Monday, January 19, 2015

9 NGUY CƠ HẠI ĐẾN GAN CỦA CHÚNG TA

1. Ngủ không đủ. Cuộc sống hiện đại, nhiều người có thói quen tận dụng thời gian đêm khuya để làm việc hoặc vui chơi. Tuy nhiên, thức đêm dễ khiến gan bị tổn hại nhất. Nguyên nhân: thức đêm gây rối loạn thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ khiến con người ngủ không đủ, từ đó sức đề kháng giảm, ảnh hưởng tới quá trình cơ thể tái tạo sức khỏe (bao gồm tạng gan) vào ban đêm. Người bị viêm gan virus nếu thức đêm nhiều bệnh tình sẽ trầm trọng hơn. Một chuyên gia thuộc Hiệp hội Giấc ngủ Mỹ cho biết, nên ngủ trước 11h tối và bảo đảm ngủ 7-8 tiếng/ngày để gan bài tiết độc tố hiệu quả, bảo vệ sức khỏe cho toàn cơ thể.
2. Nhịn tiểu vào buổi sáng. Tiến sĩ Daniel Paradis thuộc Hiệp hội Nghiên cứu về gan châu Âu cho biết, độc tố trong cơ thể được thải ra qua nước tiểu, mồ hôi và đại tiện. Đi tiểu vào buổi sáng sau một đêm dài chìm trong giấc ngủ sẽ giúp cơ thể bài tiết chất độc tích tụ, tránh trường hợp độc tố còn lưu giữ trong cơ thể và khiến gan bị “trúng độc”.
3. Ham ăn. Tật xấu này không chỉ gây hại dạ dày mà còn gia tăng các gốc tự do trong cơ thể. Trong khi đó, tác dụng then chốt của gan là giúp cơ thể đối phó với các gốc tự do, bài trừ độc tố và thanh lọc máu. Khi lượng gốc tự do tăng lên quá nhiều, gan sẽ rơi vào tình trạng hoạt động quá tải.
4. Bỏ bữa sáng. Một chuyên gia dinh dưỡng ở Ontario, Canada đã chỉ ra, bữa sáng có tác dụng trung hòa axit dạ dày, bảo vệ gan, giảm nguy cơ mắc viêm tuyến tụy, tiểu đường, sỏi mật, táo bón… Bữa sáng lành mạnh kéo dài cảm giác no bụng, tránh được tình trạng tạng gan bị tổn thương.
5. Uống quá nhiều thuốc. Theo chuyên gia Kenneth Simpson thuộc Bệnh viện hoàng gia Edinburgh Anh, nhiều loại thuốc và vật chất chuyển hóa của nó rất dễ gây hại cho gan. Những loại thuốc tiềm ẩn nguy cơ hại gan bao gồm: thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm hạ sốt, thuốc trị bệnh về thần kinh, thuốc chống co giật, thuốc kháng u bướu, thuốc hạ đường huyết… Do vậy, liều lượng và thời gian dùng thuốc nhất thiết phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
6. Tiếp nạp quá nhiều thực phẩm làm sẵn. Trong các thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu, đường nhân tạo… Các thành phần này chứa không ít vật chất hóa học mà cơ thể khó phân giải. Nếu tiếp nạp nhiều loại thực phẩm này sẽ gây áp lực giải độc cho gan và khiến gan suy yếu.
7. Thích món rán. Một nghiên cứu được kênh truyền hình CBS của Mỹ đăng tải đã cho biết, một tháng ăn đồ mỡ rán có thể khiến sức khỏe của gan thay đổi rõ nét. Cụ thể, sự tích lũy của axit béo bão hòa và chất béo sẽ làm gan bị nhiễm mỡ. Dầu ăn không lành mạnh tăng nguy cơ mắc bệnh gan và bệnh tim, ngược lại dầu ăn từ quả ô liu và dầu vừng đem lại lợi ích sức khỏe.
8. Thường ăn thức ăn bị cháy hoặc chưa chín. Các thực phẩm cháy sém hoặc còn sống (đặc biệt là thịt) sẽ gây tổn hại gan. Trong những thực phẩm chưa chín thường chứa ký sinh trùng hoặc một số loại vi khuẩn dễ gây viêm dạ dày và đường ruột cấp tính, nặng hơn sẽ làm hại gan và trầm trọng là dẫn tới tình trạng hôn mê gan.
9. Nghiện rượu. Uống nhiều rượu làm giảm khả năng lọc máu của tạng gan, khiến cơ thể tích tụ độc tố, từ đó gây tổn thương ngược cho gan và gây nhiều bệnh khác. Uống rượu thời gian dài dễ dẫn tới xơ gan.
Theo SK&ĐS

