Wednesday, October 29, 2014

ATLAS SIÊU ÂM TIM NGUYỄN ANH VŨ

Sách về atlas siêu âm tim ở Việt Nam hiện tại rất ít. Trong số những tác giả viết về siêu âm tim thì PSG.TS. Nguyễn Anh Vũ ĐHYD Huế là tác giả viết rất đầy đủ và cập nhật những guideline của hội siêu âm tim châu Âu và Hoa Kỳ, với những hình ảnh siêu âm tim thiết thực của tác giả. Mong rằng những hình ảnh này hữu ích đối với những ai đang làm siêu âm tim.

Link tải: https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1coTzZESFBvSXJTYUE/view?usp=sharing


Friday, October 24, 2014

GIÁO KHOA TIM MẠCH CỦA BRAUNWALD 2015 SÁCH TIM MẠCH NỔI TIẾNG

Quyển sách tim mạch nổi tiếng nhất thế giới vừa mới xuất bản lần thứ 10 năm 2015 với giá trên Amazone là 208$. Đây là quyển sách toàn diện tất cả các vấn đề tim mạch được viết bởi các chuyên gia hàng đầu là các cheif bộ môn nội hoặc tim mạch các trường Y khoa hàng đầu Hoa Kỳ như Harvard, Wasgington, trung tâm Mayoclinic. Nói tóm lại, nếu ai hỏi bạn sách giáo khoa tim mạch nào có giá trị và đáng tin cậy nhất thì hãy trả lời là GIÁO KHOA TIM MẠCH CỦA BRAUNWALD (tôi không tiện viết tiếng Anh vì vấn đề bản quyền).
File pdf có dung lượng hơn 500MB nên chất lượng hình ảnh tốt.Bạn dùng phần mềm này  http://www.oni.vn/jfzw4 để nối các phần lại với nhau sau khi tải 6 phần dưới đây:
P1: http://www.oni.vn/KYAP0
P2: http://www.oni.vn/nHhTI
P3: http://www.oni.vn/8daYu
P4: http://www.oni.vn/QjJei
P5: http://www.oni.vn/jQlg7
P6: http://www.oni.vn/aAEjn

Bác sĩ A Di













BÀI GIẢNG SIÊU ÂM TIM BỆNH VIỆN CHỢ RẪY


Đây là loạt bài giảng siêu âm tim của 5 bác sĩ khoa siêu âm tim bệnh viện Chợ Rẫy dành để giảng dạy định hướng chuyên khoa cho các bác sĩ nội tim mạch hay bác sĩ làm siêu âm tim ở các bệnh viện tuyến dưới. Với kinh nghiệm làm việc ở một bệnh viện hạng đặc biệt với phong phú các loại bệnh lý tim mạch từ những bệnh lý nội tim mạch lẫn các bệnh lý tim bẩm sinh cần phẫu thuật, chắc chắn bài giảng sẽ  rất có ích cho những ai muốn tìm hiểu về siêu âm tim.

Link tải :

https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1coS2puQXY4dkZSSDg/view?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1coV09NZU01a0NpVGM/view?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1cocWZ3MlN1RnlXTkU/view?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1coRXZWQkdEYjBjbms/view?usp=sharing

https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1coUUNCeDloQmhSbXM/view?usp=sharing

Sunday, October 19, 2014

HOÀNG ĐẾ NỘI KINH TOÀN TẬP

Link tải: http://www.oni.vn/MY4og
Trong sách Hoàng Đế Nội Kinh (thầy thuốc Đông Y xưa nay đều phải đọc qua quyển kinh này) có một đoạn đối thoại rất thú vị giữa Hoàng Đế và danh y Kỳ Bá:
Hoàng Đế hỏi: trẫm thắc mắc có phải khi con người ngưng thở sẽ dẫn đến cái chết?
Kỳ Bá thưa: khi có sự cản trở lưu thông dòng tuần hoàn đến nội tạng sẽ dẫn đến cái chết.
Hoàng Đế hỏi tiếp: vậy làm thế nào để điều trị?
Kỳ Bá thưa: phương pháp điều trị là tái lập lưu thông giữa nội tạng và hệ thống mạch máu.
Với những câu nói tưởng chừng đơn giản nhưng chứa đựng cả một triết lý điều trị xuyên suốt đến y học hiện đại. Đúng vậy, một bệnh  nhồi máu cơ tim nếu không được can thiệp mạch vành hay dùng thuốc kháng đông sớm sẽ tử vong hay để lại di chứng nặng nề bởi huyết khối chẹn dòng máu làm chết cơ tim. Những bệnh lý khác như thuyên tắc phổi, các biến chứng mạch máu của đái tháo đường hoặc ngay cả bệnh trĩ cũng không nằm ngoài nguyên tắc trên. Qua đây thấy rằng trình độ y học của người xưa (Hoàng Đế sống cách nay độ 4000 năm) thật đáng khâm phục.
Bác sĩ A Di

