Sunday, November 16, 2014

TỪ ĐIỂN DORLAND - TỪ ĐIỂN Y KHOA UY TÍN NHẤT


Bộ từ điển gốc mang tên bác sĩ William Alexander Newman Dorland. Ông sinh năm 1864, là giáo sư tại Ðại học Loyola, giảng dạy sau đại học tại Ðại học Chicago (Hoa Kỳ). Ông được mời tham gia biên soạn các ấn bản đầu tiên của cuốn từ điển tham khảo y học Hoa Kỳ và sau hơn nửa thế kỷ đã tái bản lần thứ 23. Sau khi ông mất năm 1956, cuốn từ điển được đổi tên thành Từ điển tham khảo y học Dorland và vẫn tiếp tục tái bản, trở thành sách công cụ của giới y khoa toàn thế giới

Qua trên 100 năm, Từ điển y học Dorland là cuốn sách tham khảo hàng đầu trên thế giới về các thuật ngữ y học. Nhiều thế hệ chuyên gia biên soạn từ điển đã cống hiến sức lực để tái duyệt, chọn lọc kho từ vựng hết sức phong phú mô tả những khu vực trọng yếu của kiến thức y học luôn mở rộng và thay đổi. Nỗ lực ấy của họ đã hình thành cuốn từ điển này với trên 118.000 mục từ, minh định hơn 122.000 thuật ngữ.


Ấn bản này, ngoài việc tiếp tục truyền thống của Dorland, còn sử dụng trên 1.100 minh họa màu được chọn lọc cẩn thận để bổ sung và làm sáng tỏ các định nghĩa. Cuốn sách không chỉ đẹp và hiện đại về mặt hình thức mà còn dễ sử dụng.
Ngoài việc duyệt xét lại từ vựng, lần xuất bản thứ 30 còn thêm vào trên 600 thuật ngữ từ lãnh vực Y khoa Bổ sung và Tùy chọn. Các thuật ngữ nằm ngoài truyền thống được định nghĩa dưới dạng các lý thuyết riêng.
Những phụ lục và bảng biểu cũng được cập nhật và thêm mới cùng danh sách các thuật ngữ Hy Lạp và Latin. 
Cùng với đội ngũ chuyên gia, những người sử dụng từ điển đã cung cấp thông tin, ý kiến, và rất nhiều đề xuất, góp phần đáng kể vào việc duy trì vị thế của Dorland là từ điển y khoa xuất sắc, uy tín và phổ cập nhất.


Link tải gồm 8 flie, dùng phần mềm winrar để giải nén thành file .ipa chỉ xem được trên iphone và ipad đã bẻ khóa.

https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1coZ0JmQW1JYU1DeTQ/view?usp=sharing

https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1coN1czNTJtSFJsaW8/view?usp=sharing

https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1coSXZRQTROckdXaW8/view?usp=sharing

https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1coSm0wVEJ0eTlZM2c/view?usp=sharing

https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1coQlpVZ2FSV0JOOEE/view?usp=sharing

https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1coOUhELWhJWl8yOW8/view?usp=sharing

https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1coc09hV2JDTUw1eWM/view?usp=sharing

https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1codjBsaGVfYVZUUVU/view?usp=sharing

SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU Ở BỆNH NHÂN CÓ BỆNH LÝ GAN

Khác với bệnh lý ở thận (có thể chỉnh liều theo độ lọc cầu thận), bệnh lý gan (thường do xơ gan) không có một thông số nào để chỉnh liều trong bệnh nhân gan và đây là vấn đề mà chúng ta cần giải quyết.
Thật sự có những ngộ nhận của không ít bác sĩ trong dùng thuốc ở bệnh lý gan.
Thuốc giảm đau nào có nguy cơ cao nhất cho bệnh nhân xơ gan?
Thuốc giảm đau nào an toàn nhất trong xơ gan?
Và trong bài giảng này, paracetamol là thuốc được lựa chọn đầu tiên, sau đó đến tramadol, cuối cùng là nhóm giảm đau gây nghiện. Về thuốc giảm đau do chèn ép thần kinh, bệnh zona... thì lựa chọn đầu tiên là nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng.
Và đây là một bài giảng có tính ứng dụng lâm sàng rất thiết thực. 

http://www.oni.vn/BbK4I
Bác sĩ A Di

Monday, November 10, 2014

4 phương pháp để bác sĩ không tụt hậu trong điều trị

Thời đại này là thời đại của y học bằng chứng. Người bác sĩ ngoài việc nhạy lâm sàng còn phải luôn cập nhật kiến thức y khoa lấy từ các nghiên cứu để không bị tụt hậu về chuyên môn. Và quan trọng hơn nữa là luôn biết được những phương pháp tốt nhất để chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân. Kinh nghiệm bản thân tôi xin đưa ra 4 phương pháp sau:


1. Đọc tạp chí chuyên ngành.

