BS Trần Hữu Hiền
Viêm gan B có tỷ lệ lưu hành cao ở châu Á, đặc biệt ở Việt Nam chúng ta. Bệnh nguy hiểm ở chỗ thầm lặng (có thể bạn đang mang virus mà bạn cũng không biết nếu không làm xét nghiệm máu!), nhưng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao như xơ gan và ung thư gan. Vì vậy, chúng tôi biên soạn tài liệu này mục đích để phổ biến kiến thức về viêm gan B một cách rộng rãi với những tài liệu đáng tin cậy.
1. Viêm gan B là gì?
- Viêm gan B là bệnh gây viêm gan do nhiễm virus viêm gan B (hepatitis B virus – HBV), một loại virus thuộc họ Hepadnaviridae có 8 type kháng nguyên
- Khi virus nhiễm xâm nhập tế bào gan, tế bào miễn dịch sẽ nhận diện và tiêu diệt tế bào bị nhiễm (vì vậy mà tăng men gan). Nếu diệt hết virus trong giai đoạn 6 tháng đầu tiên bị nhiễm (giai đoạn cấp) thì cơ thể sẽ sạch virus và có thể có kháng thể chống lại virus. Nếu diệt không hết virus thì sẽ dẫn đến viêm gan B mãn tính (nhiễm trên 6 tháng).
2. Viêm gan B có phổ biến không?
- Theo WHO, toàn thế giới có khoảng 260 triệu người mang HBV mãn tính, 2/3 số này ở châu Á.
- · Ở Việt Nam, trong một nghiên cứu (cắt ngang tại cộng đồng với 1047 đối tượng) thì tỷ lệ lưu hành là 8,9%, trong một nghiên cứu khác ( cắt ngang, 1200 mẫu máu) là 11,4%.
3. HBV lây qua đường nào và không lây qua đường nào?
- HBV thường lây qua đường máu, tinh dịch, dịch tiết cơ thể từ người nhiễm sang người lành. HBV cũng lây qua đường quan hệ tình dục, sử dụng chung các dụng cụ y tế, và từ người mẹ bị nhiễm sang con
- HBV không lây khi dùng chung đồ dùng ăn uống, ôm, hôn, bắt tay, ho, hắt hơi. HBV không lây qua thực phẩm và nước ô nhiễm như một số virus viêm gan khác.
Các đường lây truyền |
4. Khi bị nhiễm HBV cơ thể biểu hiện triệu chứng gì?
- Khi bị viêm gan B cấp tính cơ thể sẽ biểu hiện các triệu chứng sau khi bị nhiễm vài tuần hoặc vài tháng:
Sốt, mệt
Chán ăn
Nôn, buồn nôn
Vàng da
Đau bụng
Phân bạc màu
Nước tiểu đậm màu
Đau khớp
- Khi bị viêm gan B mãn tính cơ thể sẽ không biểu hiện triệu chứng gì, nhưng vẫn có thể phát hiện virus trong máu. Khi bị nhiễm khoảng 30 năm, triệu chứng mới phát hiện ra, gan bị tổn thương dai dẳng trong suốt thời gian này. Khi triệu chứng xuất hiện thì tương tự như giai đọan cấp tính, lúc này gan đã bị tổn thương nặng.
5. Viêm gan B có nguy hiểm không?
- Có. Nguy hiểm bởi vì viêm gan B là một bệnh rất âm thầm, người mang virus cũng như người bình thường.
- · Nhiễm virus viêm gan B (HBV) có thể dẫn đến các bệnh về gan như: suy gan, xơ gan, ung thư gan. 80% các trường hợp ung thư gan là do nhiễm HBV mãn tính.
- · Mỗi năm trên thế giới có 780.000 người chết bởi các biến chứng do nhiễm HBV mãn tính, bao gồm cả xơ gan và ung thư gan.