Saturday, October 18, 2014

BÍ QUYẾT HỌC Y KHOA HAY LÀ QUÁ TRÌNH ĐỂ TRỞ THÀNH BÁC SĨ ĐA KHOA

Phần 1:


Sinh viên y khoa phải có kỹ năng làm việc nhóm tốt
Quá trình cặm cụi 12 năm đèn sách đã rất vất vả để đậu vào y khoa. Quá trình để trở thành bác sĩ còn vất vả hơn nhiều. Bởi vì không chỉ là nghiền ngẫm hàng tá sách vở mà bạn - người sinh viên y khoa còn phải thực tập ở môi trường bệnh viện với những thủ thuật, kỹ năng y khoa căn bản đến nâng cao theo trình tự và chuẩn mực, như: khám bệnh nhân, hỏi bệnh sử, đo huyết áp, tiêm chích, hay những kỹ năng đòi hỏi chính xác như chọc dò màng bụng, màng phổi, lấy khí máu động mạch, phụ mổ, đỡ đẻ... Những công việc trên không phải lúc nào sinh viên y khoa chúng ta cũng làm trong lúc tinh thần tỉnh táo nhất mà có thể là vào lúc nửa đêm, hay gần về bình minh khi mà giấc ngủ ngon nhất. Tôi xin chia sẻ kinh nghiệm bản thân để các bạn sinh viên mới vào trường y khỏi bỡ ngỡ và có kế hoạch học tập thật tốt cho riêng chính mình.Kinh nghiệm của tôi tất nhiên không phải là chuẩn mực bởi vì mỗi người có hoàn cảnh khác nhau, không ai giống ai.

Năm thứ nhất
Năm đầu tiên các bạn sinh viên y khoa sẽ được học các môn đại cương cũng như các ngành khác, tuy nhiên lịch học đã dày hơn các ngành khác rồi. Các môn các bạn cần chú ý là Giải phẫu học, Anh Văn (Tổng quát và chuyên ngành), thêm nữa là các hoạt động phong trào.
Giải phẫu học là nền móng để xây dựng tòa nhà y học
Giải phẫu học là môn học hình thái học đại thể (vi thể là môn mô học), là môn học mô tả, gọi tên các cơ quan trong cơ thể và sự liên hệ vị trí giữa các cơ quan khác. Đây là môn học căn bản và quan trọng, có thể nói giải phẫu học là nền móng để xây dựng tòa nhà y học. Giải phẫu học giúp nhân viên y tế có thể nói chuyện với nhau dễ dàng, nói đúng tên một vị trí giải phẫu rất quan trọng trong thực hành hằng ngày ở bệnh viện. Sách hay nhất, nổi tiếng nhất vì đọc dễ hiểu, xúc tích là hai cuốn bài giảng giải phẫu học của bộ môn Giải Phẫu ĐHYD TP.HCM mà tác giả chính là cố Giáo sư Nguyễn Quang Quyền, kèm theo và không thể thiếu là quyển Atlas Giải phẫu học Netter của thầy Quyền dịch http://ykhoabook.blogspot.com/2014/09/atlas-giai-phau-hoc-netter-tieng-viet.html hoặc xem trên ipad http://ykhoabook.blogspot.com/2014/12/atlas-netter-ipad-tuyet-ep-va-mien-phi.html. Ngoài ra, các bạn có thể xem thêm video phẫu tích xác của thầy trên Youtube.com, các bạn vào google gõ "video giải phẫu nguyễn quang quyền". Việc thực tập phẫu tích xác quan trọng hơn đọc sách và hình ảnh, một số trường không có điều kiện phẫu tích xác thì những buổi thực tập trên mô hình phải cố gắng học tập. 

