Tuesday, December 23, 2014

HỌC VÀ THI Ở TRƯỜNG Y NHƯ THẾ NÀO CHO TỐT?

 A. Nguyên tắc là phải tự tin
-Cái này rất quan trọng, có bạn ngày thường học giỏi, nhưng khi thi lại kém vì chỉ làm được 5 phần cùa mình (50%) =50/100, như thế sẽ có điểm kém hơn người chỉ giỏi bằng 80% cùa mình nhưng đi thi trình bày được 90% năng lực (72/100). Lúc thi mà làm 100% của mình thì càng tuyệt vời, trong thể thao người ta gọi là "điểm rơi". Trong trường Y thì thi liên tục nên bạn cũng phải rèn cho mình điểm rơi liên tục như thế.
-Cái này phải rèn luyện không ngừng và nều bạn đã thi từ nhỏ, đặc biệt mấy trường chuyên luyện gà chọi thì hiểu rõ và giúp ích bạn rất nhiều. Qua Nhật mình càng thấy rõ nét hơn, trẻ con họ thi liên tục tới mức cảm giác như là một ngày bình thường. Trong thể thao học đường họ cũng tổ chức thi đấu các giải liên tục.
-Bạn phải tự tin và cho rằng mình sẽ làm được như kỳ thi thành công nào đó của bạn, kỳ thi đại học hay học sinh giỏi bạn làm rất tốt! thế thì thi các môn trường Y có là gì! như vậy sẽ tăng tự tin lên rất nhiều.


B. Thi trắc nghiệm thì như thế nào?
-Bạn nên mượn copy các đề thi các năm trước càng nhiều càng tốt, cái này cả tổ của bạn hay liên kết tổ khác sưu tầm, ra tiệm photocopy kiếm.
-Làm ngay trắc nghiệm khi Thầy giáo dạy xong, vì như vậy bạn sẽ hiểu bài hơn, biết cái nào trọng tâm và tập phản xạ nhanh cho thi. Câu nào không hiểu thì tra sách ngay, bây giờ thì internet nên dễ dàng hơn. Như vậy khi học hết môn thì bạn đã vững trắc nghiệm 1 vòng rồi.
-Sau đó tùy lịch thi mà bạn ôn luyện đề vòng thứ 2, 3, 4. Lâu thì 2 tuần, và vòng sau sẽ nhanh hơn vì bạn đã thuộc rồi.
-Vừa ôn trắc nghiệm vừa lướt bài và suy đoán những câu có thể tương tự. Nếu bạn có rất nhiều đề thi thì nó bao phủ hết cả bài học rồi bạn sẽ không sợ bí khi có câu hỏi mới.
-Trắc nghiệm phù hợp học chung trong nhóm và thảo luận câu nào đúng, câu nào sai.
- Tới ngày thi thì bạn phải đánh trắc nghiệm nhanh và chính xác trong vòng 50-70% thời gian cho phép, và những câu quen thuộc này rồi thì đi thi có gặp là tủ rồi làm nhanh để còn thời gian lo câu khó hơn. Cũng lưu ý là câu tủ nhưng bị đảo phủ định hay vài từ gì đó.
-Lúc thi thì phải làm trình tự, câu không chắc cũng phải đánh luôn theo cảm giác và đánh dấu để lát xong thì quay lại suy nghĩ kỹ hơn.

Có bạn ngộ nhận rằng "Có cái này thầy cô mà.đọc được đổi đề mới là rớt cả bầy. Hehe", trong 6 năm chỉ có vài môn Y5 là mình học không kịp để mà học tủ trong 1 tuần, còn tất cả phải học trong 3 tuần, và học nhiều môn thi cùng một lúc. Các đề trắc nghiệm không phải dùng cho việc học tủ, mà là để hiểu bài và nghiền ngẫm, phản xạ nhanh, và nhớ cái trọng tâm cần nhớ. Đề trắc nghiệm về các con số thì không nên học thuộc làm gì, chỉ tới ngày thi mới thuộc vì bạn không thể nhớ mấy con số dài bao nhiêu cm đó suốt đời được. Ngay cả thuốc mình không thể nhớ hết các con số và chấp nhận làm sai khi có những câu hỏi này, đặc biệt môn Nhi năm Y6 hay thi tốt nghiệp. Các câu hỏi trắc nghiệm mình đều đánh dấu theo từng bài, bạn có 10 cái đề thì nó bao phủ hết cả bài học rồi, Thầy CÔ có thay đề thì cũng phải theo bài đó chứ cho bài chưa học sao?

