Thursday, September 11, 2014

BẢY TIÊU CHUẨN CHUNG CHO MỘT HỌC VỊ TIẾN SĨ VỀ Y SINH HỌC


1.    Nắm vững các kiến thức cơ bản về sinh lí y học, di truyền học, vật lí, hóa học, sinh hóa học, và toán học.
2.    Am hiểu y văn về lĩnh vực chuyên môn và cập nhật hóa kiến thức liên quan đến lĩnh vực chuyên môn.
3.    Kĩ năng phát hiện vấn đề hay nêu câu hỏi có ý nghĩa cho nghiên cứu.
4.    Làm chủ được kĩ thuật thử nghiệm lâm sàng hay thí nghiệm khoa học cơ bản.
5.    Kĩ năng truyền đạt thông tin bằng viết, nói, và thuyết phục.
6.    Nắm vững kĩ năng thiết kế và tiến hành một công trình nghiên cứu.  
7.    Thí sinh phải chứng tỏ mình am hiểu tiếng Anh, và có khả năng sử dụng hay ứng dụng công nghệ thông tin.
Theo GS Nguyễn Văn Tuấn

Tuesday, September 9, 2014

REVIEW HARRISON 18th

Link tải gồm 3 phần, sau khi tải xong bạn dùng winrar để giải nén:
P1: http://www.oni.vn/WEccl
P2: http://www.oni.vn/vBsuC
P3: http://www.oni.vn/hekvd

Tôi đã từng nói với những ĐN trẻ và SVYK mà tôi đã gặp gỡ rằng Nội Khoa giúp cho SVYK và rồi thầy thuốc nhận biết và điều trị nội khoa được tất cả các mặt bệnh của tất cả 11 hệ cơ quan của con người. 
Tôi cũng cho rằng dù đi chuyên khoa gì sau đó nhưng vẫn nên học Nội khoa tốt nhất có thể. Học Nội khoa giỏi thì không những có khả năng khám chữa hầu hết các mặt bệnh trên con người mà còn không bị lúng túng/cho là bệnh lạ khi găp một bệnh mới. Nếu có bộ sách gốc và cập nhật nhất trong tay và đọc được tiếng Anh tốt thì chẳng cần đến lớp mà ở một ngôi làng nào đó vẫn có thể giỏi nội khoa! 



Bạn nào đang sở hữu bộ Harrison 18 th edition không biết có những nhận xét nào sau đây giống của tôi:
1. So với bộ XB lần thứ mười bảy, bộ 18th edition nhiều hơn tới 863 trang ( 3611-2748) và 18 echapters ( e57-e39) , trong đó thêm 1 chương mới, có thêm nhiều kết quả NC mới, KN LS cũng như liệu trình điều trị mới. Như vậy, bộ 17th edition đã không còn giá trị!
2. Các tác giả biên soạn sách phải cập nhật theo xu thế của nghiên cứu và kinh nghiệm lâm sàng tiến triển theo thời gian và họ cho rằng “Y khoa là một khoa học không ngừng thay đổi. Bởi vì nghiên cứu mới và trãi nghiệm lâm sàng mở mang kiến thức cho giới Y khoa dẫn việc điều trị và liệu trình điều trị đòi hỏi phải thay đổi. Vì thế, việc biên soạn sách cũng phải chỉnh sửa theo dòng thời gian, cứ ba và dài nhất là bốn năm lại tái bản một lần, chóng mặt thật!
3. Bộ sách này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trong đó có tiếng Việt ở lần tái bản thứ mười lăm, Nhưng thực ra khi đã dịch thành bộ sách tiếng Việt xuất bản tại Singapore thì đã đến kỳ tái bản của lần thứ 16th. Như thế việc dịch ra một thứ tiếng nào đó, cụ thể là tiếng Việt mà chậm thì tốn kém mà vô bổ, nghĩa là bộ sách tiếng Việt đã không còn giá trị gì. Nhìn chung, cứ ba và dài nhất là bốn năm lại tái bản một lần, Điều này cho thấy người nào học Y khoa trở thành BS lâm sàng mà không đọc được nhóm sách y văn thế giới bằng tiếng Anh thì qúa là tôi!
4. Các Chủ biên của bộ Harrison đã nói thế này: kể từ lần XB đầu tiên cho tới nay đã trãi qua 62 năm là liên tục chỉnh sửa và tìm ra những điểm mới trong Y khoa và LS theo xu thế Sinh học phân tử, di truyền phân tử, sinh lý bệnh phân tử, những kỹ thuật hình ảnh hiện đại phát triển không ngừng theo thời gian khiến cho thầy thuốc không ngừng phải học
5. Bộ sách đồ sộ có các mặt bệnh của 11 hệ cơ quan mà trong đó mang những thông tin tổng hợp gần hết các khoa học Y khoa, những kỹ thuật và công nghệ y khoa và đồng thời những liệu trình điểu trị tiên tiến nhất nhưng các Nhà nội khoa vẫn coi trọng phòng bệnh và mỗi quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân là trái tim của sự chăm sóc thành công thể hiện các dòng mà tôi bôi màu đỏ trong trang sách tôi chụp bên dưới và cũng nên đọc tất các trang của Chương này trước khi vào đọc các chương bệnh học