Đọc được y văn tiếng Anh rất quan trọng
đối với sinh viên y khoa
Anh Văn là chìa khóa mở cánh cửa tri thức và y học cũng không ngoại lệ. Mục tiêu là các bạn phải giao tiếp giỏi bằng Anh Văn để có thể tham dự các buổi hội thảo, hội nghị với các chuyên gia y học hoặc có thể nghe được những đoạn video giảng dạy rất hay trên internet: từ cách khám, các thủ thuật, những bài giảng nội ngoại sản nhi... bằng tiếng Anh lúc nào cũng hay, chuẩn mực và chuyên nghiệp. Quan trọng hơn nữa là đọc được sách, tạp chí chuyên ngành Anh Văn. Y học là một trong những ngành học phát triển nhanh nhất, và tiếng Việt sẽ không đủ để bạn trở thành bác sĩ giỏi. Để đọc được Anh văn chuyên ngành trước tiên bạn phải có vốn từ vựng Anh Văn tổng quát phong phú, sau đó các bạn học thêm những thuật ngữ chuyên ngành: đó là phương pháp học phân tích từ theo tiếp đầu ngữ (prefixes), tiếp vĩ ngữ (suffixes) và gốc từ (root), bạn càng học được nhiều 3 cấu trúc này thì gặp một từ chuyên ngành bạn có thể đoán nghĩa nó dễ dàng và chính xác, ví dụ: 
Anatomy: ana- là phân tích, -tomy là cắt tiếng Hán là phẫu, diễn giải là môn học về phẫu tích xác.
Hemiplegia: hemi- là phân nửa, plegia là liệt, nghĩa là liệt nửa người.
Bicycle: bi là hai, cycle là vòng, ai cũng biết từ này là xe đạp.
Quyển sách khá hay các bạn có thể tìm đọc về tiếng anh trong chuyên ngành là: "Tiếng Anh trong Y khoa" của Hồ Liên Biện, ĐHYD TP.HCM, đã không tái bản nữa chỉ còn sách photo.

Ở năm thứ nhất, ngoài việc học thì hoạt động phong trào giúp bạn rất nhiều trong việc thực tập của các bạn sau này: giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp (hoạt động quan trọng nhất của người bác sĩ là giao tiếp với bệnh nhân và thân nhân), có năng lực làm việc nhóm (hoạt động trong bệnh viện không phải chỉ có một mình bạn mà là tổ hợp của cả một mô hình hoạt động nhịp nhàng với nhau tôi sẽ đề cập trong phần sau khi bạn vào học năm 2, năm 3). Các phong trào bạn nên tham gia như: hiến máu nhân đạo, thăm các trại trẻ mồ côi, hoạt động từ thiện khác, và các hoạt động của lớp giúp các thành viên khắn khít hơn để cùng nhau vượt qua những ngày tháng thực tập vất vả nhưng cũng rất thú vị trong bệnh viện cũng như thực tập cộng đồng.

Đón đọc phần tiếp theo...

Bác sĩ Trần Hữu Hiền

Sunday, October 12, 2014

NHỮNG CÂY THUỐC VÀ VỊ THUỐC VIỆT NAM ĐỖ TẤT LỢI

GS.TS Đỗ Tất Lợi (1/2/1919-3/2/2008) là một nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Tốt nghiệp dược sĩ tại Đại học Y - Dược Đông Dương, ông được coi là một nhà dược học phương Đông lỗi lạc, đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp của dân tộc và khoa học.
Thật khó lòng điểm qua - dù chỉ là đôi nét - hơn 150 công trình nghiên cứu của giáo sư Đỗ Tất Lợi. Chỉ có thể dừng lại ở công trình đồ sộ nhất là bộ sách được phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Dày hơn 2.000 trang khổ lớn, thế mà bộ sách ấy được in đi in lại tới... 14 lần! Thật là một hiện tượng cực kỳ hiếm thấy trong ngành xuất bản nước ta!


Link tải: http://www.oni.vn/Jt9XF



Về bộ sách đó, cố Bộ trưởng Y tế Phạm Ngọc Thạch đã nhận xét: “Rất tốt, rất dễ hiểu, rất phong phú. Cái hay của bộ sách là trình bày kinh nghiệm bản thân cùng với kinh nghiệm dân gian, kinh nghiệm nước ngoài.”

