Wednesday, October 1, 2014

HEART MURMURS NGHE ÂM THỔI TIẾNG TIM

  • ERIC STRONG
  • Resident, Stanford University, Internal Medicine (2006)
  • Intern, Stanford University, Internal Medicine (2004)
  • M.D., New York University, Medicine (2003)
  • B.S., Massachusetts Institute of Technology, Biology (1998)
Nghe âm thổi trong tiếng tim là phương pháp đánh giá các bệnh lý ở tim quan trọng trên lâm sàng. Bài giảng của TS. BS. Eric Strong Đại học Standford rất đầy đủ, nhiều khía cạnh giúp ích rất nhiều trong thực hành lâm sàng, tác giả đưa ra ví dụ, có âm thanh và phân tích từng ví dụ cụ thể giúp các sinh viên y khoa dễ dàng nắm được vấn đề khó mà quan trọng này.


Bác sĩ A Di

Friday, September 26, 2014

MUỐN GIỎI Y KHOA PHẢI HIỂU LỊCH SỬ Y KHOA

Nếu không hiểu quá khứ, bạn sẽ không hiểu hiện tại. Và chỉ khi đã hiểu tường tận quá khứ và hiện tại, bạn mới có thể dự đoán được tương lai.

Đi vào lịch sử y khoa bạn sẽ tiếp nhận, gắn bó với những bậc danh y, những thầy thuốc tận tâm từ đó bạn sẽ được tiếp thêm nguồn cảm hứng, an ủi, và rước lấy những ngọn đuốc truyền thừa qua nhiều thế hệ.
Học lịch sử y khoa giúp bác sĩ biết khiêm tốn và tôn trọng ý kiến người khác. Bởi vì, để tìm ra một quy luật, một giả thiết về bệnh tật người thầy thuốc phải trải qua một quá trình gian khổ, có khi bỏ cả một cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp y khoa mà không được biết đến, mãi đến hàng thế kỷ sau mới được công nhận.

Học lịch sử y khoa giúp bác sĩ hoàn thiện và phong phú thêm vốn hiểu biết; đó là một trong những yếu tố căn bản để xây dựng một khối văn hoá rất cần thiết cho con người thầy thuốc chân chính.


PHÁC ĐỒ NHI KHOA BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

Phác đồ nhi khoa bệnh viện nhi đồng 1 là quyển phác đồ nổi tiếng nhất trong nhi khoa, với các bệnh lý phong phú và thiết thực. Thuận tiện cho sinh viên y khoa đi lâm sàng, trực gác và các bác sĩ điều trị. Nói chung là sách rất hay!


Link tải:https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1coWUlZWnVSTzd0Wnc/view?usp=sharing

Thursday, September 25, 2014

BÀI GIẢNG SẢN PHỤ KHOA ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Xin trân trọng trọng giới thiệu loạt bài giảng sản phụ khoa đầy súc tích của đại học Y Hà Nội. Bài giảng này rất thich hợp để ôn tập cho các kỳ thi hoặc đi lâm sàng. Chúc các bạn tìm được nhiều điều bổ ích từ loạt bài giảng này.
Bác sĩ A Di
Link tải: http://www.oni.vn/NbVP1















Thursday, September 18, 2014

GIÁO TRÌNH TAI MŨI HỌNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

Giáo trình Tai mũi họng 
Đại hoc Y Dược Huế
Dành cho đối tượng Bác sĩ đa khoa
Những kiến thức thông thường về chuyên khoa TMH bắt buộc tất cả mọi Thầy thuốc tương lai dù ở lĩnh vực chuyên môn nào trong Y khoa cũng đều phải học. Những kiến thức cơ bản đó, trước hết giúp cho các Thầy thuốc làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu (CCSKBĐ) trong cộng đồng, ngoài ra có thể biết cách khám, điều trị một số bệnh thường gặp và gửi kịp thời các bệnh nặng khác về TMH. 