Wednesday, January 14, 2015

BÁC SĨ CẦN ĐIỀU TRỊ ĐÚNG BÀI BẢN

Ở Việt Nam trình độ dân trí  ngày càng nâng cao và chất lượng sống ngày càng cải thiện, đó là điều đáng mừng vì người dân quan tâm hơn về sức khỏe của mình. Cũng chính vì thế mà bác sĩ cần nâng cao tay nghề và cập nhật kiến thức một cách chuẩn mực, đặc biệt là các bác sĩ ở tuyến trên. Bác sĩ chúng ta phải chẩn đoán và điều trị thật cẩn trọng và theo guideline các hiệp hội. Một mặt là bảo vệ cho người bệnh (vì các guideline đúc kết cả kinh nghiệm lẫn bằng chứng khoa học, nên tối ưu trong chẩn đoán và điều trị), một mặt là bảo vệ cho chính mình trước luật pháp. Dù tai biến xảy ra, khi hội đồng y khoa hồi cứu và đánh giá lại, cũng sẽ giảm bớt được phần nào trách nhiệm của bác sĩ điều trị vì đã làm đúng bài bản. Và người trong hội đồng cũng dễ dàng (dễ xử) hơn khi bảo vệ chúng ta trước pháp luật.

Monday, January 12, 2015

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

1. Đại cương:
Kiểm soát chặt chẽ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường – làm giảm đường huyết đến gần mức bình thường nhất có thể được – sẽ làm giảm các biến chứng, giảm tỷ lệ tử vong.

Mức độ kiểm soát
Tốt
Vừa
Kém
Đường huyết lúc đói (mmol/l)
Đường huyết sau ăn 2h (mmol/l)
4,4-6,1
4,4-8,0
£ 7,8
£10,0
>7,8
>10,0
HbA1c (%)
<6,5-7,0
7 - 7,5
>7,5

Các biện pháp kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường bao gồm: điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện thể lực hợp lý, kết hợp với sử dụng các thuốc có tác dụng hạ đường huyết.
Các thuốc điều trị đái tháo đường gồm có Insulin và các thuốc uống. Insulin là nội tiết tố tuyến tụy có khả năng làm hạ đường máu bằng cách giúp đường vào trong tế bào cơ, gan và mỡ để sinh năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể. Các thuốc uống hạ đường huyết được phân loại dựa theo cơ chế tác dụng cơ bản của thuốc, gồm có: thuốc kích thích làm tăng tiết insulin, thuốc làm tăng nhạy cảm insulin và tăng sử dụng insulin ở ngoại vi, thuốc làm giảm hấp thu các chất đường bột sau ăn…
2. Các nhóm thuốc uống hạ đường huyết
Có nhiều loại thuốc uống có tác dụng hạ đường máu; một vài nhóm thuốc đã từng được sử dụng nhưng hiện ít dùng hoặc không còn được khuyến cáo sử dụng do có tác dụng phụ nguy hiểm.
Các nhóm thuốc hiện đang được ưa dùng:

2.1. Các thuốc kích thích làm tăng tiết insulin:
2.1.1. Các Sulfonylurea (Sulphamid hạ đường máu)
* Các thuốc thế hệ 1 (Tolbutamid, Chlopropamid, Diabetol… – 250/500mg) hiện hầu như không sử dụng vì có trọng lượng phân tử cao, dễ gây độc với thận.
* Các thuốc thế hệ 2: 
Tên gốc
Một số biệt dược
Gliclazide
Diamicron 80mg
Diamicron MR 30/60mg
Clazic SR 30mg
Glibenclamide
Daonil 5mg
Maninil 3,5mg
Glipizid
Glucotrol 5/10mg
Glucotrol XR 2,5/ 5/ 10mg
Minidiab 5mg
Glimepiride
Amaryl  1/ 2/ 4mg
Glicompid 2mg
Myaryl 2mg
Glyburide
Diabeta / Micronase / Glynase 5mg