Hoa Trần

ATLAS GIẢI PHẪU HỌC NETTER TIẾNG VIỆT - SÁCH CHẤT LƯỢNG CAO TẢI MIỄN PHÍ

Giải phẫu học là môn học nền tảng của bất cứ sinh viên y khoa nào mới bước vào trường Y. Để nhớ hàng ngàn danh từ giải phẫu không gì bằng một quyển atlas đầy màu sắc và chính xác. Xin giới thiệu với mọi người quyển sách atlas đầy nghệ thuật trong y học của tác giả nổi tiếng Frank Netter, được dịch lại tiếng Việt bởi GS Nguyễn Quang Quyền, một nhà giáo dục, giải phẫu học hàng đầu Việt Nam, người thầy đáng kính của bao thế hệ sinh viên y khoa.
Link tải: https://drive.google.com/file/d/0BxiWaEpMJE5bRkg4WmM1NEM3a00/view?usp=sharing


               


Sau đây là tiểu sử của tác giả viết bởi Trần Lý Lê
Frank Netter sinh năm 1906 trong một gia đình di dân nghèo khó. Như mọi di dân trong thế hệ đầu tiên, cha mẹ chú bé Frank cũng dốc lòng hy sinh, thúc đẩy con cái theo đường học vấn để thành công trong một xã hội mới. Chuyện ép buộc thường dẫn đến các hậu quả không lành nhưng câu chuyện ép buộc con cái của gia đình họ Netter có một chung cuộc vui vẻ: cha mẹ hài lòng và con cái cũng vui vẻ.
alt


Bác Sĩ Frank H. Netter - nguồn netterimages.wordpress.com

Bác Sĩ Netter mở phòng mạch và hành nghề giải phẫu năm 1933. Thế rồi các tấm phác họa kia được truyền tay khắp nơi và thu hút sự chú ý của nhóm quảng cáo tại một công ty dược phẩm. Ngay cả trong thời Khủng Hoảng Kinh Tế, Bác Sĩ Netter đã bán được 5 bản vẽ với giá 7,500 Mỹ kim cho công ty dược phẩm Ciba (ngày nay là Novartis) trong khi lợi tức hàng năm của một bác sĩ thủa ấy khoảng 1,500 Mỹ kim!

Thế là ông bác sĩ đổi dao kéo giải phẫu để cầm cọ toàn thời gian từ năm 1938! Suốt 50 năm lẻ, tất cả các bản vẽ của ông Netter được Ciba mua độc quyền và xuất bản dưới dạng sách biếu cho các chương trình giảng dạy Y khoa. Ông Netter trở thành nhà minh họa y khoa, medical illustrator, lẫy lừng nhất thế giới. Kho tàng tác phẩm bao gồm cả ngàn bản vẽ dùng màu nước rực rỡ. Tấm nào cũng chi tiết rõ ràng, vượt xa các tấm hình chụp của Gray’s Anatomy, cuốn sách Cơ Thể Học gối đầu giường của sinh viên Y Khoa, và được dùng làm tài liệu giảng dạy.

Bản vẽ của Frank Netter sống động nên thu hút, dễ nhìn nhưng chính các chi tiết tỉ mỉ chính xác theo tiêu chuẩn khoa học khiến các tấm hình ấy trở thành tài liệu vô giá. Ta nhìn không chỉ để ngắm nghía mà còn để học hỏi, ghi nhận. Sự pha trộn tài tình của nghệ thuật và khoa học khó có nghệ sĩ nào theo kịp. Ở thời điểm ấy, những năm 40-60 của thế kỷ trước, hình chụp với màu sắc sống động còn phôi thai nên các bản vẽ của ông Netter được ưa chuộng vô cùng. Chẳng lạ là vào năm 1976, báo Saturday Evening Post đã gọi ông là “Medicine’s Michelangelo”, so sánh Frank Netter với danh tài Michelangelo!