Bộ môn TMH biên soạn tập giáo trình điện tử: “Giáo trình TAI MŨI HỌNG” làm tài liệu giảng dạy đào tạo Bác sĩ Đa khoa. Giáo trình gồm 30 tiết với các chủ đề và số tiết đã được thống nhất ở Hội nghị liên trường của tất cả 8 trường đại học Y khoa toàn quốc.



Wednesday, September 17, 2014

BÀI GIẢNG POWERPOINT GIẢI PHẪU HỌC - TS. PHẠM ĐĂNG DIỆU

Xin trân trọng giới thiệu loạt bài giảng của thầy Phạm Đăng Diệu đến những ai đam mê giải phẫu hoặc muốn ôn thi đại học và sau đại học.



https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1coOU83QzZtT3hzYjA/view?usp=sharing

https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1cobW5iV21PSUh5SWs/view?usp=sharing

https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1coeVA0RG81Um4wbXM/view?usp=sharing

https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1coLUR3clhQSnpnNTQ/view?usp=sharing

https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1coblRiTGVSQUhqd0U/view?usp=sharing

Những ai lần đầu tiếp xúc với giải phẫu học sẽ không khỏi bỡ ngỡ bởi sự rối rắm của cơ thể người. Nào là đường đị của các mạch máu, chi phối của dây thần kinh, vị trí các cơ...
Tuy nhiên, với trình độ sư phạm tuyệt vời và kinh nghiệm giảng dạy giải phẫu học của mình, TS. Phạm Đăng Diệu đã sáng tạo ra những bài giảng cực kỳ dễ hiểu không những cho sinh viên y khoa năm nhất mới học giải phẫu mà cả những bác sĩ mới ra trường.
                                       

                        





XỬ TRÍ BỆNH ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC - TÓM TẮT KHUYẾN CÁO NĂM 2014 CỦA HỘI TIM MẠCH CANADA

Nguồn Canadian Journal of Cardiology 2014 (30) 577-589
Dich bởi chuyên đề tim mạch học (Hội tim mạch TP.HCM)
Download bản tiếng Anh: http://www.oni.vn/XfFCo

Ngưỡng kích thước cho can thiệp phình ĐM chủ ngực chương trình:
1.      Chúng tôi khuyến cáo việc quyết định can thiệp cho dự phòng ĐM chủ nên cá thể hóa, kết hợp những yếu tố liên quan với bệnh và những yếu tố liên quan đến bệnh nhân (khuyến cáo mạnh, mức chứng cứ trung bình).
Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nguy cơ biến chứng ĐM chủ và nguy cơ can thiệp phẫu thuật được trình bày trong bảng 1. Khi không chắc chắn trong quyết định, bệnh nhân nên được đưa đến các chuyên gia về xử trí bệnh ĐM chủ để xem xét can thiệp phẫu thuật.