+ Tác dụng phụ có thể gặp: nhìn mờ/ táo bón/ buồn nôn/ chán ăn/ rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy/ mẩn ngứa/ vã mồ hôi, đau đầu/ dễ bị hạ đường huyết.
+ Chống chỉ định: ĐTĐ typ 1/ ĐTĐ nhiễm toan ceton/ Hôn mê/ BN suy gan, suy thận nặng/ phụ nữ có thai hoặc cho con bú/ mẫn cảm với các thành phần của thuốc. 
+ Liều dùng: theo chỉ định của bác sỹ.
2.1.2. Nhóm Meglitinide
+ Có hai chế phẩm là Repaglinide (Ripar…) và Nateglitinide.
+ Tác dụng: kích thích tiết Insulin nhanh, thuốc thải trừ nhanh nên có thời gian tác dụng ngắn. Vì thế giảm nguy cơ hạ đường huyết.
+ Chống chỉ định: BN suy gan/ mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
+ Liều dùng: theo chỉ định của bác sỹ.
2.2. Nhóm Biguanide - Metformin:
+ Một số biệt dược: Glucophage, Glucophage XR, Glucofast, Siofor…
+ Tác dụng: làm tăng nhạy cảm Insulin ở các mô ngoại vi, giảm sản xuất Glucose tại gan, làm chậm hấp thu chất đường bột trong ống tiêu hóa.
+ Tác dụng phụ có thể gặp: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy/ buồn nôn/ nhiễm toan lactic
+ Chống chỉ định: ĐTĐ typ 1/ BN suy gan, suy thận nặng/ BN suy tim/ phụ nữ có thai hoặc cho con bú/ mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
+ Liều dùng: theo chỉ định của bác sỹ.
2.3. Nhóm ức chế men α – Glucosidase
+ Một số biệt dược: Acarbose (Glucobay 50mg, Precose…); Miglitol (Glyset 25/50mg); Voglibose (Basen  0,2mg…)
+ Tác dụng: thuốc làm giảm hấp thu chất đường  bột từ ống tiêu hóa vào máu.
+ Tác dụng phụ có thể gặp: đau bụng/ rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy…
+ Chống chỉ định: bệnh đường ruột mạn tính gây giảm hấp thu/ phụ nữ có thai hoặc cho con bú/ mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
+ Liều dùng: theo chỉ định của bác sỹ.
2.4. Nhóm Thiazolidinedione
+ Một số biệt dược: Pioglitazone (Actos, Pionorm…)
+ Tác dụng: thuốc làm tăng nhạy cảm insulin.
+ Tác dụng phụ có thể gặp: giữ nước gây phù, tăng nguy cơ ung thư bàng quang …
+ Chống chỉ định: suy tim xung huyết/ suy gan/ phụ nữ có thai hoặc cho con bú/ mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
+ Liều dùng: theo chỉ định của bác sỹ.
2.5. Nhóm ức chế men DPP-4
+ Một số biệt dược: Sitagliptin (Januvia), Vildagliptin (Galvus); Saxagliptin (Onglyza)…
+ Tác dụng: thuốc làm ức chế sự giải phóng glucagon, dẫn đến làm tăng tiết insulin.
+ Tác dụng phụ có thể gặp: viêm mũi xoang, đau đầu, buồn nôn, quá mẫn da
+ Chống chỉ định: phụ nữ có thai hoặc cho con bú/ mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
+ Liều dùng: theo chỉ định của bác sỹ.

3. Insulin
3.1. Một số loại Insulin 
Loại Insulin
Bắt đầu tác dụng (h)
Đỉnh tác dụng (h)
Tác dụng kéo dài 
(h)
Insulin tác dụng tức thì  (hiện chưa có ở Việt Nam):  Lispro / Aspart
Insulin nhanh/ Insulin thường
Regular
Actrapid
Scilin R
Humulin R
0,5 –  >1
2 – 3
3 – 6
Insulin bán chậm
NPH
Insulartard
Insulin lente
Scilin N
Humulin N
2 – 4

