Saturday, October 4, 2014

HƯỚNG DẪN ĐỌC ĐIỆN TÂM ĐỒ TRẦN ĐỖ TRINH

Tạp chí News Week đăng ảnh GS, TS Trần Đỗ Trinh
phát biểu tại Đại hội Tim mạch ASEAN lần thứ 12 (Phi-líp-pin 1998).
Hướng dẫn đọc điện tâm đồ là quyển sách gối đầu giường cho rất nhiều thế hệ sinh viên y khoa, tuy sách đã tái bản nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên giá trị. Sách viết những vấn đề căn bản thích hợp cho sinh viên y khoa năm 3 - 4. Tác giả sách là GS. TS. Trần Đỗ Trinh, người nghiên cứu ECG bài bản đầu tiên ở Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn.
Link tải http://www.oni.vn/Qiu9C



Nhận công tác ở Bệnh viện Bạch Mai một thời gian, bác sĩ Trần Đỗ Trinh đã được phân công báo cáo bệnh án một bệnh nhân bị hẹp van tim hai lá trong một cuộc hội chẩn quốc tế tại Bệnh viện Việt - Đức do GS Viện trưởng Tôn Thất Tùng chủ trì. Sau khi nghe trình bày bệnh án, cuộc hội chẩn đã kết luận "có chỉ định phẫu thuật".


GS Tôn Thất Tùng là người mổ thành công ca mổ tim đầu tiên này ở Việt Nam năm 1958, được thế giới ca ngợi vì nó được thực hiện trước nhiều nhà y học các nước khác trên toàn cầu, chỉ sau ca mổ đầu tiên trên thế giới năm 1948 của giáo sư ở Bai-lây (Bailey, Mỹ) 10 năm.
Từ khi bác sĩ Trần Đỗ Trinh còn làm bác sĩ rồi Trưởng phòng điều trị Bệnh viện Bạch Mai, ông luôn tận tâm tận lực vì người bệnh. Năm 1960, sau khi về Viện hai năm ông đã tổ chức một công trình điều tra huyết áp cho hơn 10.000 người.
Thời gian này, kiến thức điện tâm đồ (ĐTĐ) còn đơn giản. Bác sĩ Trần Đỗ Trinh đã dày công nghiên cứu trên các bản ĐTĐ ghi được của hàng trăm bệnh nhân để thực hiện các công trình nghiên cứu, rồi từ đó biên soạn nhiều cuốn sách về ĐTĐ xuất bản đầu tiên từ năm 1963, góp phần làm ĐTĐ trở thành một thường quy đặc biệt quan trọng trong lâm sàng.
Kỹ thuật sốc điện đưa dòng điện 7.000V vào lồng ngực bệnh nhân loạn nhịp tim, lúc đầu chưa được mọi người đồng tình vì sợ nguy hiểm. Mãi tới năm 1973 sau báo cáo tổng kết của nhóm bác sĩ Trần Đỗ Trinh, Vũ Văn Đính, Hàn Thành Long, Nguyễn Ngọc Tước, công trình mới được đánh giá cao và được khen thưởng.
Việc cấy máy tạo nhịp tim vào cơ thể bệnh nhân bị loạn nhịp tim do nhóm các bác sĩ Vũ Văn Đính, Trần Đỗ Trinh, Đặng Hanh Đệ thực hiện năm 1973 đã đưa việc điều trị bệnh loạn nhịp tim đến một thành công tốt đẹp hơn.
Năm 1972, Bộ Y tế và Bệnh viện Bạch Mai đã quyết định thành lập Khoa Tim mạch đầu ngành do bác sĩ Trần Đỗ Trinh làm chủ nhiệm.
Cuối năm đó, tối 18-12-1972, giặc Mỹ dùng máy bay B.52 đánh vào trung tâm Hà Nội. Theo kế hoạch đã định, bác sĩ Trần Đỗ Trinh đạp xe, vượt bom đạn đến thẳng Bệnh viện Bạch Mai. Tuy là bác sĩ nội nhưng Trần Đỗ Trinh vẫn tận tụy suốt đêm, ngày trên các bàn mổ. Chưa ăn xong bữa trưa thì báo động tiếp. Lần này Bệnh viện Bạch Mai đã là mục tiêu bắn phá của B.52 Mỹ. Bom rơi trúng các khoa Xét nghiệm, phòng Dược, phòng khám Đa khoa, Viện Tai Mũi Họng, bốt điện.
Bác sĩ Trần Đỗ Trinh kể lại:
- Thời gian này, một số bác sĩ, nhân viên và bệnh nhân đã phải chuyển ra vùng Vân Đình và một số nơi khác ở ngoại ô Hà Nội. Những bác sĩ, công nhân viên ở lại, hầu hết phải ăn ngủ, trực tại bệnh viện để cứu chữa thương binh, bệnh binh và những người bị nạn. Chiều tối ngày 21-12-1972, tôi vừa giảng bài, truyền đạt một số kinh nghiệm cứu chữa bệnh cho một số sinh viên Trường Đại học Y thực tập ở bệnh viện thì lại còi báo động. Anh chị em Khoa Tim mạch chúng tôi vừa xuống hầm thì một lần nữa Bệnh viện Bạch Mai bị oanh tạc. Lần này chính căn hầm dưới khoa chúng tôi bị trúng bom B.52. Trong số 25 bác sĩ, sinh viên, công nhân viên tại khoa trong hầm lúc đó thì 11 người đã hy sinh.
Sau 12 ngày đêm chiến đấu chống B.52 Mỹ hồi đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các đồng chí Lê Đức Thọ, Tố Hữu, Trần Duy Hưng, vợ chồng Quốc trưởng Cam-pu-chia Nô-rô-đôm Xi-ha-núc cùng nhiều phái đoàn quốc tế khác đã đến thăm nơi cứu chữa thương binh, nạn nhân và những nơi bị máy bay giặc Mỹ tàn phá trong bệnh viện.
Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, bác sĩ Trần Đỗ Trinh nhận quyết định làm Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, được phong Giáo sư, Thầy thuốc ưu tú rồi Thầy thuốc nhân dân, nhiều nhiệm kỳ là Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, đã có công đưa Hội Tim mạch Việt Nam gia nhập Liên đoàn Tim mạch Thế giới (WHF) và Liên đoàn Tim mạch ASEAN (AFC). Ông là người Việt Nam đầu tiên được bầu làm thành viên Tim mạch học Hoa Kỳ.

