Friday, February 24, 2017

Bệnh gan do rượu và hoa lan






            Hôm nay được bệnh nhân tặng hoa lan nhân ngày Thầy Thuốc Việt Nam 27/2. Vợ chồng bệnh nhân sống ở Đà Lạt, người chồng uống rượu nhiều năm nên bị xơ gan bụng báng. Sau khi khám và cho thuốc về Đà Lạt được 6 ngày thì người vợ đột nhiên gọi điện muốn lên để xin khám sớm hơn, vì thấy chồng mình khoẻ hẳn, ăn uống khá hơn, tươi tỉnh hơn.
Hôm nay nhìn thấy vợ chồng hạnh phúc vui tươi, cười nói rôm rả và đem chậu hoa lan tặng mình do bố vợ bệnh nhân chăm sóc, cảm thấy mình đã làm được một việc ý nghĩa. Cảm ơn anh chị, mong rằng rượu sẽ ra đi và hạnh phúc ở lại.
Trở lại vấn đề chuyên môn.
Một vài con số về rượu: 3,3 triệu người chết hằng năm do dùng rượu, 50% xơ gan là do rượu (1).
Bệnh gan do rượu là những tổn thương ở gan do rượu gây ra bao gồm 3 loại:
1. Gan nhiễm mỡ
2. Viêm gan do rược
3. Xơ gan do rượu
3 tổn thương này là sự tiến triển theo thứ tự, hiếm khi đi một mình.
Uống bao nhiêu rượu trong bao lâu bị xơ gan? Ở nam, uống 160 gram rượu một ngày tương đương khoảng 10 lon bia 350 ml  = 440 ml rượu 40 độ trong khoảng thời gian 10 – 20 năm sẽ gây xơ gan.
Xơ gan rượu nguy hiểm như thế nào? Nếu bị xơ gan rượu thì tỷ lệ tử vong trong 4 năm là 60%. Bệnh nhân nghiện rượu kèm với viêm gan C hay có gen PNPLA3 (2) sẽ nhanh bị xơ gan hơn.
Chẩn đoán
Sự thật đáng buồn là bệnh gan do rượu thường chỉ được chẩn đoán khi bệnh nhân xuất hiện biến chứng của xơ gan. Ở giai đoạn sớm đây là bệnh thầm lặng và chỉ có thể xác định qua xét nghiệm và hình ảnh học.(3)
Điều trị
Điều trị chính là steroid (4, 5), ít lựa chọn hơn là pentoxifylline(6).
Ngoài biểu hiện xơ gan còn phải điều trị vấn đề nghiện rượu.
Dinh dưỡng là vấn đề cực kỳ quan trọng trong xơ gan rượu, cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt vitamin nhóm B.(7)





1.         Lim SS, Vos T, Flaxman AD, Danaei G, Shibuya K, Adair-Rohani H, et al. A comparative risk assessment of burden of disease and injury attributable to 67 risk factors and risk factor clusters in 21 regions, 1990–2010: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2010. The Lancet.380(9859):2224-60.
2.         Atkinson SR, Way MJ, McQuillin A, Morgan MY, Thursz MR. Homozygosity for rs738409:G in PNPLA3 is associated with increased mortality following an episode of severe alcoholic hepatitis. Journal of hepatology. 2017.
3.         European Association for the Study of the L. EASL Clinical Practical Guidelines: Management of Alcoholic Liver Disease. Journal of hepatology.57(2):399-420.
4.         Mathurin P, O'Grady J, Carithers RL, Phillips M, Louvet A, Mendenhall CL, et al. Corticosteroids improve short-term survival in patients with severe alcoholic hepatitis: meta-analysis of individual patient data. Gut. 2011;60(2):255-60.
5.         Carithers RL, Jr, Herlong H, Diehl A, et al. Methylprednisolone therapy in patients with severe alcoholic hepatitis: A randomized multicenter trial. Annals of Internal Medicine. 1989;110(9):685-90.
6.         Forrest E, Mellor J, Stanton L, Bowers M, Ryder P, Austin A, et al. Steroids or pentoxifylline for alcoholic hepatitis (STOPAH): study protocol for a randomised controlled trial. Trials. 2013;14(1):262.
7.         Singal AK, Charlton MR. Nutrition in alcoholic liver disease. Clinics in liver disease. 2012;16(4):805-26.

No comments:

Post a Comment