6 – 12
10 – 18
Insulin tác dụng kéo dài
Glargin (Lantus)
Levemir
5
24
24
Một vài dạng Insulin trộn sẵn
Insulin Mixtard 30/70 (30% Actrapid + 70% Insulartard)
Scilin M 
Humulin M

3.2. Chỉ định dùng Insulin:
- Bệnh nhân ĐTĐ typ 1;
- ĐTĐ ở phụ nữ có thai hoặc cho con bú;
- Điều trị các cấp cứu tăng đường huy
- ĐTĐ typ 2 ở những giai đoạn đặc biệt: có bệnh cấp tính, suy gan/suy thận, chống chỉ định các thuốc uống hạ đường huyết hoặc không đáp ứng với thuốc uống hạ đường huyết.
3.3. Tác dụng phụ của insulin:
- Hạ đường huyết
- Hạ Kali huyết
- Giữ muối, phù; tăng cân.
- Loạn dưỡng mô mỡ dưới da tại nơi tiêm
- Dị ứng tại chỗ tiêm/ Mẩn ngứa
3.4. Chống chỉ định:    Hạ đường huyết
3.5. Các phác đồ tiêm Insulin:
Có thể phối hợp Insulin cùng một hoặc nhiều loại thuốc uống hạ đường huyết. Cũng có thể dùng phối hợp nhiều mũi Insulin mỗi ngày (2 mũi, 3 mũi hoặc 4 mũi tiêm insulin mỗi ngày), có hoặc không kết hợp với thuốc uống.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân, bác sỹ sẽ có chỉ định phác đồ tiêm insulin và liều dùng cụ thể.
3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ insulin: 
+ Vị trí tiêm và đường vào
- Đường vào: Tiêm/ truyền tĩnh mạch (hấp thu nhanh, thường dùng trong cấp cứu); tiêm dưới da (thường dùng nhất).
- Vị trí tiêm: Các vị trí tiêm Insulin dưới da khác nhau sẽ làm cho Insulin vào máu với tốc độ nhanh chậm khác nhau:
* Vùng bụng: Insulin vào máu nhanh nhất.
* Vùng cánh tay: Insulin vào máu chậm hơn so với vùng bụng
* Vùng mông, đùi: Insulin vào máu chậm nhất
Mỗi vùng trên cơ thể được chia ra theo các ô như hình vẽ. Mỗi ô vuông là một vị trí tiêm.
+ Nhiệt độ môi trường xung quanh: nhiệt độ cao làm tăng hấp thu.
+ Hoạt động thể lực sau khi tiêm làm tăng tốc độ hấp thu insulin.
+ Massage nơi tiêm làm tăng tốc độ hấp thu.
3.7. Sử dụng và bảo quản Insulin
Tiêm Insulin dưới da nên thay đổi các vị trí tiêm cụ thể (xoay vòng) ngày này qua ngày khác; có thể đổi vị trí tiêm (tay phải sang tay trái) hoặc bằng cách chọn điểm tiêm ngày sau cách 2,5cm so với điểm tiêm ngày trước đó để tránh áp-xe tại nơi tiêm.
3.7.1. Bảo quản Insulin:
Insulin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2C – 8oC, ở nhiệt độ này thì dù Insulin đã bị mở cũng sử dụng được trong vòng 90 ngày, trong khi ở nhiệt độ thường (15-20oC) chỉ dùng được trong vòng 1 tháng. Nếu để ở nhiệt độ trên 30oC Insulin bị giảm hiệu quả điều trị.
3.7.2. Kỹ thuật tiêm Insulin: gồm 4 bước
+ Bước 1: Chọn vị trí tiêm và khử trùng nơi tiêm bằng cồn 70oC
+ Bước 2: 
- Làm căng bề mặt da vùng sát trùng
- Đâm nhanh kim thẳng đứng vuông góc với mặt da (90o)
+ Bước 3: Đẩy piston để thuốc vào cơ thể.
+ Bước 4 : Rút kim nhanh và sát trùng vùng tiêm