GS Trần Đỗ Trinh đã được mời tham gia nhiều cuộc hội nghị và Hội thảo khoa học trên thế giới, tham gia đào tạo hàng nghìn sinh viên, bác sĩ chuyên khoa, tiến sĩ trong và ngoài nước, đã viết được hơn 100 đề tài khoa học về tim mạch được công bố trên các sách báo và nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác.
Năm 2008, kỷ niệm 100 năm thành lập trường Bưởi - Chu Văn An, một bạn đã đưa Trần Đỗ Trinh xem cuốn sổ lưu niệm có bút tích của anh ghi từ tháng 1-1950, lúc chia tay các thầy, bạn trường Trung học Chuyên khoa Kháng chiến Chu Văn An lên đường đi chiến đấu, trong đó có câu: "Hẹn sẽ gặp lại nhau ở Xoóc-bon (Sorbonne)". Cô bạn hỏi:
- Trinh viết câu này trong lúc chúng ta gạo, sắn không đủ ăn, áo không đủ mặc. Nhiều bạn cho là quá mơ mộng. Thế sau này đã có lần nào Trinh đến Xoóc-bon?
- Mình đã hơn một lần đến Trường Đại học Xoóc-bon, nhìn ngắm chân dung những nhà bác học của Xoóc-bon trong gần 800 năm qua cống hiến cho nhân loại và giảng dạy cho nhiều sinh viên khắp toàn cầu biết bao kiến thức đầy uy quyền và sức mạnh. Và mình biết có một số bạn học Trường Bưởi - Chu Văn An chúng ta cũng đã tới đó...
Từ khi còn là một học sinh, sinh viên cho đến khi ra trường, công tác, tham gia chiến đấu, Trần Đỗ Trinh luôn là một người ham học và học giỏi về nhiều mặt, luôn nhiệt tình tận tụy hết lòng vì sự nghiệp y tế, vì người bệnh, luôn hoàn thành tốt mọi việc mà anh đảm nhiệm, luôn lãng mạn, yêu đời và có nhiều hoài bão lớn. Những đức tính ấy đã góp phần mang đến những thành công trong cuộc đời hoạt động của ông.
Đã bước vào tuổi 80 nhưng GS Trần Đỗ Trinh vẫn giữ được những đức tính vốn có trước đây, vẫn chịu khó tiếp tục nghiên cứu viết nhiều tài liệu đóng góp cho những hoài bão mà ông hằng đam mê theo đuổi, vẫn luôn giữ được những quan hệ thân tình với bạn bè, người thân và nơi ông sinh sống ở Thái Hà, Hà Nội.
Theo cpd.vn