Ngưỡng kích thước để xem xét cho can thiệp ĐM chủ đã giảm trong những năm gần đây, vì can thiệp chương trình đã giúp làm giảm bệnh suất và tử suất. Trong những trung tâm có kinh nghiệm, tỉ lệ tử vong của những sửa chữa chương trình cho phình ĐM chủ đoạn lên và gốc ĐM chủ chỉ khoảng 1%. Phình liên quan quai ĐM chủ và ĐM chủ ngực đoạn xuống có nguy cơ tử suất và biến chứng thần kinh cao hơn. Nghiên cứu sổ bộ IRAD (International Registry of Aortic Dissection) và những dữ liệu khác đã đưa đến câu hỏi ngưỡng hiện tại 5.5 cm cho phình ĐM chủ lên còn thích hợp?, bởi vì đường kính trung vị ở những bệnh nhân bóc tách ĐM chủ tip A và B thấp hơn 5.5 cm. Với ngưỡng can thiệp 5.5 cm, hơn ½ bóc tách ĐM chủ tip A không được ngăn ngừa. Tuy nhiên số bệnh nhân trong quần thể chung với đường kính ĐM chủ giữa 5.0–5.5 cm chiếm tỉ lệ lớn và tỉ lệ biến chứng của chúng hằng năm lại chưa được biết rõ.
2.      Chúng tôi khuyến cáo can thiệp phẫu thuật phình ĐM chủ ngực nên xem xét về căn nguyên và vị trí giải phẫu vì sẽ có ảnh hưởng đến chỉ định như trong bảng 2 (khuyến cáo mạnh, mức chứng cứ trung bình).
Những khác cần xem xét:
Bên cạnh ngưỡng kích thước, những yếu tố sau nên xem xét cẩn thận cho can thiệp ĐM chủ:
a)      Có triệu chứng: một số ít bệnh nhân sẽ có triệu chứng chèn ép, giảm tưới máu hoặc đau. Tất cả những triệu chứng này thường đi kèm với kết cục xấu và can thiệp phẫu thuật nên xem xét ở tất cả những bệnh nhân phình ĐM chủ có triệu chứng bất kể kích thước là bao nhiêu.
b)      Giả phình: giả phình ĐM chủ ngực thứ phát sau chấn thương, phẫu thuật ĐM chủ trước đây, thủ thuật catheter, hoặc trong những trường hợp bị thâm nhập loét mảng xơ vữa. Tần suất vỡ giả phình ĐM chủ chưa được biết. Can thiệp phẫu thuật có thể xem xét khi tổng đường kính ĐM chủ (bao gồm ĐM chủ tự nhiên và giả phình) đạt tiêu chuẩn trong bảng 2 hoặc nnếu giả phình có đường kính lớn nhất > 2 cm.
c)      Tốc độ tiến triển: tốc độ tiến triển điển hình của phình ĐM chủ là 0.1 cm/năm. Phình tiến triển nhanh ( tăng đường kính > 0.5 cm/năm) không thường gặp nhưng thường đi kèm với tăng biến chứng ĐM chủ. Can thiệp phẫu thuật nên được xem xét khi phình ĐM chủ tiến triển nhanh bất kể đường kính tuyệt đối của đoạn phình.
d)     Phẫu thuật tim kết hợp: can thiệp phẫu thuật nên được xem xét ở những bệnh nhân có chỉ định mổ tim nhưng ĐM chủ lên dãn chỉ ở mức trung bình (> 4.5 cm) nhằm làm giảm nguy cơ bóc tách, vỡ và tránh 1 phẫu thuật nguy cơ cao hơn trong tương lai.
e)      Chỉ số về kích cỡ bệnh nhân: ĐM chủ ngực bình thường sẽ có kích thước nhỏ hơn ở phụ nữ, những cá nhân có dáng người thấp bé hoặc ở vài hội chứng di truyyền (như hội chứng Turner). Trong những cá thể này, kích thước ĐM chủ ( đường kính ĐM chủ tối đa/ diện tích cơ thể) > 2.75 cm/m2  là chỉ số cho tiên lượng sẽ bị biến chứng ĐM chủ trong tương lai.
3.      Chúng tôi khuyến cáo những bệnh nhân có bệnh ĐM chủ phức tạp và có lợi ích từ những kỷ thuật can thiệp mới nên liên hệ với những đội có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực  tiếp cận này. (khuyến cáo có điều kiện, mức bằng chứng thấp)
