo quản Insulin:
Insulin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2C – 8oC, ở nhiệt độ này thì dù Insulin đã bị mở cũng sử dụng được trong vòng 90 ngày, trong khi ở nhiệt độ thường (15-20oC) chỉ dùng được trong vòng 1 tháng. Nếu để ở nhiệt độ trên 30oC Insulin bị giảm hiệu quả điều trị.
3.7.2. Kỹ thuật tiêm Insulin: gồm 4 bước
+ Bước 1: Chọn vị trí tiêm và khử trùng nơi tiêm bằng cồn 70oC
+ Bước 2: 
- Làm căng bề mặt da vùng sát trùng
- Đâm nhanh kim thẳng đứng vuông góc với mặt da (90o)
+ Bước 3: Đẩy piston để thuốc vào cơ thể.
+ Bước 4 : Rút kim nhanh và sát trùng vùng tiêm

4. Phụ lục 
4.1. Hướng dẫn kỹ thuật tiêm Insulin
Nếu tiêm một loại insulin
1.                  Rửa sạch tay
2.                  Để trộn đều insulin, lăn tròn lọ insulin giữa hai bàn tay. Không được lắc.
3.                  Dùng bông cồn sát trùng nắp lọ insulin.
4.                  Bỏ nắp nhựa trên kim tiêm và syringe. Kéo pittong xuống để lấy một lượng không khí vào syringe đúng bằng liều insulin định lấy.
5.                  Đẩy lượng không khí từ syringe vào lọ insulin - để lấy insulin dễ dàng hơn.
6.                  Vẫn giữ kim trong lọ insulin, nâng lọ lên (hoặc dốc ngược xuống), kéo pittong để rút insulin từ trong lọ ra syringe. Dừng pittong dưới một chút so với liều insulin định lấy.
7.                  Đẩy ngược pittong lại đến mức insulin cần lấy. Nếu có bóng khí trong syringe, gõ nhẹ vào syringe để đuổi khí ra đến khi không còn khí trong syringe.
8.                  Dùng bông cồn sát trùng da nơi định tiêm, đưa bông xoay tròn nhẹ nhàng trên da.
9.                  Dùng ngón cái và ngón trỏ /ngón giữa nhấc da xung quanh vùng tiêm để đảm bảo không tiêm insulin vào phần cơ.
10.              Tiêm insulin theo góc 90o so với da; giữ phần da gấp trong suốt thời gian tiêm.
11.              Giữ kim tại chỗ khoảng 6 giây để tránh chảy máu và rò rỉ insulin.
12.              Dùng bông cồn sát trùng lại nơi tiêm

* Nếu tiêm nhiều loại insulin 
Nếu trộn insulin bán chậm (dịch đục, insulin NPH hoặc lente) với insulin nhanh (dịch trong, insulin thường), luôn luôn phải trộn trong vào đục (lấy insulin nhanh trước và trộn insulin bán chậm vào sau).
1.                  Rửa sạch tay
2.                  Dùng bông cồn sát trùng nắp các lọ insulin.
3.                  Lăn tròn lọ insulin giữa hai bàn tay để trộn đều insulin. Không được lắc lọ.
4.                  Bỏ nắp nhựa trên kim tiêm và syringe. Kéo pittong xuống để lấy một lượng không khí vào syringe đúng bằng liều insulin NPH hoặc Lente định lấy.
5.                  Đẩy không khí từ syringe vào lọ insulin NPH/ Lente để lấy insulin dễ dàng hơn.
6.                  Rút kim và syringe ra khỏi lọ insulin NPH/ Lente.
7.                  Tiếp tục lấy một lượng không khí vào syringe đúng bằng liều insulin Regular định lấy.
8.                  Đẩy không khí từ syringe vào lọ insulin Regular.
9.                  Vẫn giữ kim trong lọ insulin Regular, nâng lọ lên (hoặc dốc ngược xuống), kéo pittong để rút insulin từ trong lọ ra syringe. Dừng pittong dưới một chút so với liều insulin định lấy.
10.              Đẩy ngược pittong lại đến mức insulin Regular cần lấy. Nếu có bóng khí, gõ nhẹ vào syringe để đuổi khí ra đến khi không còn khí trong syringe chứa insulin Regular.
11.              Rút syringe chứa insulin Regular ra, đâm kim vào lọ insulin NPH/ Lente đã được bơm khí vào lúc trước.
12.              Giữ kim trong lọ insulin NPH/ Lente, nâng lọ lên (hoặc dốc ngược xuống), kéo pittong để rút insulin NPH/ Lente từ trong lọ ra syringe. Dừng pittong dưới một chút so với tổng liều insulin định lấy (tổng liều Insulin Regular + NPH/ Lente).
13.              Kiểm tra và đuổi khí nếu có bóng khí trong syringe chứa Regular + NPH/ Lente.
14.              Dùng bông cồn sát trùng da nơi định tiêm, đưa bông xoay tròn nhẹ nhàng trên da.
15.              Dùng ngón cái và ngón trỏ /ngón giữa nhấc da xung quanh vùng tiêm để đảm bảo không tiêm insulin vào phần cơ.
16.              Tiêm insulin theo góc 90o so với da; giữ phần da gấp trong suốt thời gian tiêm.
17.              Giữ kim tại chỗ khoảng 6 giây để tránh chảy máu và rò rỉ insulin.
18.              Dùng bông cồn sát trùng lại nơi tiêm

* Lưu ý:
1.                  Bệnh nhân nên dự trữ thêm 1 lọ insulin để có sẵn trong trường hợp khẩn cấp và những ngày ốm mệt (cho dù không tiêm insulin hàng ngày).
2.                  Không tiêm insulin đã hết hạn sử dụng. Kiểm tra hạn dùng trên lọ insulin.
Không để lọ insulin ở nhiệt độ đóng băng. Phải vứt bỏ lọ insulin nếu thấy trong đó có các hạt không trộn được.