Viêm gan mãn tính - Xơ gan - Ung thư gan |
6. Bệnh nhân bị viêm gan B cấp tính có điều trị không?
Không. Khi bệnh nhân viêm gan B cấp tính (HbsAG (+) và HbcAb-IgM (+)) thì bệnh sẽ tự giới hạn ở 95% người lớn và không cần điều trị kháng virus. Thuốc kháng virus chỉ điều trị ở các bệnh nhân viêm gan B mãn tính.
Không. Khi bệnh nhân viêm gan B cấp tính (HbsAG (+) và HbcAb-IgM (+)) thì bệnh sẽ tự giới hạn ở 95% người lớn và không cần điều trị kháng virus. Thuốc kháng virus chỉ điều trị ở các bệnh nhân viêm gan B mãn tính.
7. Tất cả bệnh nhân viêm gan B mãn tính đều phải trị không?
Không. Chỉ điều trị những bệnh nhân phát hiện virus đang hoạt động và tế bào gan đang bị hủy. Cụ thể, chỉ điều trị khi men gan ALT>2 lần giá trị bình thường, HBeAg (+), hoặc khi HBeAg (-) thì làm xét nghiệm nồng độ HBV DNA bằng PCR, khi > 2000 IU/ml.
8. Mục tiêu điều trị viêm gan B là gì?
Giảm sinh sản virus và ngăn ngừa tổn thương tế bào gan, biểu hiện bằng sự chuyển huyết thanh HBeAg (-), HbeAb (+)
9. Các thuốc nào có thể điều trị viêm gan B?
Hiện tại có 7 thuốc điều trị, tuy nhiên có 3 thuốc ưa dùng: Pegylated Interferon alpha-2A, Tenofovir, Entecavir.
Pegylated Interferon alpha-2A | Entecavir | Tenofovir | |
Tác dụng kháng virus | ++ | ++++ | ++++ |
Thời gian sử dụng | 52 tuần | > 1 năm | > 1 năm |
Đường dùng | Tiêm dưới da | Uống | Uống |
Đề kháng | Chưa ghi nhận đề kháng | Có | Chưa ghi nhận đề kháng |
Tác dụng phụ | Phổ biến | Ít phổ biến | Ít phổ biến |
Giá thành | Đắt | Thấp hơn | Thấp hơn |
Chuyển huyết thanh Antigen-e (1 năm) | 30% | 15-25% | 15-25% |
10. Theo dõi khi đang điều trị viêm gan B như thế nào?
Theo dõi định lượng HBV DNA và men gan ALT mỗi 3 tháng. Ngoài ra cần kiểm tra chức năng thận ít nhất 1 lần/năm khi dùng thuốc uống (Entacavir và Tenofovir).
11. Điều trị viêm gan B có hồi phục được tiền xơ gan (fibrosis) và xơ gan?
Có. 5 năm điều trị với tenofovir, 51% bệnh nhân hồi phục tiền xơ gan và 74% không còn xơ gan. Kết quả cũng tương tự với một số nhỏ bệnh nhân điều trị kéo dài với entevavir.
Ở những bệnh nhân xơ gan tiến triển và xơ gan mất bù dùng thuốc uống cũng có thể kéo dài thới gian sống.
12. Viêm gan B có thể dự phòng không?
Có. Viêm gan B có thể dự phòng bằng cách tiêm vaccin.
Tài liệu tham khảo
3. Prevalence of hepatitis B & hepatitis C virus infections in potential blood donors in rural Vietnam http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22885267
4. Centers for Disease Control and Prevention. Hepatitis B information for health professionals http://www.cdc.gov/hepatitis/hbv/
5. Regression of cirrhosis during treatment with tenofovir disoproxil fumarate for chronic hepatitis B: a 5-year open-label follow-up study.http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23234725
6. Meta-analysis: oral anti-viral agents in adults with decompensated hepatitis B virus cirrhosis http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1365-2036.2011.04990.x/abstract;jsessionid=8B573A9CC90664F305E8F0DCAE937D43.f01t03
7. Study of Liver Diseases (AASLD) Practice Guidelines for Management of Chronic Hepatitis B http://www.aasld.org/sites/default/files/guideline_documents/ChronicHepatitisB2009.pdf
No comments :
Post a Comment