Saturday, September 6, 2014

BÁO CÁO LÂM SÀNG ĐIỀU TRỊ ĐAU THẮT NGỰC PHỐI HỢP IVABRADINE VỚI THUỐC CHẸN BETA

IVABRADINE-h5Mục tiêu của điều trị nội khoa trong bệnh mạch vành (đau thắt ngực ổn định hay hội chứng vành cấp) là khôi phục lại cán cân thăng bằng giữa cung và cầu oxy cho cơ tim. Một trong những biện pháp đó là điều trị làm giảm và ổn định tần số tim
BS.CK2 Vũ Ngọc Huy
Khoa Tim mạch can thiệp – BV Chợ Rẫy

MỞ BÀI
Mục tiêu của điều trị nội khoa trong bệnh mạch vành (đau thắt ngực ổn định hay hội chứng vành cấp) là khôi phục lại cán cân thăng bằng giữa cung và cầu oxy cho cơ tim. Một trong những biện pháp đó là điều trị làm giảm và ổn định tần số tim ở mức tối ưu. Sau đây chúng tôi xin trình bày một trường hợp lâm sàng đau thắt ngực không ổn định được điều trị thuốc phối hợp để khống chế tần số tim.
BỆNH ÁN
Bệnh nhân NGUYỄN THỊ X, nữ, sinh 1951, được nhập khoa Tim mạch can thiệp bệnh viện Chợ Rẫy vào ngày 29/04/2010 vì đau ngực. Đây là một bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp độ II và đái tháo đường type 2 đã 7 năm, đau thắt ngực CCS II từ năm 2008. Lần này, bệnh tiến triển từ 10 ngày trước nhập viện với những cơn nặng ngực sau xương ức khi gắng sức nhẹ, sau đó cơn đau xảy ra cả khi nghỉ, thời gian đau khoảng 10-20 phút. Bệnh nhân được đưa vào bệnh viện Long An điều trị với chẩn đoán là cơn đau thắt ngực không ổn định. Chế độ điều trị mỗi ngày bao gồm Enoxaparine 0,6mL tiêm dưới da cách 12 giờ; Clopidogrel 75mg; Aspirin 81mg; Metoprolol 25mg x 2 lần; Enalapril 5mg x 2 lần; Atorvastatin 20mg. Sau 2 ngày điều trị, do bệnh nhân vẫn còn nặng ngực nên đã được chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy.
Tình trạng lúc nhập viện: mạch nhanh 96 lần /phút, huyết áp 170/100 mmHg, nhịp thở 18 lần/phút; nhiệt độ: 370C, nhịp tim đều và không âm thổi bệnh lý, phổi không rale, gan không to, tĩnh mạch cổ xẹp, không phù chân. Xét nghiệm men tim 2 lần cách nhau 6 giờ đều trong giới hạn bình thường với TnI <0,2 ng/mL, CK-MB 13 U/L và 12 U/L. Các xét nghiệm khác gồm công thức máu: HC 4,35 T/L; HB 131 g/L; BC 9,2 G/L (N 46%, L 40%); TC 303 G/L; Đường huyết đói: 187 mg/dL; BUN 10 và Creatinin 1,1 mg/dL; Ion đồ Na+ 136; K+ 3,6; Cl- 102; Ca2+ 2,4; Mg2+ 0,8 (mEq/L); Bilan lipid: TC 126; LDL-C 54; HDL-C 26; TG 230 (mg/dL). Hình ảnh X quang phổi cho thấy bóng tim to nhẹ, không sung huyết phổi (hình 1). ECG lúc nhập viện (hình 2): nhịp xoang 96 nhịp/ phút; ST chênh xuống 1-2mm dạng chếch xuống từ V3 đến V6.
IVABRADINE-h1
Siêu âm tim qua thành ngực cho thấy buồng thất trái dãn nhẹ (LVEDd = 50mm), dày nhẹ các thành tim (IVSd 11,7 mm và LVPWd 14 mm), giảm động vách liên thất từ giữa tới quanh mỏm, phân xuất tống máu EF khoảng 50% (đo theo phương pháp Simpson), phổ qua van 2 lá dạng E/A <1.
Từ bệnh sử, thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng như trên, các vấn đề chẩn đoán đã được đưa ra như sau:
  • Đau thắt ngực không ổn định, nguy cơ cao (TIMI 5đ), chưa đáp ứng tốt với điều trị thuốc.
  • Tăng huyết áp độ II, nguy cơ C, chưa ổn định huyết áp.
  • Đái tháo đường type 2.
  • Rối loạn chuyển hóa lipid tăng triglyceride.
Với chẩn đoán trên, phác đồ điều trị được dùng gồm thuốc kháng đông enoxaparin, kháng kết tập tiểu cầu kép clopidogrel và aspirin, thuốc dãn vành nitroglycerin truyền tĩnh mạch, thuốc chẹn beta metoprolol, ức chế men chuyển imidapril và atorvastatin (bảng 1).
IVABRADINE-h2
Ghi chú: TDD = tiêm dưới da; TTM = truyền tĩnh mạch; LM = thân chung động mạch vành trái; LAD = động mạch liên thất trước; LCx = động mạch mũ; RCA = động mạch vành phải; PLV = nhánh thất trái sau.