Các nhà bác học Liên Xô (cũ) cũng đánh giá rất cao bộ sách của nhà dược học Việt Nam lỗi lạc. Giáo sư, tiến sĩ khoa học A. F. Hammerman khẳng định: “Trong số rất nhiều bộ sách viết về cây thuốc nhiệt đới, chưa có bộ sách nào có thể sánh với bộ sách của Đỗ Tất Lợi về mức độ chính xác, tỉ mỉ, khoa học.”

Cao vọng của một nhà dược học trẻ tuổi

Ngày 30-10-1946, không lâu trước khi nổ ra cuộc kháng chiến toàn quốc, trên một tờ báo hằng ngày xuất bản tại Hà Nội, dược sĩ Đỗ Tất Lợi, một thầy thuốc Tây y mới 27 tuổi và mới tốt nghiệp Đại học Y - Dược Đông Dương được hai năm, đã lên tiếng về nhiệm vụ cần kíp phải bảo vệ di sản y - dược của các bậc tiền bối phương Đông. Ông viết:

“Nghề thuốc Bắc, thuốc Nam đã có mấy nghìn năm kinh nghiệm và còn để lại nhiều tên tuổi rõ ràng trong lịch sử. Thế mà ngày nay nghề này đang ở vào tình trạng suy tàn như chúng ta đã thấy, và cứ cái đà ấy, nó sẽ đi đến chỗ chết! Nghề chết thì cả cái kho tàng kinh nghiệm của tiền nhân cũng chẳng còn!”

Tất nhiên, nguyên nhân của tình trạng đó là chính sách của nhà cầm quyền thực dân Pháp khinh miệt và hạn chế Đông y.

“Chính vì muốn cứu vãn nghề thuốc Bắc, thuốc Nam và nhất là cái di sản quý hoá của tiền nhân - Đỗ Tất Lợi viết tiếp - mà chúng tôi thấy cần phải cải tổ nghề này.”

Chan chứa nhiệt tình, người dược sĩ đại học trẻ tuổi được đào luyện bằng văn hoá Pháp, sớm tìm đường trở về với cội nguồn dân tộc, trân trọng di sản của ông cha, quyết tâm tìm hiểu, kế thừa và phát huy di sản ấy, coi đó là “cao vọng” của cả đời mình. Ngay từ năm 1946, ông đã đề xuất ý kiến là, trong chương trình mới của Đại học Y - Dược Hà Nội, nên có thêm phần thuốc Bắc, thuốc Nam. Ông kiến nghị một số biện pháp để cải tổ việc sao chế, bán thuốc và việc khảo cứu các cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Rồi ông kết luận:

“Khi nào có được những dược sĩ thông thạo các phương pháp của Âu Tây đồng thời am hiểu môn thuốc Bắc, thuốc Nam trông nom, thì nghề thuốc Bắc, thuốc Nam mới có cơ phát đạt (...). Khi ấy ta sẽ có người đủ học lực để bảo vệ những bài học của tiền nhân, cứu vớt những kinh nghiệm cổ truyền đã phai mờ trong trí nhớ, tiếp tục và bồi bổ cái di sản của các nhà dược học phương Đông.”


Dấn thân theo kháng chiến, chế thuốc giữa rừng sâu

Đêm 19-12-1946, Đỗ Tất Lợi đang ngồi uống trà trong ngôi nhà yên tĩnh của mình ở làng hoa Hữu Tiệp bên bờ nam Hồ Tây, thì bỗng nghe tiếng súng nổ ran.

Hôm sau, rời Hà Nội đi tham gia kháng chiến, ông chỉ kịp mang theo chiếc xe đạp và mấy thứ đồ dùng vặt vãnh. Gia nhập Vệ quốc đoàn, ông được cử giữ chức giám đốc Viện Khảo cứu và Chế tạo Dược phẩm, Cục Quân y, Bộ Quốc phòng.

Kháng chiến trường kỳ, chúng ta phải tìm mọi cách tự chế lấy thuốc để có thể chủ động chữa bệnh cho bộ đội, nhân dân.

