Thursday, December 24, 2015

LIỆT DÂY THẦN KINH VII

  1.  ĐẠI CUƠNG
    1. Dây VII là dây hỗn hợp : vận động, cảm giác, thực vật, dinh dưỡng và phản xạ
    2. Đường đi : dây VII từ rảnh hành - cầu đi ra ngoài và chia thành 03 đoạn là 
      1. Trong sọ
      2. Trong xương đá (từ lỗ tai trong --> lỗ tram chũm) và 
      3. Ngoài xương đá ==> chia 02 nhánh : 1. Nhánh thái dương - mặt ở trên chi phối nhóm cơ trán, cơ mày và cơ vòng mi. 2. Nhánh cổ - mặt ở dưới chi phối cơ vòng miệng, nhóm cơ mặt dưới
    3. Khác với các dây tk sọ khác, dây VII còn chịu sự chi phối của vỏ não. Nên khi có tổn thương dây VII người ta phân biệt tổn thương đó là ngoại biên (từ nhân trở xuống) hay trung ương ( tổn thương trên nhân)
  2. BIỂU HIỆN LIỆT VII TW & NB
    1. LIỆT VII NB. Mất cân đối 02 bên mặt, bên liệt sẻ thấy :
      • Mặt
        • Trạng thái tĩnh : mất nếp nhăn ,mặt bất động và bị kéo về bên lành, má xệ xuống,...
        • Trạng thái động : mất khả năng nhăn trán, phồng má, chu môi,...
      • Mắt 
        • Mắt nhắm không kín (Lagophthamus)
        • Charles - Bell (+) : khi nhắm mắt mắt không kín đồng thời nhãn cầu di chuyển lên trên và ra ngoài
        • Negro (+) : Khi nhắm mắt và nhìn lên trên đồng tử bên tổn thương cao hơn bên lành.
        • Dấu Pierre Marie - Foix (+) : dùng để phát hiện liệt VII trên bệnh nhân hôn mê, bằng cách ấn vào 02 góc hàm / giật tóc mai bệnh nhân sẻ nhăn mặt ==> phát hiện liệt VII
    2. LIỆT VII TW
      • Chỉ liệt 1/4 dưới của mặt
      • Không có dấu Charles - Bell
    3. PHÂN BIỆT LIỆT VII NB & TW
      • LIỆT VII
        NGOẠI BIÊN
        TRUNG ƯƠNG
        Bên biểu hiện
        Toàn bộ ½ mặt cùng bên tổn thương
        ¼ dưới đối bên tổn thương
        Dấu hiệu điển hình
        Charles – Bell (+)
        Charles – Bell (-)
        Vị trí não tổn thương
        Từ nhân trở xuống
        Trên nhân
      • Chú thích : Dây VII có 02 nhân vận động, nhân bụng ở trên & nhân lưng ở dưới
        • Nhân bụng nhận tín hiệu từ 02 bên vỏ não ==> chi phối nữa trên mặt cùng bên tổn thương
        • Nhân lưng nhận tín hiệu chỉ duy nhất từ vỏ não đối diện và chi phối vận động nửa mặt dưới
      • Do vậy : Khi tổn thương vỏ não trái thì nhân lưng phải bị ảnh hưởng --> 1/4 dưới mặt phải bị liệt. Ngược lại, nếu vỏ não trái bị tôn thương thì nhân lưng phải mất chi phối --> 1/4 dưới mặt phải liệt
Nguồn: http://bshanhkhat-thankinh.blogspot.com/

Wednesday, December 23, 2015

TỔNG HỢP TẤT CẢ BÀI GIẢNG TIM MẠCH PGS PHẠM NGUYỄN VINH

Download  ở đây: https://drive.google.com/file/d/0B_aQ4t-kM1coOWVPV2dvc3NLd1U/view?usp=sharing

Chức vụ:
      -    Nguyên Phó Giám đốc Viện Tim TPHCM
      -    Giáo Sư thỉnh giảng Bộ môn dược lý  ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.
      -    Phó Chủ Nhiệm Bộ môn Nội ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.
      -    Phó chủ tịch Hội tim mạch TPHCM
      -    Ủy viên ban chấp hành Hội tim mạch Việt Nam
      -    Ủy viên Hội đồng khoa học Hội tim mạch Việt Nam
      -    Cố vấn Hội thông tim can thiệp Việt Nam
      -    Chủ tịch Phân hội siêu âm tim Việt Nam
Bằng cấp y khoa :
     -    Bằng Bác sĩ Y Khoa Sài gòn
     -    Bằng Tiến sĩ
     -    Chứng chỉ đào tạo chuyên sâu
Kinh nghiệm chuyên môn :
     -    1972 -1975 : BS Trưởng khoa Nội – BV Kiến Tường (Mộc Hóa)
     -    1978 - 1979: BS Phó khoa Tim Mạch – BV Nguyễn Tri Phương (TP.HCM)
     -    1979 - 1990: BS Trưởng khoa Tim Mạch – BV Nguyễn Tri Phương (TP.HCM)
     -    1990 - 1991: Tu nghiệp tại Pháp – BV Fochs và BV Necker Enfant Malade
     -    1991 – 08/2008: Phó Giám Đốc Viện Tim – TP.HCM; phụ trách Nội Tim Mạch
     -    Từ 08/2008 đến nay: Giám Đốc Chuyên môn – BV Tim Tâm Đức.