Kết quả chụp mạch vành cho thấy bệnh nhân bị hẹp nặng 3 nhánh, có chỉ định phẫu thuật bắc cầu nối mạch vành (CABG). Trong khi cho đợi phẫu thuật, do bệnh nhân vẫn còn nặng ngực, huyết áp tăng cao và nhịp tim lúc nghỉ còn nhanh nên chúng tôi đã tăng liều ức chế beta là metoprolol từ 50 mg/ngày lên 100 mg/ngày, kết hợp thêm thuốc chẹn kênh calci là amlodipine 5mg/ngày. Sau 4 ngày điều trị như trên, huyết áp đã được khống chế tốt, đau ngực cải thiện nhiều, nhưng tần số tim lúc nghỉ vẫn còn rất cao đối với bệnh mạch vành (hình 3). Như vậy, mục tiêu điều trị cần đặt ra ở thời điểm này là tiếp tục làm giảm tần số tim hơn nữa.
IVABRADINE-h3
BÀN LUẬN
Đối với 1 bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định nguy cơ cao, các biện pháp điều trị cơ bản cần thực hiện gồm:
- Tái thông mạch vành.
- Điều trị chống huyết khối: heparin + Kháng tiểu cầu kép (clopidogrel và Aspirin).
- Ổn định mảng xơ vữa bằng statin liều cao.
- Thuốc dãn mạch vành, tăng cung cấp oxy cơ tim: Nitrate, ức chế calci
- Thuốc giảm nhu cầu tiêu thụ oxy cơ tim: giảm tiền tải, hậu tải và sức căng thành tim (nitrate, ức chế calci, ức chế men chuyển); Giảm tần số tim và sức co bóp cơ tim (chen thụ thể beta).
Các nghiên cứu đã cho thấy tần số tim nhanh trong bệnh mạch vành, dù là mạn hay cấp tính, đều làm tăng biến cố mạch vành chính, tử vong do tim và đột tử [1, 2]. Do đó tối ưu hóa điều trị nội khoa phải bao gồm tối ưu hóa tần số tim. Nhóm thuốc chẹn thụ thể beta giao cảm là phương pháp kinh điển được dùng để giảm tần số tim, với các đặc tính đặc biệt: vừa làm giảm mức tiêu thụ oxy cơ tim thông qua giảm tần số tim (cả lúc nghỉ và gắng sức) và giảm sức co bóp cơ tim, vừa gián tiếp tăng cung cấp oxy cơ tim do tăng thời gian tâm trương của chu chuyển tim. Tuy nhiên, việc ức chế co bóp cơ tim quá mức có thể gây hậu quả tai hại là làm giảm cung lượng tim, dẫn đến giảm lưu lượng tưới máu vành. Điều này đặc biệt hay xảy ra khi chức năng tâm thu thất trái đã phần nào suy giảm từ trước.
Trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Thị X, trong khi chờ CABG, các biện pháp điều trị nội khoa nêu trên đều đã được thực hiện, nhưng mục tiêu tần số tim vẫn chưa đạt yêu cầu mặc dù đã dùng metoprolol liều khá cao. Việc tiếp tục tăng liều metoprolol rất khó khả thi do chức năng tim giảm và bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện kém dung nạp thuốc (triệu chứng mệt). Do vậy, giải pháp hợp lý nhất là phối hợp chẹn beta với một loại thuốc làm giảm nhịp tim ít hoặc không ảnh hưởng đến chức năng tâm thu thất trái.
Ivabradine (Procoralan®)là một là một chất ức chế chọn lọc và đặc hiệu kênh f ở nút xoang. Dùng thuốc ivabradine sẽ ức chế dòng ion qua kênh f (If) dẫn đến làm giảm tần số tim đơn thuần mà không ảnh hưởng đến tính co thắt cơ, tính dẫn truyền, hay tái cực cơ tim, không ảnh hưởng đến trương lực mạch ngoại biên [2]. Đã có một số nghiên cứu chứng minh hiệu quả chống đau thắt ngực và thiếu máu cục bộ của ivabradine: nghiên cứu INITIATIVE trên bệnh nhân đau thắt ngực ổn định (ĐTNOĐ) cho thấy sau 4 tháng điều trị, ivabradine có hiệu quả chống đau thắt ngực tương đương với atenolol [4]. Nghiên cứu ASSOCIATE đã chứng minh việc phối hợp ivabradine và chẹn beta (atenolol) liều thông thường có hiệu quả bổ sung và an toàn trong chống đau thắt ngực và thiếu máu cục bộ [5].
Như vậy, với những đặc tính trên, ivabradine có thể là thuốc phù hợp để dùng phối hợp với metoprolol 100mg cho bệnh nhân Nguyễn Thị X.
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