4. Phụ lục 
4.1. Hướng dẫn kỹ thuật tiêm Insulin
Nếu tiêm một loại insulin
1.                  Rửa sạch tay
2.                  Để trộn đều insulin, lăn tròn lọ insulin giữa hai bàn tay. Không được lắc.
3.                  Dùng bông cồn sát trùng nắp lọ insulin.
4.                  Bỏ nắp nhựa trên kim tiêm và syringe. Kéo pittong xuống để lấy một lượng không khí vào syringe đúng bằng liều insulin định lấy.
5.                  Đẩy lượng không khí từ syringe vào lọ insulin - để lấy insulin dễ dàng hơn.
6.                  Vẫn giữ kim trong lọ insulin, nâng lọ lên (hoặc dốc ngược xuống), kéo pittong để rút insulin từ trong lọ ra syringe. Dừng pittong dưới một chút so với liều insulin định lấy.
7.                  Đẩy ngược pittong lại đến mức insulin cần lấy. Nếu có bóng khí trong syringe, gõ nhẹ vào syringe để đuổi khí ra đến khi không còn khí trong syringe.
8.                  Dùng bông cồn sát trùng da nơi định tiêm, đưa bông xoay tròn nhẹ nhàng trên da.
9.                  Dùng ngón cái và ngón trỏ /ngón giữa nhấc da xung quanh vùng tiêm để đảm bảo không tiêm insulin vào phần cơ.
10.              Tiêm insulin theo góc 90o so với da; giữ phần da gấp trong suốt thời gian tiêm.
11.              Giữ kim tại chỗ khoảng 6 giây để tránh chảy máu và rò rỉ insulin.
12.              Dùng bông cồn sát trùng lại nơi tiêm

* Nếu tiêm nhiều loại insulin 
Nếu trộn insulin bán chậm (dịch đục, insulin NPH hoặc lente) với insulin nhanh (dịch trong, insulin thường), luôn luôn phải trộn trong vào đục (lấy insulin nhanh trước và trộn insulin bán chậm vào sau).
1.                  Rửa sạch tay
2.                  Dùng bông cồn sát trùng nắp các lọ insulin.
3.                  Lăn tròn lọ insulin giữa hai bàn tay để trộn đều insulin. Không được lắc lọ.
4.                  Bỏ nắp nhựa trên kim tiêm và syringe. Kéo pittong xuống để lấy một lượng không khí vào syringe đúng bằng liều insulin NPH hoặc Lente định lấy.
5.                  Đẩy không khí từ syringe vào lọ insulin NPH/ Lente để lấy insulin dễ dàng hơn.
6.                  Rút kim và syringe ra khỏi lọ insulin NPH/ Lente.
7.                  Tiếp tục lấy một lượng không khí vào syringe đúng bằng liều insulin Regular định lấy.
8.                  Đẩy không khí từ syringe vào lọ insulin Regular.
9.                  Vẫn giữ kim trong lọ insulin Regular, nâng lọ lên (hoặc dốc ngược xuống), kéo pittong để rút insulin từ trong lọ ra syringe. Dừng pittong dưới một chút so với liều insulin định lấy.
10.              Đẩy ngược pittong lại đến mức insulin Regular cần lấy. Nếu có bóng khí, gõ nhẹ vào syringe để đuổi khí ra đến khi không còn khí trong syringe chứa insulin Regular.
11.              Rút syringe chứa insulin Regular ra, đâm kim vào lọ insulin NPH/ Lente đã được bơm khí vào lúc trước.
12.              Giữ kim trong lọ insulin NPH/ Lente, nâng lọ lên (hoặc dốc ngược xuống), kéo pittong để rút insulin NPH/ Lente từ trong lọ ra syringe. Dừng pittong dưới một chút so với tổng liều insulin định lấy (tổng liều Insulin Regular + NPH/ Lente).
13.              Kiểm tra và đuổi khí nếu có bóng khí trong syringe chứa Regular + NPH/ Lente.
14.              Dùng bông cồn sát trùng da nơi định tiêm, đưa bông xoay tròn nhẹ nhàng trên da.
15.              Dùng ngón cái và ngón trỏ /ngón giữa nhấc da xung quanh vùng tiêm để đảm bảo không tiêm insulin vào phần cơ.
16.              Tiêm insulin theo góc 90o so với da; giữ phần da gấp trong suốt thời gian tiêm.
17.              Giữ kim tại chỗ khoảng 6 giây để tránh chảy máu và rò rỉ insulin.
18.              Dùng bông cồn sát trùng lại nơi tiêm

* Lưu ý:
1.                  Bệnh nhân nên dự trữ thêm 1 lọ insulin để có sẵn trong trường hợp khẩn cấp và những ngày ốm mệt (cho dù không tiêm insulin hàng ngày).
2.                  Không tiêm insulin đã hết hạn sử dụng. Kiểm tra hạn dùng trên lọ insulin.
Không để lọ insulin ở nhiệt độ đóng băng. Phải vứt bỏ lọ insulin nếu thấy trong đó có các hạt không trộn được.