Tạp chí chuyên ngành phải có bình duyệt, nếu không chỉ là những tạp chí kém chất lượng khoa học. Chúng ta có thể đọc qua mạng hoặc báo giấy, thường thì các bản điện tử thuận tiện hơn. Một số tạp chí y khoa uy tín dạng tổng quát là: The Lancet, New England Journal Medicine, Nature Medicine, British Journal Medicine...




2. Tham dự hội nghị hoặc hội thảo của các hội y học. 

Định kỳ hằng năm, hằng tháng các hội y học sẽ tổ chức các hội nghị, hội thảo, đây là dịp để các bác sĩ tiếp cận với các kiến thức mới từ các chuyên gia. Hơn nữa, chúng ta sẽ gặp gỡ và trao đổi với họ những thắc mắc, vấn đề gặp phải trong thực tế lâm sàng. Nếu không có thời gian, chúng ta có thể xin email từ họ để trao đổi sau này. Các chuyên gia luôn luôn vui vẻ cho chúng ta email, ngoại trừ một số ít người muốn giữ sự riêng tư.


3. Đăng ký tham dự các khóa học ngắn hạn (workshop) về một kỹ thuật hoặc các buổi chuyên đề đào tạo liên tục (CME). Đây cũng là dịp gặp gỡ các chuyên gia. Thường thì các trường đại học y khoa sẽ làm việc này. Một số chương trình sẽ mời các chuyên gia từ nước ngoài. 



4. Điều quan trọng là trau dồi Anh ngữ. 

Ngôn ngữ y khoa trong giao tiếp quốc tế là Anh ngữ. Các tiến bộ mới nhất trong tất cả các lĩnh vực y học đều được chuyển tải bằng Anh ngữ. Nếu bạn nghe và đọc Anh ngữ giỏi thì bạn có thể học được từ các giáo sư hàng đầu trong các lĩnh vực y học mà không mất một đồng nào. Bởi vì các chương trình CME, các bài giảng rất phong phú trên internet, đặc biệt là trang youtube.  


Lấy thông tin y khoa từ textbook chỉ dành cho sinh viên, bởi vì đó là những kiến thức căn bản. Mặc dù các sách y khoa viết bằng Anh ngữ cũng cập nhật kiến thức mới, nhưng sớm nhất cũng từ 1-2 năm, khi kiến thức đó là kinh điển người ta mới dám đưa vào textbook. 2 textbook kinh điển trong y khoa:


Harrison 19th

https://sachyhoc-mienphi.blogspot.com/2015/04/harrison-19th-2015-sach-noi-khoa-uy-tin.html

Washington 35th năm 2016

https://sachyhoc-mienphi.blogspot.com/2016/04/cam-nang-ieu-tri-noi-khoa-washington.html

Sunday, November 9, 2014

TỪ NGHIÊN CỨU ĐẾN CÔNG BỐ KỸ NĂNG MỀM CHO NHÀ KHOA HỌC

Chữ ký của GS. Nguyễn Văn Tuấn (bên dưới)
Quyển sách này có thể nói như người mẹ của tôi trong nghiên cứu khoa học. Tác giả quyển sách là người tôi rất kính trọng và mến mộ, được nói chuyện với giáo sư thì càng mến phục hơn. Cảm ơn giáo sư đã cho tôi tư duy nghiên cứu y học. Các bạn sinh viên y khoa và ngay cả các bác sĩ cũng cần biết về nghiên cứu khoa y học qua những quyển sách của thầy. Vì ngày nay là thời đại của y học bằng chứng, nếu không có bằng chứng nghiên cứu thì việc điều trị chỉ làm hại bệnh nhân. Và một nguyên tắc quan trọng trong y khoa là: bất hại - nếu không giúp bệnh nhân khỏe hơn thì đừng làm trầm trọng thêm.

http://tuanvannguyen.blogspot.com/
Nếu không thể mua sách các bạn có thể lên trang này để đọc những bài của GS, nội dung vẫn tương tự.