Friday, October 3, 2014

DƯỢC THƯ QUỐC GIA VIỆT NAM - MỘT DƯỢC ĐIỂN QUÝ GIÁ

Dược thư quốc gia mới được bổ sung 200 chuyên luận, nâng tổng số lên 700 chuyên luận, mỗi chuyên luận dành cho một thuốc thường dùng.
Ngoài ra, Dược thư quốc gia có 20 chuyên luận chung giới thiệu những vấn đề tổng quát như cách dùng thuốc, tác dụng không mong muốn của thuốc, nguyên tắc sử dụng thuốc cho trẻ em, tương tác, ngộ độc thuốc và cách giải độc, dị ứng và xử trí.
Dược thư quốc gia được các chuyên gia về dược học biên soạn công phu nên rất có giá trị trong quá trình điều trị và sử dụng thuốc hằng ngày.

Wednesday, October 1, 2014

KINH NGHIỆM DOWNLOAD MIỄN PHÍ BÀI BÁO KHOA HỌC TRÊN CÁC TẠP CHÍ Y KHOA


Vào năm cuối y khoa, khi chuẩn bị làm đề tài tốt nghiệp thì việc quan trọng đầu tiên là tìm được tài liệu tham khảo. Trên trang Pubmed có hàng triệu bài viết y khoa, tuy nhiên những bài có giá trị thường tính phí. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu những kinh nghiệm lấy những bài báo fulltext miễn phí của nhóm sinh viên ĐHYD TP.HCM.

Bước 1:
Kiểm tra file có cho tải miễn phí không? Trên Pubmed luôn luôn có mục link bài báo gốc, một số sẽ cho tải bài báo miễn phí (free full text).

Kế tiếp vào Google Scholar search "title" của bài báo link download fulltext bài báo có thể thấy trong ô màu đỏ từ nguồn gốc của bài báo hay từ thư viện của trường bạn (ô xanh).

Nếu vẫn chưa có bạn search "tựa bài báo" AND PDF trên google, hay "tựa bài báo" ANDResearchgate. Nếu tác giả upload bài báo bạn sẽ thấy chữ download, nếu không, bạn có thể yêu cầu tác giả gởi cho bạn bài báo thông qua Researchgate account bằng cách click vào request. Một người làm nghiên cứu khoa học nên có account của Researchgate, nó khá có ích như facebook, bạn có thê hỏi về method, bất kỳ lĩnh vực nghiên cứu gì trên đó.

Bước 2: nếu bài báo không free, bạn vào trang sau: http://gen.lib.rus.ec/. Nhập mã DOI vào ô Scientific để tìm. Số DOI này bạn có thể thấy trên trang abstract của bài báo trên Pubmed (hình bên dưới).

Bước 3: nếu vẫn không có link bài báo, bạn vào http://sci-hub.org/. Nhập vào ô tìm kiếm link gốc của bài báo (nhớ là link gốc không phải link pubmed). Nếu may mắn bạn sẽ được tải file bài báo ngay, nếu không thì trang web dẫn bạn tới trang bài báo gốc, bạn tìm nút Download nhấn vào thì có khả năng sẽ tải được bài báo.

Bước 4: Nếu tự tìm không được, các bạn vào các group facebook như:https://www.facebook.com/profile.php?id=188053074599163 (nhóm tải báo), https://www.facebook.com/profile.php?id=461175494012327 (nhóm tải tài liệu khoa học) post link bài báo để xin.

Các nhóm quốc tế khác:

Lưu ý: nếu bạn không tự tìm trước trên gen.lib hoặc sci-hub, những người trên group này sẽ không giúp các bạn tải đâu.

 Bước 4: Nếu bạn vẫn chưa tìm được bài báo, bạn có thể gởi email trực tiếp tới tác giả, bạn nên dùng account yahoo hay google email khoảng 20-30% các tác giả sẽ gởi bài cho bạn nếu bài báo xuất bản gần đây (sau 2000).


Bước 5: Bạn mua báo từ thư viện trường của bạn, đôi khi họ làm biếng và bảo không có, bạn tìm thư viện nào đó có bài báo, bạn có thể kiếm người Việt nào đó copy giùm cho bạn.