Để tăng hiệu quả giảm tần số tim cho bệnh nhân, chúng tôi đã dùng phối hợp metoprolol 50mg x 2 lần/ngày với ivabradine (Procoralan®) 5mg x 2 lần/ ngày. Sau 2 ngày điều trị, nhịp tim của bệnh nhân đã giảm xuống còn 75 lần/ phút (hình 4). Bệnh nhân hết đau ngực và mệt, huyết áp ổn định 130 - 140/70 mmHg. Bệnh nhân được chuyển khoa phẫu thuật tim để mổ bắc cầu động mạch vành.
IVABRADINE-h4
KẾT LUẬN
Qua bệnh án lâm sàng trên, chúng tôi nhận thấy việc điều trị phối hợp thuốc chẹn beta giao cảm liều thông thường với thuốc ức chế kênh If ivabradine (procoralan®) cho đối tượng bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định, bệnh nhiều nhánh mạch vành và chức năng tim trung bình có hiệu quả giảm nhịp tim đáng kể và có độ dung nạp tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Fox K, Borer JS et al. Resting Heart Rate in Cardiovascular Disease. J Am Coll Cardiol 2007;50:823-30
2. Heusch G, Schulz R. The role of heart rate and the benefits of heart rate reduction in acute myocardial ischaemia. European Heart Journal Supplements (2007) 9 (Supplement F), F8-F14
3. Steg PG, Tchetche D. Pharmacologic management of stable angina: role of ivabradine. European Heart Journal Supplements (2006) 8 (Supplement D), D16-D23
4. Tardif JC et al. Efficacy of ivabradine, a new selective If inhibitor, compared with atenolol in patients with chronic stable angina. Eur Heart J. 2005;26:2529-2536.
5. Tardif JC et al. Efficacy of the If current inhibitor ivabradine in patients with chronic stable angina receiving beta-blocker therapy: a 4 month, randomized, placebo-controlled trial. Eur Heart J. 2009;30:540-548.
Tham Luận về Bài Báo Cáo của BS CK2 Vũ Ngọc Huy
PGS. TS. Võ Thành Nhân
Các thuốc điều trị tình trạng thiếu máu cục bộ ở tim đều là các thuốc tác động lên trên các thông số huyết động để tái lập cân bằng cung - cầu oxy cho cơ tim
Có 3 nhóm thuốc chính được ví như 3 chân của 1 cái kiềng (người ta thường nói vững như kiềng 3 chân mà!) là nhóm nitrate, nhóm ức chế bêta và nhóm ức chế kênh calcium
Nhóm nitrate có tác dụng tăng cung cấp oxy cho cơ tim qua cơ chế dãn mạch vành, nhóm ức chế beta và ức chế calcium có tác dụng đồng thời lên 3 thông số quyết định nhu cầu oxy của tim là nhịp tim, huyết áp tâm thu và sức co bóp của cơ tim
Trong 3 thông số huyết động quyết định nhu cầu tiêu thụ oxy của cơ tim, nhịp tim là yếu tố quan trọng nhất do nhịp tim không chỉ tác động lên nhu cầu oxy của cơ tim mà còn quyết định lưu lượng máu cung cấp cho tim vì tưới máu cơ tim chủ yếu là trong thời kỳ tâm trương (Hình 1). Trong một khoảng giới hạn sinh lý nhất định của nhịp tim, nhịp tim càng chậm, thời gian tâm trương càng dài thì lượng máu tưới cơ tim càng nhiều. Do đó nhóm thuốc tác động đơn thuần trên nhịp tim, ví dụ như Ivabradine, một thuốc tác động trên kênh Ifcủa nút xoang, đang nổi lên như một liệu pháp nhiều triển vọng, đặc biệt ở các bệnh nhân mà sức co bóp cơ tim giảm không có lợi hoặc các bệnh nhân huyết áp đã tương đối thấp.
IVABRADINE-h5
Hình 1: Các yếu tố ảnh hưởng lên cân bằng giữa Cung và Cầu oxy cho cơ tim.
Ivabradine đã dược khuyến cáo để sử dụng đơn độc hay kết hợp với ức chế beta trong  điều trị cơn đau thắt ngực ổn định (Khuyến cáo của Hội Tim Mạch Châu Âu 2007).Tuy nhiên chỉ định kết hợp thuốc  ức chế beta với Ivabradine trong điều trị hội chứng mạch vành cấp vẫn còn được đề ngõ. Bệnh án của tác giả Vũ Ngọc Huy trình bày một trương hợp bệnh nhân hội chứng vành cấp được điều trị phối hợp thuốc ức chế beta với Ivabradine. Đây là một phối hợp logic và cho kết quả tốt trong bối cảnh thuốc ức chế beta ở liều khuyến cáo chưa kiểm soát tốt nhịp tim. Tuy nhiên, giá trị của việc phối hợp thường quy như trên cho các bệnh nhân hội chứng vành cấp còn phải chờ sự thẩm định của các công trình nghiên cứu lớn.