a)      Sữa chữa phình ĐM chủ ngực qua can thiệp nội mạch(TEVAR-Thoracic Endovascular Aneurysm Repair): so với sửa chữa bằng PT hở, TEVAR làm giảm bệnh suất và tử suất quanh PT, nhưng nhu cầu tái can thiệp cao hơn và vẫn còn nguy cơ tử vong liên quan với phình muộn và kết cục lâu dài. Măc dù TEVAR sử dụng chủ yếu cho ĐM chủ ngực đoạn xuống và là tiếp cận thay thế PT bệnh quai ĐM chủ ở những bệnh nhân nguy cơ cao. Điều trị bằng PT là chăm sóc chuẩn cho ĐM lên. Bóc tách ĐM chủ ngực tip B không biến chứng điều trị chủ yếu là nội khoa, PT chỉ đặt ra trong trường hợp có biến chứng như giảm tưới máu (thận, tạng hoặc các chi), vỡ hoặc lan rộng nhanh. Trong nghiên cứu IRAD, điều trị TEVAR cho bóc tách ĐM chủ tip B có biến chứng làm giảm tử suất và biến chứng hơn là can thiệp PT hở. Trong những trường hợp bóc tách tip B không biến chứng, nghiên cứu INSTEAD không chỉ ra được bất kỳ thuận lợi nào của TEVAR về tiên lượng ngắn hạn, tuy nhiên khi theo dõi lâu dài cùng với điều trị nội khoa tối ưu, TEVAR đã làm cải thiện sống còn 5 năm chuyên biệt cho ĐM chủ và làm chậm tiến triển của bệnh.
b)      Phẫu thuật sửa chữa ĐM chủ nhưng bảo tồn van ĐM chủ: Những bệnh nhân phình gốc ĐM chủ có hoặc không kèm bệnh van ĐM chủ được điều trị cổ điển với thay 1 bộ gồm gốc ĐM chủ, van ĐM chủ và cắm lại ĐMV (thủ thuật Bentall). Tuy nhiên phẫu thuật gốc ĐM chủ với bảo tồn van cũng có tiên lượng tốt qua > 15 năm theo dõi từ các nghiên cứu quan sát lâu dài đã giúp hạn chế được nguy cơ lâu dài của việc thay van cơ học, lợi ích này rõ nhất ở những bệnh nhân còn trẻ.
Trong những bệnh nhân bị hội chứng ĐM chủ cấp:
4.      Chúng tôi khuyến cáo CT là test hình ảnh học ban đầu được ưa chuộng (khuyến cáo mạnh, mức bằng chứng trung bình)
5.      Chúng tôi đề nghị siêu âm tim qua thực quản là 1 thay thế thích hợp cho CT trong các trường hợp sau: CT chưa xác định được, khi không thể vận chuyển để chụp CT vì huyết động không ổn định, siêu âm tim qua thực quản trong lúc mổ khi 1 mảnh bóc tách đã được nhìn thấy từ siêu âm qua thành ngực ban đầu (khuyến cáo có điều kiện, mức bằng chứng trung bình).
Hình ảnh ĐM chủ gốc và phần gần đoạn lên tại cuối thì tâm trương là 1 phần trong thủ thuật của siêu âm tim qua thành ngực chuẩn. Siêu âm tim qua thực quản hơn siêu âm qua thành ngực trong quan sát ĐM chủ ngực và có vai trò quan trong trong bối cảnh mà CT hoặc MRI không sẵn có hoặc không thể thực hiện được như trong phòng mổ hoặc phòng hồi sức. tiêu chuẩn cho chẩn đoán bóc tách ĐM chủ cấp trên siêu âm tim qua thành ngực hoặc thực quản là: (1) phất phơ của lớp áo trong hoặc bóc tách được nhìn thấy qua nhiều mặt cắt, (2) vận động độc lập của dải phất phơ áo trong và (3) dòng màu khác biệt trong lòng thật và lòng giả 
6.      Chúng tôi đề nghị MRI đặc trưng cho máu tụ nội thành mạch máu cấp khi mà CT còn chưa rõ (khuyến cáo có điều kiện, mức bằng chứng thấp)