C. Môn thi viết
- Cái này không cách nào khác, tùy mức độ quan trọng, môn mà thi xong thì vứt (không nói các bạn cũng tự hiểu) thì gần ngày thi mới học, ngay cả đi nghe giảng cũng tùy thời mà ..abc.
- Trung bình trước ngày thi 3 tuần thì bắt đầu học, một ngày nên học nhiều môn, mỗi môn 1-2 tiếng thay đổi nhau để không bị nhàm chán, học xoay cũng nhiều vòng như trắc nghiệm. Chỉ có ngày cuối đi thi thì chỉ học 1 môn đi thi mà thôi.
- Nên biết ý Thầy Cô nào thích kiểu "viết y như bài giảng" thì nên theo như thế.
- Môn nào không quan trọng thì thi xong xóa memory ra thì càng tốt, môn nào quan trọng chỉ nên nhớ ý chính.
-Môn nào quan trọng tất nhiên đi nghe giảng và vào thư viện kiếm sách textbook đọc thêm, vừa học chuyên môn vừa học tiếng Anh luôn. Bây giờ có máy tính và Ipad, nếu có text book trên đó thì thuận tiện hơn rất nhiều vì có thể tô màu vào PDF, tra từ điển nhanh hơn.

D. Môn thực tập có hình ảnh?
Hồi đầu mình chưa biết cách học nên cũng chỉ vừa đậu cái món vi sinh, trong khối thì 50% rớt vì lần đầu thi kiểu chạy bàn coi kính hiển vi.
- Sau khi học thực tập xong thì bạn nên xem textbook về hình ảnh mô học hay vi sinh cái đó (bây giờ cũng rất dễ online), xem rồi nhớ lưu vào trong đầu, mỗi ngày mình đi tắm cũng có thể ôn nó dễ dàng. Thường học rồi thi liền nên cũng rất thuận tiện.
- Tất nhiên phải mở rộng thêm 1 tí các hình ảnh tương tự, khi hình ảnh nó nằm trong đầu rồi thì đi thi khá dễ.
- Cái chiêu này rất hiệu nghiệm bạn nào học cách này rồi thì nhớ comment cho mình.

E. Môn vấn đáp, trình luận văn?
- Có nhiều bạn học giỏi nên rất tự tin thể hiện ra bên ngoài như ngồi rung đùi rất là khệnh khạng trong phòng thi, mình thấy nhiều bạn đã bị điểm kém do cái khệnh khạng đó, có thể là thầy cô VN ghét tác phong như thế
- Đi lâm sàng thì nên tích cực làm bệnh án và trình
- Chuẩn bị sẵn thầy sẽ hỏi những câu gì?
- Trả lời vào trọng tâm trước và ngắn gọn, có bạn chơi chiến thuật câu giờ là ê a 1 câu đó cho hết giờ, như thế sẽ điểm kém, mình làm sao phải show ra cho thầy thấy mình biết nhiều, chứ câu giờ như thế thầy cho là mình kém.
- Cái nào không chắc hay không biết nói ngay là em chưa biết và thầy cho em câu khác, chứ không ngồi suy nghĩ lâu.
- Có nhiều bạn thắc mắc sao tui trả lời tốt lắm mà điểm thấp, mình cho rằng lúc trình luận án cũng rất quan trọng và bạn câu giờ nhiều quá nên hỏi ít, thứ hai là hỏi cái cơ bản mà thôi. Đôi khi bạn không trả lời được nhiều câu nhưng những câu đó toàn câu khó hay nâng cao thì sẽ có điểm cao hơn.
- Liều thuốc, hàm lượng không nhớ chính xác thì không trả lời và nói em quên em sẽ xem lại sách trước khi cho thuốc, rất nhiều bạn học giỏi mà rớt môn tốt nghiệp vì cái này.
- Chiêu quan trọng nhất là làm sao mình chủ động, so về kiến thức mênh mông bao la mà mình để thầy chủ động thì rất nguy.
Chiêu để thầy vào mê cung của mình là gì?
Mình giỏi cái nào mình sẽ đưa Thầy vào cái đó, ví dụ như kiến thức hơi ra ngoài một tí, mình ngập ngừng nhắc tới nó trong những ý của bệnh án. Đó là một nghệ thuật, có bạn trình Master theo hướng dẫn của mình như thế nhưng phản tác dụng vì đưa ra không đúng lúc và quá ít.
ít nhất là bạn phải tạo ra rất nhiều mê cung như thế, 1 hay 2 cái thì chưa đủ. Bạn nói lúc đó hùng hồn 1 tí hay xuống giọng một tí.