Friday, September 5, 2014

BÀI GIẢNG VIDEO CLIP SIÊU ÂM TIM PGS TS PHẠM NGUYỄN VINH

Thân gửi những bác sĩ tim mạch, bác sĩ đam mê siêu âm tim bài giảng siêu âm tim có powerpoint và audio của Thầy PGS TS Phạm Nguyễn Vinh. Đây là một trong những bài giảng tuyệt vời của Thầy.

Phần 1

Phần 2

Phần 3

Thursday, September 4, 2014

BÀI GIẢNG VIDEO SUY TIM CỦA PGS TS PHẠM NGUYỄN VINH

Bài giảng cập nhật chẩn đoán và điều trị suy tim rất hay, đầy đủ, ứng dụng rất tốt vào lâm sàng có powerpoint và audio của thầy Phạm Nguyễn Vinh - Viện Tim và Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch.

Phần 1

Phần 2




Phần 3




GIÁO SƯ CHU VĂN TƯỜNG - CÂY ĐẠI THỤ NHI KHOA VIỆT NAM

Trong “bộ tứ”: Nội, Ngoại, Sản, Nhi, nếu chuyên gia đầu ngành về Nội khoa là GS. Đặng Văn Chung, bậc thầy về Ngoại khoa không thể không nhắc đến GS. Tôn Thất Tùng, số một về Sản, người ta nhắc đến GS. Đinh Văn Thắng thì trong lĩnh vực Nhi khoa, không ai có thể quên công lao và tầm vóc của GS. Chu Văn Tường.
Ông ít nói về mình, nên xung quanh không có nhiều hào quang lẫy lừng, song cũng giống những bậc giáo sư đầu ngành khác, ông sẽ sống mãi với những “truyền thuyết” có thực.