Saturday, November 8, 2014

CHUYỆN KỂ MỘT ĐÊM TRỰC

Đêm trực tối qua mình chứng kiến một trường họp cực kỳ căng thẳng. Đó là trường hợp một bà cụ 71 tuổi vào viện vì đau bụng dữ dội vùng hạ sườn phải. Nằm ở 1 BV cấp quận được chụp CT không cản quang nên chỉ thấy dịch ổ bụng. Nằm 2 tiếng nên người nhà (gồm chồng, con trai và cháu nội trai) đã thấy bực bội. 
Sau đó chuyển qua bv mình đang trực. BS ở cấp cứu cho làm siêu âm thì phát hiện u gan đa ổ nên chuyển ngoại tổng quát. Ngoại tổng quát đang mổ nên 2 tiếng sau vẫn không nhận bệnh. Đứa cháu trai hung hăng chỉ vào mặt 1 điều dưỡng nữ ở khoa cấp cứu: “Mày không cứu bà nội tao, tao giết mày”! BS cấp cứu không biết chuyển đâu đành chuyển nội tiêu hóa (khoa mình trực). Chưa kịp khám bệnh, đứa cháu mặt đỏ gây hung hăng đi vào phòng hành chánh chỉ thẳng vào mặt anh BS trực khoa tiêu hóa: “em hứa với anh là bà nội em mà có bề gì em lấy hết đầu mấy người ở đây”! Anh BS nói: anh bình tĩnh. Thật sự đặt mình trong tình cảnh anh BS thì rất là căng thẳng, một mặt vì thái độ lưu manh hâm dọa của người nhà, một mặt vì đây là một ca cực kỳ khó.
Phải nói là cực kỳ khó, phải hội chẩn bệnh viện lúc 22 giờ (gồm các khoa: tiêu hóa, ngoại tổng quát, ung bướu, hồi sưc nội, gây mê, chẩn đoán hình ảnh kiên luôn can thiệp mạch). Đây là trường hợp ung thư gan đa ổ vỡ, biểu hiện bằng triệu chứng đau bụng dữ dội vùng hạ sườn phải, tụt huyết áp (80/50mmHg), vàng da, vàng mắt. Hình ảnh CT cản quang cho thất gan chẳng còn gì nữa. Mổ là chết, làm tắc mạch thì sống cũng được vài ngày. Mình thích nhất là phong cách giải thích người nhà của anh BS ngoại tổng quát, lý luận rất rõ ràng, thuyết phục và khoa học.
Nói chung, hôm qua mình đã có một đêm trực học được nhiều điều hay, cả về lâm sàng lẫn cách giao tiếp. Lại càng thấy mình cần phải học và đi lâm sàng nhiều hơn nữa, để tạo được cái mà dân y khoa gọi là “nhạy lâm sàng”. Xin chia sẻ cảm nghĩ của mình với mọi người.


Bác sĩ A Di

Friday, November 7, 2014

PHẪN MỀM TẠO TRÍCH DẪN END.NOTE X6 CRACK - DÀNH CHO AI LÀM ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Tài liệu tham khảo là một phần không thể thiếu trong việc làm đề tài nghiên cứu khoa học. Và Endnote là phần mềm không thể thiếu để làm công việc trích dẫn và quản lý tài liệu tham khảo. Gửi đến mọi người phần mềm hữu ích này

Sau khi cài đặt xong các bạn copy file nằm trong thư mục crack vào thư mục vừa cài đặt.

Link tải
https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1coU3lPS0xQb3kwNlU/view?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1codE00bnl2MGphVjA/view?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1coaEg3ZUp0d2ViZEE/view?usp=sharing

CHỈ SỐ SIÊU ÂM TIM THƯỜNG DÙNG



Làm siêu âm tim có rất nhiều giá trị, nhưng trong thực hành chỉ cần nhớ một số giá trị thường dùng. bài này tổng hợp lại các thông số từ các nghiên cứu cũng như các hiệp hội siêu âm tim (chủ yếu là hiệp hội siêu âm tim Hoa Kỳ). Và phần cuối là đoạn nói về cách trả lời kết quả khi làm siêu âm tim.

Link tải: http://www.oni.vn/Iagcz

Bác sĩ A Di