Trên đây chỉ là kinh nghiệm ít ỏi mà nhóm mình có được. Mọi người nếu có các phương pháp khác thì giới thiệu cho các bạn khác nữa nhé. Cảm ơn các anh chị và các bạn.

Vào Google Scholar search "title" của bài báo link download fulltext bài báo có thể thấy trong ô màu đỏ từ nguồn gốc của bài báo hay từ thư viện của trường bạn (ô xanh).Vào Google Scholar search "title" của bài báo link download fulltext bài báo có thể thấy trong ô màu đỏ từ nguồn gốc của bài báo hay từ thư viện của trường bạn (ô xanh).
Vào Researchgate: Nếu tác giả upload bài báo bạn sẽ thấy chữ download, nếu không, bạn có thể yêu cầu tác giả gởi cho bạn bài báo thông qua Researchgate account bằng cách click vào request.Vào Researchgate: Nếu tác giả upload bài báo bạn sẽ thấy chữ download, nếu không, bạn có thể yêu cầu tác giả gởi cho bạn bài báo thông qua Researchgate account bằng cách click vào request.

Trần Tiểu Tiên (ĐH Y Dược TPHCM), Nguyễn Phước Long (ĐH Y Dược TPHCM),
Nguyễn Tiến Huy (ĐH Nagasaki)

HEART MURMURS NGHE ÂM THỔI TIẾNG TIM

  • ERIC STRONG
  • Resident, Stanford University, Internal Medicine (2006)
  • Intern, Stanford University, Internal Medicine (2004)
  • M.D., New York University, Medicine (2003)
  • B.S., Massachusetts Institute of Technology, Biology (1998)
Nghe âm thổi trong tiếng tim là phương pháp đánh giá các bệnh lý ở tim quan trọng trên lâm sàng. Bài giảng của TS. BS. Eric Strong Đại học Standford rất đầy đủ, nhiều khía cạnh giúp ích rất nhiều trong thực hành lâm sàng, tác giả đưa ra ví dụ, có âm thanh và phân tích từng ví dụ cụ thể giúp các sinh viên y khoa dễ dàng nắm được vấn đề khó mà quan trọng này.


Bác sĩ A Di

Friday, September 26, 2014

MUỐN GIỎI Y KHOA PHẢI HIỂU LỊCH SỬ Y KHOA

Nếu không hiểu quá khứ, bạn sẽ không hiểu hiện tại. Và chỉ khi đã hiểu tường tận quá khứ và hiện tại, bạn mới có thể dự đoán được tương lai.

Đi vào lịch sử y khoa bạn sẽ tiếp nhận, gắn bó với những bậc danh y, những thầy thuốc tận tâm từ đó bạn sẽ được tiếp thêm nguồn cảm hứng, an ủi, và rước lấy những ngọn đuốc truyền thừa qua nhiều thế hệ.
Học lịch sử y khoa giúp bác sĩ biết khiêm tốn và tôn trọng ý kiến người khác. Bởi vì, để tìm ra một quy luật, một giả thiết về bệnh tật người thầy thuốc phải trải qua một quá trình gian khổ, có khi bỏ cả một cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp y khoa mà không được biết đến, mãi đến hàng thế kỷ sau mới được công nhận.

Học lịch sử y khoa giúp bác sĩ hoàn thiện và phong phú thêm vốn hiểu biết; đó là một trong những yếu tố căn bản để xây dựng một khối văn hoá rất cần thiết cho con người thầy thuốc chân chính.


PHÁC ĐỒ NHI KHOA BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

Phác đồ nhi khoa bệnh viện nhi đồng 1 là quyển phác đồ nổi tiếng nhất trong nhi khoa, với các bệnh lý phong phú và thiết thực. Thuận tiện cho sinh viên y khoa đi lâm sàng, trực gác và các bác sĩ điều trị. Nói chung là sách rất hay!


Link tải:https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1coWUlZWnVSTzd0Wnc/view?usp=sharing

Thursday, September 25, 2014

BÀI GIẢNG SẢN PHỤ KHOA ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Xin trân trọng trọng giới thiệu loạt bài giảng sản phụ khoa đầy súc tích của đại học Y Hà Nội. Bài giảng này rất thich hợp để ôn tập cho các kỳ thi hoặc đi lâm sàng. Chúc các bạn tìm được nhiều điều bổ ích từ loạt bài giảng này.
Bác sĩ A Di
Link tải: http://www.oni.vn/NbVP1