Sunday, January 11, 2015

Atlas sinh lý học tiếng Việt miễn phí


Link tải: https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1coMFhiQ1U3VUVvWW8/view?usp=sharing

Atlas sinh lý học tiếng Việt miễn phí


Atlas sinh lý học tiếng Việt miễn phí
Tìm một quyển sách ATLAS SINH LÝ HỌC TIẾNG VIỆT thật không dễ. Và đây là một quyển sách rất hay cho những sinh viên y khoa năm 2 học đang học sinh lý.



Tính trực quan trong quá trình học tập và nghiên cứu sinh lý học cũng cần thiết không kém so với trong quá trình giảng dạy giải phẫu học và mô học, nhưng thường các sách giáo khoa không đủ lượng tư liệu minh họa.


Atlas sinh lý học được soạn thảo tương ứng với yêu cầu của chương trình học tập môn sinh lý học đại cương và sinh lý học người và động vật.

Sách rất tiện dụng cho việc tự học của sinh viên để củng cố các kiến thức đã thu nhận đựợc ở giảng đường.


Saturday, January 10, 2015

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM ANTIBIOTIC KINETIC

1.     Thẻ Paitent data để nhập các thông tin bệnh nhân




·  Tên bệnh nhân
•  Tên của bác sĩ 
• Tuổi  năm.
• Chiều cao cm.
• Trọng lượng kg.
• Giới tính.
• Nhập creatinine huyết thanh vào mục Serum creatinine.

2.     Thẻ Select dosing method: chọn mục Prospective

Sau khi chọn mục Prospective sẽ xuất hiện thẻ Prospective dosing



Mục Select drug để chọn thuốc kháng sinh, sau khi chọn sẽ xuất hiện các thông số ở các mục khác. Rồi nhấp vào mục Calculate.  Kế tiếp điền liều lượng kháng sinh cần dùng mỗi giờ vào mục Maintenance.

Sau đó nhấp vào biểu tượng sẽ hiện ra thẻ PK/PD parameters. Rồi nhập giá trị vào mục MIC (trong phiếu kết quả kháng sinh đồ) và nhấp vào Calculate. Tuỳ vào loại kháng sinh mà dùng các thông số khác nhau để đánh giá là liều thuốc đã đủ chưa hay cần tăng liều, gồm 3 loại:

Đối với kháng sinh loại I (AG, fluoroquinolones, daptomycin và ketolides) là nhóm có kháng sinh phụ thuộc vào nồng độ. Đối với aminoglycosid, tỷ lệ  Pk/ MIC tốt nhất là không nhỏ hơn 8-10 để phòng ngừa kháng thuốc. Đối với fluoroquinolones diệt khuẩn Gram âm, tỷ lệ 24h-AUC/MIC tối ưu là khoảng 125, diệt khuẩn Gram dương thì tỷ lệ 40 dường như là tối ưu, tuy nhiên giá trị này tuỳ thuộc vào từng y văn.

Kháng sinh loại II(beta-lactam, clindamycin, erythromcyin, và linezolid) dược lực phụ thuộc vào thời gian kháng sinh hiện diện trong cơ thể. T> MIC là thông số tốt nhất tương quan với hiệu quả. Đối với beta-lactam và erythromycin, đạt được diệt khuẩn tối đa khi T> MIC có giá trị thấp nhất là 70%.

Kháng sinh loại III (vancomycin, tetracycline, azithromycin, và sự kết hợp dalfopristin-quinupristin) dược lực phụ thuộc vào cả nồng độ và thời gian. Do đó, tỷ lệ 24h-AUC/MIC là tham số tương quan hiệu quả. Đối với vancomycin, tỷ lệ 24h-AUC/MIC ít nhất 125 là cần thiết (một số nhà nghiên cứu đề nghị một tỷ lệ 400).