Bên bếp lửa nhà sàn Bắc Cạn, người dược sĩ Tây y ngồi chuyện trò với ông mo, bà mế về những thứ lá, thứ củ hái, đào được trong rừng, trên nương. Khi có bệnh, bà con vùng cao thường chữa bằng cây cỏ - những thứ thuốc mà người miền xuôi quen gọi là “thuốc mán, thuốc mường”. Thật ra đó là những vị thuốc Nam lắm khi rất hiệu nghiệm.

Cũng ở miền núi và những phiên chợ trung du, Đỗ Tất Lợi làm quen với mấy ông bán “thuốc ê”, những con người đầy bí ẩn, sống nay đây mai đó, hai vai hai sọt thuốc. Giữa núi rừng Việt Bắc, ông phát hiện cây mã tiền mà các nhà dược liệu học người Pháp trước kia vẫn cho là không thấy mọc ở Bắc Bộ! Từ cây mã tiền ông chiết đựoc chất strychnin.

Năm 1948, Đỗ Tất Lợi và Nguyễn Văn Đàn cho in trên báo Vui Sống bài Tương lai chữa bệnh của clorophil. Lúc bấy giờ clorophil được coi là một loại kháng sinh mới. Đỗ Tất Lợi chiết được clorophil từ nguồn dược liệu vô tận là lá tre, lá táo để điều trị vết loét, vết thương cho vệ quốc quân, du kích quân. ở vùng rừng núi Thái Nguyên, Tuyên Quang, ông tìm thấy cây thường sơn. Sở dĩ có cái tên thường sơn là vì giống cây này mọc nhiều trên ngọn núi Thường Sơn ở đất Ba Thục xưa - nơi “nương náu” của Lưu Bị, Gia Cát Lượng thời Tam Quốc bên Trung Hoa. Ông và những người cộng tác chế ra cao thường sơn chữa sốt rét, thứ thuốc mà các anh bộ đội quen gọi là “kí-ninh đen”. Ông cũng chế tinh chế dầu tràm làm thuốc xoa, thuốc tiêm, thuốc sát trùng dùng để rửa, đắp vết thương cho chiến sĩ, đồng bào.

Từ nhiều vị thuốc dân dã như búp ổi, trần bì, lá cà độc dược..., Đỗ Tất Lợi tìm cách chế thành những dạng thuốc tiện dùng và công hiệu thay cho các thứ thuốc phải mua từ vùng tạm bị quân đội Pháp chiếm đóng, như tanin, belladon, v.v.

Làm rạng ngời nền dược học phương đông

Sau ngày Hà Nội giải phóng, Đỗ Tất Lợi có điều kiện thuận lợi hơn để thỏa chí bình sinh. Ngoài các tài liệu chuyên môn in bằng các thứ tiếng Anh, Đức, Pháp mà ông vẫn quen tham khảo, để có thể đọc thêm sách thuốc của Trung Quốc và của Việt Nam xưa, ông ráo riết học chữ Hán, chữ Nôm. Đó là những tác phẩm y - dược phương Đông từ lâu ông đã nghe tiếng, nhưng giờ đây mới có thể đọc hiểu như: Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân, Bản thảo cương mục học di của Triệu Học Mẫn, Dược điển Trung Quốc; cũng như Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, Bách gia trân tàng, Hành giản trân nhu của Hải Thượng Lãn Ông, v.v. Rồi ông học tiếng Nga để tiếp nhận những thành tựu dược học của Liên Xô.

Ông gần gũi, tìm hiểu kinh nghiệm của các bà hàng lá, các ông “lang vườn”, “lang băm” - những người thường hái thuốc trong vườn rồi băm ra, phơi khô để dành chữa bệnh - cho dù họ vẫn bị dư luận coi khinh, dè bỉu! Cùng một số vị lương y, ông cố gắng khôi phục Y Miếu ở số nhà 19A phố 224, không xa Văn Miếu Hà Nội.

Làm việc miệt mài trong thư viện và phòng thí nghiệm, nhưng Đỗ Tất Lợi cũng là “con người điền dã”, đặt chân khắp mọi miền đất nước. Ông lên Lạng Sơn tìm cây kim anh, đến Lào Cai tìm cây tục đoạn, tới Sa Pa khai thác cây củ gấu tàu, hoàng liên...

Các công trình của Đỗ Tất Lợi, đặc biệt là bộ sách đồ sộ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, gây tiếng vang sâu rộng trong giới dược học nước ta và cả nước ngoài.