Hồi xưa thì khó đưa thầy vào me cung hơn vì không có nhiều tài liệu, chỉ có các text book. Bây giờ anh cho rằng dễ hơn rất nhiều, mình phải show kiến thức mình ra, mình không thể hiện ra thì Thầy cô sao biết mình hiểu chuyện đó và sao cho điểm cao.

Ví dụ như lúc trình bệnh án nói "sách giáo khoa trường Y mình thì dùng những tiêu chuẩn sau để chẫn đoán bệnh abc,+ liệt kê các tiêu chuẩn trên bệnh nhân của mình. + Sau cùng nói thêm tuy nhiên có những tiêu chuẩn khác của WHO, CDC để chẫn đoán bệnh đó.

Ví dụ khác là yếu tố nguy cơ gây bệnh, rất dễ gây ấn tượng cho Thầy Cô là mình k chỉ trị bệnh mà tìm yếu tố nguy cơ, liệt kê các yếu tố đó, kèm theo những yếu tố gần đây mà không có trong textbook. Nên dựa vào Evidence-based medicine cao nhất là Meta-analysis, tuy nhiên phải lựa tạp chí có Impact factor >2 mới được.
F. Thời gian và địa điểm học
-Lúc học Y mình ngủ lúc 12h và dậy hơn 6giờ một tí, trưa ngủ 30-60 phút nên mình là chuyên gia vào trể mà tót lên hàng trên ngồi vì cận thị.
- Bạn phải tập được là học ở bất kỳ môi trường nào, hồi xưa canteen trường nằm dưới thư viện đôi khi có nhạc xập xình là nơi mọi người học, học thư viện, hành lang và ồn ào vẫn tốt.
- Như mình đã nói ở trên, giống như bạn hồi nhỏ học toán khi gặp bài toán khó thì đi đâu cũng nghiền ngẫm nó, học y cũng vậy bạn nên tranh thủ học bất kỳ lúc nào mà không cần lấy sách ra.

"Nhiều môn cơ sở hơn nên em biết tìm hiểu sâu nhiều môn là không thể hết được, vả lại thời gian học mỗi môn trên trường lại ngắn"


Hỏi: Em hiện là sinh viên năm 2 của YDS mình. Em xin phép hỏi thầy một chút chuyện về chuyện học.Đầu tiên là chuyện học ạ, em thấy mới năm 2 thôi mà em đã học mấy môn như Mô Phôi, Phôi Thai, Sinh lý, Hóa Sinh, Vi Khuẩn, Viruses gần như cùng 1 lúc. Em thấy môn nào cũng hay hết mà lại chẳng thể nào học hết được các môn đó. Em nghĩ là em đang trong quá trình học để sau này hành nghề, nếu bây giờ học không tốt thì sau này mình khổ. Nhưng lại có ý kiến mấy anh chị nói là năm 2 học kĩ Sinh lý vì Giải Phẩu và Sinh lý là 2 môn căn bản nhất, còn mấy môn kia học để cho biết thôi. Em xin được thầy chỉ dẫn cho em về chuyện này.

Trả lời: Theo tôi với chương trình bác sĩ đa khoa thì tất cả các môn đều quan trọng gần như bằng nhau, nếu bạn bỏ một môn cơ sở nào đó, sau này bạn cần hiểu vấn đề liên quan tới nó sẽ rất khó khăn. Tất nhiên môn này sẽ cần hơn môn khác cho bạn về chuyên ngành Nội hay Ngoại khoa sau này. Tuy nhiên cái nền cơ bản cần phải học hết.