Giáo sư Chu Văn Tường (đứng giữa) cùng đồng nghiệp


Cây đại thụ trong “tứ trụ”
Nhi khoa là một ngành khó trong Y học. Chữa trị cho trẻ nhỏ có đặc thù riêng mà không phải bao giờ các kiến thức y học dành cho người lớn cũng áp dụng được. Bệnh của trẻ nhiều, sức đề kháng yếu, dễ biến chứng nên rất dễ tử vong, chẩn đoán bệnh cũng khó vì trẻ chưa nói được, triệu chứng không điển hình...
Có lẽ vì thế mà phong cách khám bệnh của GS. Chu Văn Tường luôn rất tỷ mỷ và cực kỳ cẩn thận. Và ông nổi tiếng với khả năng chẩn đoán đầy chính xác với kết quả nhiều khi chưa một thầy thuốc nào nghĩ tới.
Một bà mẹ ở phố Hàng Bài, gần nhà GS. Chu Văn Tường vẫn xuýt xoa khi kể lại câu chuyện về hôm khám bệnh đặc biệt mà con bà là đối tựơng ngẫu nhiên. Một lần đến chơi, nói chuyện vui, bà chợt than phiền với GS. Tường rằng “con em làm sao mà ăn cứ rơi vãi lung tung...”. “Ông ấy chau mày nghĩ, khám một lúc rồi bảo tôi cái tin sét đánh: cháu nó bị u não đấy, bác dẫn đi mổ ngay đi”. Thời đó chưa có siêu âm, các phương tiện máy móc cũng rất ít nhưng khi bà mẹ dẫn con đi mổ, kết quả đúng là có u não.
Nhắc đến GS. Chu Văn Tường và khả năng thiên bẩm chẩn đoán bệnh, nhiều người nghĩ ngay đến một câu nổi tiếng ông hay lẩm nhẩm khi suy nghĩ về một ca bệnh khó: “Cái này có thể là cái gì đấy, chứ không phải cái gì đó”! Nhờ câu nói dích dắc đó, không ít bệnh nhân tưởng chết đã được lôi ngược về miền sống.
Thậm chí, đã có người đang được chuyển từ giường bệnh xuống khoa cơ thể học (mổ xác) đã sống lại nhờ sự tận tình cấp cứu của GS. Chu Văn Tường. Cách đây chưa lâu, một bệnh nhi bị viêm gan, thiếu máu, người gầy đét, đã được chẩn đoán ung thư gan.
Ông lên thăm 5-6 lần, rồi “phán”: Không! có thể chỉ bị tắc tĩnh mạch trên gan. Nghe nói thế, cả phòng bệnh râm ran, ánh mắt người mẹ và đứa trẻ chợt long lanh trước tia hy vọng vừa loé lên trong mắt họ sau bao ngày sống trong nỗi ám ảnh thần chết đang đứng trước mặt. Mổ, một tuần sau, bố mẹ đứa trẻ đã được bế con về - điều mà trước đó chưa lâu, họ hoàn toàn không dám mơ đó sẽ là sự thật.
Nhiều thầy thuốc ở Khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Nhi Trung ương vẫn nhớ một đứa trẻ bị nhiễm trùng đường huyết rất sớm. Khi được đưa đến, bệnh đã nặng và đứa trẻ không qua khỏi. Tưởng đã rõ ràng nhưng bằng kinh nghiệm lâm sàng, GS. Chu Văn Tường khẳng định: “Tôi nghĩ trường hợp này bị mắc bệnh lao bẩm sinh”. Cử y tá xuống tận nhà bệnh nhân hỏi, kết quả đúng là gia đình đứa trẻ xấu số có tiền sử bệnh lao.
Ngay lập tức bà mẹ được khuyên đến bệnh viện Lao chữa trị. GS. Chu Tường đã không ít lần tìm ra những nguy cơ mà ngay chính bệnh nhân cũng chưa hề nghĩ đến như thế!
Song cũng đã một lần, khi vừa từ nhà lên bệnh viện, ông bị một người đàn bà lao đến, cấu xé, xúc xiểm vì đứa con của bà vừa trút hơi thở cuối cùng khi vừa tròn hai tuổi. Dù đã là Viện trưởng, với người khác, có thể bà mẹ kia sẽ gặp phải một phản ứng mãnh liệt nhưng ông chỉ nhẹ nhàng khuyên nhủ. “Y học nhiều khi không làm được tất cả. Khả năng của con người chỉ có giới hạn mà thôi”. Lúc đó ánh mắt ông rất buồn...
Có lẽ chẳng nỗi đau nào lớn hơn đối với một ngơời mẹ khi phải chứng kiến đứa con mình đứt ruột đẻ ra vẫn còn đỏ hỏn cứ khóc, lịm dần rồi lạnh hẳn. Sự quạnh quẽ thay thế hình ảnh đứa trẻ ngộ nghĩnh sẽ khiến cả gia đình rơi vào tâm trạng nặng nề. Tôi chợt giật mình khi biết, chưa chắc đã có GS. Chu Văn Tường đầu ngành về Nhi hiện nay nếu không có một sự kiện xảy ra.
Đó là thời điểm cách đây hơn 60 năm. Khi chuẩn bị học xong trường Bưởi, một lần về nhà, chàng trai Chu Văn Tuờng quê gốc Phú Xuyên, Hà Tây thấy mặt mẹ biến sắc và đứa em trai xanh xao, gầy xọp hẳn. Quê ông đồng chiêm trũng, mùa hè nước ngập mênh mông, vệ sinh lại kém nên trẻ rất hay bị tiêu chảy. Lần này đến lượt em trai ông thều thào trong trạng thái mất nước nặng. Đứa trẻ lại phải kiêng nhiều thứ theo quan niệm truyền thống nên chỉ biết nhìn anh trai khóc. Chỉ được hai hôm, em chết.
Đứng bất lực chứng kiến ánh sáng cuộc sống của em cứ dần lụi tắt, rồi nghe tiếng mẹ khóc nấc lên, Tuờng chạy ào ra cửa nhằm che đi những giọt nước mắt đàn ông nóng hổi cứ lăn dài trên má. Ánh mắt em trai và tiếng khóc người mẹ đã tác động mãnh liệt đến lựa chọn của Chu Văn Tường. Ngay từ lúc đó, vị giáo sư tương lai đã chọn ngành y để học đại học.
Sau khi vào công tác tại Bệnh viện Bạch Mai, ông là người tích cực bậc nhất đề xuất và lập ra chuyên khoa Nhi đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Và nghiên cứu lớn đầu tiên của ông là về bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Nghiên cứu về rối loạn điện giải, rồi phác đồ điều trị, quan điểm chống lại tập tục bắt người bị tiêu chảy phải ăn kiêng của ông đã cứu được hàng vạn người.
Với các thế hệ học trò của ông, cuộc đời nghiên cứu của GS. Chu Văn Tường cứ diễn ra như một trình tự được định sẵn vì câu chuyện đau lòng của gia đình kia ông ít kể cho ai. Khi được nghe cái “tích” bí mật của vị giáo sư già, tôi mới hiểu thêm tại sao ông lại say mê ngành Nhi đến vậy và tại sao cái cách ông đối xử với bệnh nhân lại bao dung và (có thể trong thời đại ngày nay), lại “lạ đời” đến vậy.
“Mỗi thầy thuốc tốt nhất nên một lần là bệnh nhân”
Đó là câu nói của GS. Chu Văn Tường mà học trò của ông, PGS.TS. Trần Thanh Liêm (Viện trưởng Bệnh viện Nhi trung ương hiện nay) bảo luôn nhớ mãi trong lòng. Là người từng nhiều lần đạp xe đạp đón thầy vào viện cấp cứu cho các bệnh nhi nặng, hiểu tấm lòng của thầy, PGS. Liêm vẫn hay lấy câu nói đã có mấy chục năm tuổi của GS. Tường ra nói lại với các học trò mình.

Đến nay, tại gia đình, với 6 người con làm trong ngành y, GS. Chu Văn Tường vẫn hay nhắc lại câu nói đó. Ông bảo có thế mới hiểu được nỗi đau, nhu cầu của bệnh nhân để thông cảm. Và quan trọng nhất, điều mà nhiều bác sỹ thời nay rất nên biết, đó là nếu một lần làm bệnh nhân! Họ sẽ biết cảm giác khi phải nghe lời cáu gắt, hay thái độ khinh khỉnh của thầy thuốc khó chịu đến mức nào?