Trong những bệnh nhân có chỉ định can thiệp, về việc khảo sát ĐM chủ chúng tôi đề nghị:
7.      Sử dụng CT hoặc MRI để khảo sát toàn bộ ĐM chủ ngực cho kế hoạch trước mổ (khuyến cáo có điều kiện, mức bằng chứng trung bình).
8.      Cho theo dõi sau khi sửa chữa ở những bệnh nhân không có bệnh ĐM chủ tồn lưu, sử dụng CT hoặc MRI để khảo sát toàn bộ ĐM chủ ngực ít nhất mỗi 3-5 năm sau sửa chữa (khuyến cáo có điều kiện, mức bằng chứng thấp).
9.      MRI nên là test chọn lựa đẩu tiên nếu việc đánh giá lặp lại này được thực hiện ở người < 50 tuổi (khuyến cáo có điều kiện, mức bằng chứng thấp).
10.  Nếu dãn ĐM chủ chỉ ở gốc ĐM chủ hoặc ĐM chủ lên đoạn gần, siêu âm qua thành ngực là 1 biện pháp thay thế hợp lý, sia6u âm qua thực quản chỉ trong trường hợp hình ảnh siêu âm qua thành ngực không thể chẩn đoán (khuyến cáo có điều kiện, mức bằng chứng thấp).
Điều trị nội khoa và dự phòng:
11.  Chúng tôi khuyến cáo điều trị thuốc THA cho bệnh ĐM chủ nhằm đạt đích HA < 140/90 mmHg, hoặc < 130/80 mmHg ở những bệnh nhân ĐTĐ nhằm giảm nguy cơ NMCT, đột quị, suy tim và tử vong tim mạch (khuyến cáo mạnh, mức bằng chứng trung bình).
Mặc dù không có thử nghiệm lâm sàng nào hỗ trợ cho mức đích HA thấp hơn (như < 120/80 mmHg), nhưng việc điều trị tích cực là hợp lý dựa trên những lý do về sinh lý và những yếu tố chuyên biệt của bệnh nhân như loại bệnh ĐM chủ, tiền sử cá nhân hoặc gia đình có hội chứng ĐM chủ cấp, đột tử, phình ĐM chủ tiến triển dù điều trị nội, hoặc sở thích của bệnh nhân. Hiện tại vẫn chưa có thử nghiệm lâm sàng nào hỗ trợ cho việc đơn trị thuốc này hơn thuốc khác ở bất kỳ dạng nào của bệnh ĐM chủ
12.  Chúng tôi khuyến cáo ức chế bhoặc chẹn thụ thể angiotensin cho bệnh nhân hội chứng marfan nhằm giảm tần suất dãn ĐM chủ. Nếu dung nạp, chúng tôi khuyến cáo xem xét điều trị thêm vào (UCMC, chẹn thụ thể angiotensin, hoặc ức chế b) cho những bệnh nhân hội chứng marfan nhằm làm giảm tần suất dãn ĐM chủ (khuyến cáo mạnh, mức bằng chứng thấp)
13.  Chúng tôi khuyến cáo bệnh nhân với bệnh ĐM chủ cần đánh giá các YTNC cho XVĐM và cải thiện các YTNC này như khuyến khích tập luyện, thay dổi chế độ ăn, cai thuốc lá hoặc điều trị thuốc theo các khuyến cáo hiện hành (khuyến cáo mạnh, mức bằng chứng thấp)
14.  Chúng tôi đề nghị những bệnh nhân với bệnh ĐM chủ nên tránh những tập luyện tương ứng và có tính đối kháng hay cạnh tranh mạnh (khuyến cáo mạnh, mức bằng chứng thấp).
15.  Chúng tôi đề nghị những bệnh nhân với bệnh ĐM chủ nên tránh lái xe cá nhân nếu đường kính ĐM chủ lên > 6.0 cm hoặc đường kính ĐM chủ xuống > 6.5 cm, và hạn chế việc lái xe mang tính thương mại nếu đường kính ĐM chủ lên > 5.5 cm hoặc đường kính ĐM chủ xuống > 6.0 cm (khuyến cáo có điều kiện, mức bằng chứng thấp).
16.  Chúng tôi đề nghị bệnh nhân sau sửa chữa ĐM chủ, có thể quay trở lại lái xe cá nhân sau 6 tuần và lái xe mang tính thương mại sau 3 tháng (khuyến cáo có điều kiện, mức bằng chứng thấp).
Nguồn Canadian Journal of Cardiology 2014 (30) 577-589
Dich bởi chuyên đề tim mạch học (Hội tim mạch TP.HCM)