Hỏi: Tiếp theo là chuyện sách học, các giảng viên đều hướng dẫn là đọc sách nước ngoài này nọ. Em thấy nội trong sách của trường không mà học hết đã oải lắm rồi, với lại ngoại văn em cũng không tốt nên em chỉ đọc thêm sách của Y Hà Nội để khỏi bị thua thiệt vì em thấy trên mạng mấy anh chị đi trước nói là sách của Y Hà Nội nó dịch từ mấy sách ngoại mà ra. Em nghĩ bây giờ cứ học hết chuẩn trong sách của bộ môn trước đã, sau này học cao, và có một vốn ngoại ngữ tốt hơn thì mới đọc sách ngoại văn sau. Điều đó có tốt không thầyTrả lời:  Theo tôi thì Anh Văn là tốt cần thiết đối với một bác sĩ VN, không đọc được tài liệu tiếng Anh thì bạn chỉ có thể làm thợ với những kiến thức cũ mà không thể tự học cái mới của thế giới. Đối với các bạn từ cấp 3 rất ít có điều kiện học ngoại ngữ thì học dần dần dần. AQ với "sau này học cao, và có một vốn ngoại ngữ tốt hơn thì mới đọc sách ngoại văn sau" là bạn càng ngày càng kém đi. 

Trả lời:  Phương pháp tốt nhất là mỗi ngày 30 phút, bạn chỉ cần đọc wikipedia là dể hiểu nhất (simple English) để kèm vào sách và bài ở trường. Học lấy ý chính và hiểu, kèm trắc nghiệm nó giúp hiểu bài hơn chứ nhớ thì không cần đâu. Ví dụ hôm nay 30 phút đọc (tra từ chưa biết) của Wikipedia về sinh lý, ngày mai thì học wiki của mô phôi. Hay tốt nhất chỉ đọc 1 đoạn văn ngắn giới thiệu của Wikipedia mà thôi cho các môn.

Wikipedia nó giúp bạn có hệ thống hơn về bài đó,  học vi khuẩn chỉ cần thuộc nhóm, rồi gây bệnh gì, loại gì, chứ còn như tính chất chi tiết từng con thì không cần nhớ. Ví dụ học bài Tụ cầu trùng thì phải biết tên tiếng Anh nó là gì, bằng cách search tiếng Việt rồi xem trang tiếng Anh. http://en.wikipedia.org/wiki/Staphylococcus_aureus. Chỉ cần đọc đoạn này của nó "Staphylococcus aureus is a Gram-positive coccal bacterium that is a member of the Firmicutes, and is frequently found in the human respiratory tract and on the skin. It is positive for catalase and nitrate reduction. Although S. aureus is not always pathogenic, it is a common cause of skin infections (e.g. boils), respiratory disease (e.g. sinusitis), and food poisoning. Disease-associated strains often promote infections by producing potent protein toxins, and expressing cell-surface proteins that bind and inactivate antibodies. The emergence of antibiotic-resistant forms of pathogenic S. aureus (e.g. MRSA) is a worldwide problem in clinical medicine."

Ngược lên nguồn gốc trong câu "Staphylococcus aureus is a Gram-positive" thấy họ tô màu "Gram-positive", click vào xem thấy sơ đồ classification http://en.wikipedia.org/wiki/Gram-positive_bacteria#mediaviewer/File:Gram-Positive_Classification.png
Bạn vẽ lại hình này trong 1 cuốn sổ "Vi Sinh", mỗi con vi trùng bạn chỉ viết vài dòng gợi ý nhớ là đủ.

Tất nhiên nếu bạn có thời gian hơn thì đọc thêm các textbook.

Lưu ý khi đi thi thì bạn không nên "kê ra" là kiến thức đó mình học từ Wikipedia nhé, nói chứng cứ phải là tài liệu tham khảo ở đâu, như các bài viết của Wikipedia nó có ghi tài liệu tham khảo. Tốt nhất là trả lời em đọc nhiều sách Y HN, Textbook nhưng không nhớ chính xác sách nào.

Thực ra Wikipedia khá chính xác như được nghiên cứu trong bài báo sau: "Our study suggests that Wikipedia is an accurate and comprehensive source of drug-related information for undergraduate medical education."http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25250889

Tóm lại tất cả các môn đó giống nhau hết, học để hiểu chứ không thuộc, biết nó nằm đâu để sau này mình kiếm lại nó (goolge), đọc sách nước ngoài là cho tương lai của mình chứ không phải để học 1 môn nào đó. Tương lai ra bác sĩ chỉ có đọc bài báo y văn tiếng Anh mới cập nhật được kiến thức.

Nguyễn Tiến Huy

No comments:

Post a Comment