Năm 1967, trên tạp chí Tài nguyên thực vật (quyển 3, tập 1), một tạp chí khoa học chuyên ngành của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, các nhà bác học I. I. Brekman, A. F. Hammerman, I. V. Grusvisky và A. A. Yasenko-Khmelevsky viết chung một bài báo dài hơn mười nghìn từ, nhan đề: Cây thuốc Việt Nam và vai trò của giáo sư Đỗ Tất Lợi trong việc nghiên cứu các cây thuốc đó.

Sau khi điểm qua các công trình về cây thuốc nhiệt đới của các tác giả người Pháp thời thuộc địa như Torell, Regnault, Perrot, Hurrier, Crevost-Pételot, v.v., các nhà bác học Liên Xô cho rằng không có công trình nào trong số các công trình của họ có thể sánh ngang với công trình của Đỗ Tất Lợi, “người có khả năng bắc cây cầu nồi liền nền y học khoa học hiện đại với một trong những nền y học vĩ đại của châu á - nền y học Việt Nam”.

Ngày 31-5-1968, Hội đồng khoa học Viện Hoá dược học Leningrad, Liên Xô, họp để đánh giá những hoạt động khoa học của nhà dược học Việt Nam lỗi lạc và nhất trí nhận xét:

“Đỗ Tất Lợi hoàn toàn xứng đáng được tặng học vị tiến sĩ khoa học dược học trên cơ sở những công trình của mình mà không cần bảo vệ.”

Tại buổi họp ấy, giáo sư, tiến sĩ khoa học A. F. Hammerman nói:

“Trước kia y học dân gian chỉ được truyền miệng từ thầy sang trò, giờ đây được viết thành sách để khỏi mất đi những điều đã tích luỹ được qua mấy nghìn năm. Đó là công lao to lớn của Đố Tất Lợi, không những đối với nhân dân Việt Nam, mà còn đối với khoa học thế giới.

Công lao thứ hai không kém phần to lớn của ông là giải thích và đưa việc phân tích các dược liệu đó lên trình độ khoa học hiện đại (...). Mỗi cây thuốc đều được mô tả đúng đắn về mặt thực vật học, sự phân bố, và, trong điều kiện có thể, về thành phần hóa học, tác dụng dược lý, đôi chỗ còn có cả công thức triển khai. Nhiều cây thuốc đã được ông tự nghiên cứu về mặt hóa học hay cùng làm với các học trò của ông (...).

Có thể nói, trong số rất nhiều bộ sách về cây thuốc nhiệt đới đã xuất bản trên thế giới, chưa có bộ sách nào sánh được với bộ sách của Đỗ Tất Lợi về mức độ chính xác, tỉ mỉ, khoa học. Rất nhiều cây thuốc mà Đỗ Tất Lợi giới thiệu là lần đầu tiên được dẫn ra trong các tài liệu về dược liệu học.”
Năm 1983, tại Triển lãm hội chợ sách quốc tế ở Moskva, bộ sách được bình chọn là một trong 7 viên ngọc quý của Triển lãm. Năm 1996, với chỉ duy nhất công trình nghiên cứu này, giáo sư Đỗ Tất Lợi đã được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về khoa học công nghệ.
Năm 2007, cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (tái bản năm 2006 của Nhà xuất bản Y học) đã đoạt giải đặc biệt của Hiệp hội Xuất bản châu Á - Thái Bình Dương (APPA).

Nguồn bài viết: http://thegioitinhoc.vn/sach-y-hoc-suc-khoe/52269-nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-viet-nam-gs-ts-do-tat-loi.html#ixzz3FwbNYyqX
Link gốc: http://thegioitinhoc.vn 

THUỐC BIỆT DƯỢC VÀ CÁCH SỬ DỤNG

Quyển sách dày hơn 1500 trang này được tái bản nhiều lần và mỗi lần lại bổ sung thuốc mới, loại bỏ thuốc không lưu hành.  Sách được biên soạn bởi các dược sĩ nhiều kinh nghiệm với sự giúp đỡ của các giáo sư bác sĩ. Đây là một quyển dược điển công phu giúp ích cho việc điều trị thuốc an toàn và hợp lý.

Link tải:http://www.oni.vn/d8rpq

Bác sĩ A Di