Có lẽ vì một thời rất khó khăn khi phải nuôi một lúc 8 người con ăn học nên GS. Chu Văn Tường hiểu rất rõ nỗi khổ của người nghèo khi phải vào viện. Vì vậy, ông không bao giờ tha thứ cho những thầy thuốc cố tình kê thuốc đắt không cần thiết để nhận hoa hồng hay chưa có nghi vấn đã bắt bệnh nhân đi làm một loạt xét nghiệm.
6 nguời con làm trong ngành y của ông đến nay vẫn giữ được nếp nhà: tuyệt đối không bao giờ nhận tiền của bệnh nhân, cho dù họ đến tận nhà để “thưa gửi”.
Tôi may mắn được dự một buổi họp mặt của các học trò của GS. Chu Văn Tường. Nhiều người nay tóc đã bạc chẳng kém thầy, một số đã rất thành danh và thành đạt. Hành động họ nhắc đến nhiều nhất là cử chỉ... rút tiền ra cho bệnh nhân của GS. Chu Văn Tường. Trước những đứa trẻ quá nghèo, dù ốm, bố mẹ chúng cũng không thể mua được những món mà chúng nằng nặc khóc đòi, ông không cầm được lòng.
Không ít lần, vị giáo sư khả kính đã về nhà nhanh nhảu với vợ: “Bà ơi, đưa cho tôi mấy cái bánh chưng” rồi đem vào cho mấy đứa trẻ gần tết vẫn phải nằm viện, mặt buồn thiu. Hành động tự nhiên đó có lẽ sẽ là ấn tượng đẹp không thể nào quên đối với những người mẹ nghèo đang lo đến héo hắt chăm con, hay rất có thể là cả những đứa trẻ, dù chúng vẫn mếu máo khi có một ông cụ mặc áo blue trắng tiến lại gần.
Rất dễ dãi với bệnh nhân nhưng trước các đồng nghiệp, GS. Chu Văn Tường luôn đặt ra những yêu cầu rất nghiêm túc.
Khi còn là Viện trưởng, ông vẫn thường xuyên “đi buồng”. Là một người nổi tiếng điềm đạm và rất ít nói to nhưng có lần, khi thấy một trường hợp bị uốn ván nặng, hỏi y tá cụ thể thế nào, định điều trị ra sao; không nắm được, ông đã rất giận dữ và cô y tá ngay lập tức được cho nghỉ một thời gian để kiểm điểm chuyên môn. Từ đó, các bác sỹ ở Viện nhi tự nhiên nắm rất chắc tình hình bệnh nhân ở buồng mình đảm trách.
Khi theo chân ông đến thăm bệnh viện, hàng loạt học trò lớn của GS. Chu Văn Tường như GS. Trần Quỵ (Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai), PGS. Trần Thanh Liêm, rồi PGS. Nguyễn Công Khanh... lần lượt ra dìu thầy.
Đặc biệt, khi thấy ông chậm rãi “nói lời từ biệt” vì cảm nhận sức khoẻ của mình đã yếu rồi, toàn thể Ban giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương lặng im xúc động, tôi chợt nghĩ, có lẽ, cuộc đời thầy thuốc đối với ông thế là đủ, viên mãn lắm rồi.
Đến nay, “tài sản” ông tích luỹ được có lẽ mãi mãi là ước mơ của rất nhiều thế hệ thầy thuốc chân chính. Đó không phải là thứ có thể mua được, trao tay, mà là những lời nể trọng cả về chuyên môn và đức độ của một người thầy, một bác sỹ đã góp phần cứu sống, giúp hàng vạn đứa trẻ mạnh mẽ, tự tin bước vào đời…
Trong suốt thời gian lãnh đạo Viện nhi, GS. Chu Văn Tường đã hướng dẫn hàng trăm tiến sỹ, thạc sỹ, góp phần rất lớn trong việc phát triển ngành Nhi ở Việt Nam .
Đến nay, ở tuổi 84, ông để lại một gia tài khá đồ sộ gồm hàng chục cuốn sách, công trình nghiên cứu. Rất nhiều trong số đó vẫn đang là những “tài liệu gối đầu giường” của các bác sỹ Nhi khoa, như Bách Khoa thư bệnh học, Chữa bệnh trẻ em, Cấp cứu Nhi khoa, Từ điển Nhi khoa Pháp, Anh, Việt… Những nghiên cứu về ung thư, về tai nạn thương tích ở trẻ em đã được GS. Tường xúc tiến từ cách đây cả thập kỷ.
Những định hướng đó luôn tỏ ra có tầm nhìn chiến lược và đã mang lại tác dụng ngay trên thực tế, góp phần giảm nhẹ những nguy cơ và tăng khả năng được cứu sống của hàng vạn bệnh nhi.
Thăng Hùng